Kỳ vọng mô hình “Canh tác lúa thông minh”

Thứ Tư, ngày 05/06/2019 | 06:02

Với mục tiêu giảm công lao động, hạ giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận nên mô hình “Canh tác lúa thông minh” đang triển khai đã đem lại nhiều kỳ vọng cho nông dân.

Ngành chức năng và nông dân đều đánh giá cao tính hiệu quả bước đầu của mô hình “Canh tác lúa thông minh” mang lại.

Thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, vụ lúa Hè thu này, huyện Vị Thủy là địa phương đầu tiên của tỉnh triển khai mô hình “Canh tác lúa thông minh”. Mô hình được thực hiện tại ấp 9, xã Vị Thắng, với diện tích 12ha của 10 hộ dân. Hiện tại, lúa được 60 ngày tuổi và đang phát triển tốt. Giống lúa bà con sử dụng là OM 5451. Tuy lúa ở giai đoạn trổ bông, nhưng theo nhận định của bà con đang tham gia mô hình thì việc canh tác lúa thông minh bước đầu mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Ông Phạm Minh Quang, có 2ha lúa tham gia mô hình “Canh tác lúa thông minh”, tại ấp 9, xã Vị Thắng, thông tin: “Làm nông thông minh rất khỏe, vì giảm công lao động nhiều. Bởi, khi áp dụng mô hình thì bà con sử dụng máy cấy lúa kết hợp với bón phân thông minh theo hình thức bón vùi trong đất. Đây là loại phân bón một lần cho cả vụ, còn bình thường là bón phân từ 3-4 lần/vụ lúa. Mặt khác, do phân bón thông minh tan chảy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa nên lúa không bị thừa đạm, kéo theo là tình hình sâu bệnh ít. Nhờ vậy mà từ đầu vụ đến nay tôi chỉ tốn một lần phun thuốc để phòng trị bệnh đạo ôn lá, còn bình thường là phải phun thuốc từ 3-4 lần”.

Do sử dụng máy cấy nên bà con chỉ tốn 6kg lúa giống cho một công (công 1.000m2), giảm phân nửa giống so với sạ hàng và giảm từ 10-12 kg/công so với sạ lang. Theo chia sẻ của bà con, ruộng áp dụng kỹ thuật canh tác thông minh thì cây lúa to và cao hơn ruộng canh tác thông thường. Ngoài ra, lúa canh tác thông minh lớn đồng đều, tỷ lệ đẻ nhánh cao. Qua kiểm đếm của cán bộ chuyên môn thì số chồi trổ bông hữu hiệu là 418 chồi/m2, trong khi vụ lúa Hè thu số chồi hữu hiệu thường khoảng 400 chồi/m2 là đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, bông lúa rất dài, hạt nhiều nên dù chưa thu hoạch nhưng từ những mặt vượt trội trên thì bà con tin rằng, lúa trong mô hình sản xuất thông minh sẽ đạt năng suất cao khi thu hoạch.

Thích thú với những hiệu quả bước đầu mà mô hình canh tác lúa thông minh mang lại cho nông dân sau khi được tham quan thực tế, ông Nguyễn Văn Chại, Phó Giám đốc Hợp tác xã Thuận Tiến, ở ấp 3, xã Vĩnh Thuận Tây, thông tin: “Thấy giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật và không phải bón phân cho cả vụ lúa là tôi thấy có lợi lắm. Bởi, những hiệu quả trên sẽ bảo vệ được sức khỏe nông dân, tạo môi trường sản xuất trong lành, đất hạn chế bạc màu, chất lượng hạt lúa cũng tốt và đặc biệt là hạt gạo đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, từ đó giá bán nhích hơn so với hộ canh tác thông thường. Tới đây, tôi sẽ bàn bạc với mấy anh em trong ban giám đốc để xem xét áp dụng mô hình này tại HTX của mình để giúp bà con làm nông được khỏe hơn”.

Cùng với nông dân xã Vị Thắng thì Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh (Trung tâm giống) cũng đang thực hiện thí điểm mô hình canh tác lúa thông minh tại khu đất sản xuất tự túc ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A. Theo đó, thực hiện mô hình này, Trung tâm giống triển khai bằng hai hình thức, đó là sử dụng máy cấy kết hợp vùi phân thông minh với diện tích 59ha, lượng lúa giống sử dụng là 6 kg/công và sạ hàng kết hợp vùi phân thông minh với diện tích 6ha, lượng lúa giống gieo sạ từ 10-12 kg/công. Ngoài ra, để có sự so sánh, đánh giá thì Trung tâm giống còn thực hiện ruộng đối chứng với diện tích 1ha và hình thức canh tác là cấy lúa, rải phân thông thường, lượng lúa giống là 6 kg/công. Giống lúa sử dụng là OM 5451. Hiện tại, lúa trong mô hình canh tác thông minh được từ 15-55 ngày tuổi và theo quan sát thì lúa đang phát triển tốt, cây lớn đồng đều, những diện tích gieo sạ trên 30 ngày tuổi thì thấy tốc độ đẻ nhánh cao. Riêng ruộng đối chứng, lúa hiện được hơn 30 ngày tuổi, phát triển tốt, đẻ nhánh nhanh nhưng phải tốn thêm 2 lần bón phân, phun một lần thuốc điều trị bệnh đạo ôn lá.

Ông Phan Quốc Thứ, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, cho biết: Tuy mô hình canh tác lúa thông minh tại đơn vị mới triển khai nhưng cũng cho thấy nhiều hiệu quả bước đầu. Nhất là việc bón phân vùi cho cả vụ lúa đã phát huy nhiều tác dụng so với bón phân theo truyền thống. Bởi, việc bón phân truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật của người bón, nếu không có kinh nghiệm thì rải phân chỗ ít, chỗ nhiều nên lúa sẽ phát triển không đều. Ngoài ra, bón phân trên mặt đất rất dễ gây thất thoát do tác động môi trường và phát sinh dịch bệnh ngay khi bón phân. Ngoài yếu tố phân bón, hiện đơn vị đang tiếp tục theo dõi nhiều yếu tố khác và có làm bảng tổng hợp để khi thu hoạch lúa có sự so sánh chính xác về hiệu quả kinh tế giữa canh tác lúa thông minh và thông thường. Qua đây, làm cơ sở cho các địa phương nghiên cứu nhân rộng mô hình canh tác lúa thông minh như thế nào đạt hiệu quả nhất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cho hay: Qua kiểm tra thực tế tại hai điểm thực hiện thí điểm mô hình “Canh tác lúa thông minh” trên địa bàn tỉnh cho thấy chính quyền địa phương và ngành chức năng rất quan tâm trong việc triển khai mô hình, nông dân năng động và tích cực tham gia bằng việc áp dụng tốt các kỹ thuật canh tác theo hướng ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất. Bước đầu cho thấy mô hình đã và đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và nông dân cũng đặt nhiều kỳ vọng về hiệu quả kinh tế mang lại để tiếp tục nhân rộng trong những vụ tới. Do đó, để giúp nông dân thực hiện có hiệu quả mô hình thì ngành nông nghiệp tỉnh, huyện và chính quyền địa phương, Trung tâm giống tiếp tục theo dõi, hướng dẫn bà con áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật sản xuất lúa thông minh để lúa đạt năng suất tốt nhất khi thu hoạch. Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo huyện Vị Thủy phải kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho nông dân, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo về UBND tỉnh giải quyết để làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con canh tác lúa thông minh đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trong thời buổi hội nhập như hiện nay…

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thiết thực Đề án Hậu Giang xanh

05:06 28/12/2023

Năm 2023, các địa phương đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và cùng với sự đồng thuận, chung tay thực hiện Đề án Hậu Giang xanh trong cộng đồng đã tạo cho môi trường thêm trong lành, là nơi đáng sống.

Nông nghiệp xanh vì người tiêu dùng

05:15 26/12/2023

Hợp tác xã (HTX) Tân Long (xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy) canh tác lúa theo hướng hữu cơ, làm nên thương hiệu gạo sạch, là điểm sáng trong phát triển sản phẩm nông nghiệp xanh.

Gấp rút chuẩn bị chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc Festival lúa gạo

13:37 09/12/2023

(HGO) - Theo kế hoạch thì vào lúc 20 giờ ngày 12-12-2023, lễ khai mạc Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 (Festival) sẽ chính thức được khai mạc tại Quảng trường Hòa Bình, thuộc phường V, thành phố Vị Thanh.

Chuyển biến tích cực từ Đề án “Hậu Giang xanh” ở thành phố Ngã Bảy

08:40 25/10/2023

Qua gần 3 năm triển khai thực hiện, Đề án Hậu Giang xanh đã tạo nhiều chuyển biến tích cực, làm cho cảnh quan môi trường trên địa bàn thành phố Ngã Bảy ngày càng xanh - sạch - đẹp.

Đề án Hậu Giang xanh: Phát huy hiệu quả tích cực

19:02 14/02/2023

Qua 2 năm thực hiện Đề án Hậu Giang xanh đã góp phần thay đổi ý thức người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường, giúp cảnh quan môi trường trên địa bàn tỉnh ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp.

Thông qua Đề án Hậu Giang xanh

07:59 29/05/2020

(HG) - Chiều ngày 28-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên có buổi làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương và nhóm đơn vị tư vấn để thông qua Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chọn tạo và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao

19:28 09/04/2020

(HG) - Theo định hướng của tỉnh, tới đây sẽ tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, khuyến nông, thông tin và hợp tác quốc tế liên quan đến an ninh lương thực.

Hướng đến nền nông nghiệp xanh

07:43 09/03/2020

Tạo ra sản phẩm sạch để an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường là mục tiêu chính của mô hình nông nghiệp xanh đang được ngành chức năng huyện Phụng Hiệp khuyến cáo người dân thực hiện.

Huyện Phụng Hiệp: Mở rộng thêm 1.000m2 nhà lưới sản xuất rau sạch ứng dụng công nghệ tưới thông minh

05:42 20/02/2020

(HG) - Sau thành công của mô hình trồng rau nhà lưới ứng dụng công nghệ tưới thông minh bằng điện thoại ở xã Phương Phú, hiện huyện Phụng Hiệp đang tiếp tục nhân rộng thêm hai

Nhân rộng mô hình trồng lúa thông minh

08:20 14/02/2020

Mô hình trồng lúa thông minh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy. Đây cũng là mô hình được xã lựa chọn để nhân rộng.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Tích cực triển khai các bước chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp

14:57 23/10/2024

(HGO) - Sáng ngày 23-10, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì buổi làm việc định kỳ với các cơ quan khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh về kết quả công tác 9 tháng, triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý IV.

Khẩn trương chuẩn bị đại hội chi bộ

08:52 23/10/2024

​​​​​​​Đảng ủy thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) đang khẩn trương chuẩn bị, quyết tâm tổ chức tốt đại hội các chi bộ trực thuộc tới đây.

Giải pháp mới, cách làm hay tại Trung tâm Chính trị thành phố Vị Thanh

08:50 23/10/2024

​​​​​​​Năm 2024, Trung tâm Chính trị thành phố Vị Thanh chủ động thực hiện tốt kế hoạch đào tạo đề ra của năm; bên cạnh đó còn tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng.

Tuyên truyền kết quả Đại hội Mặt trận trong đồng bào Khmer

08:43 23/10/2024

​​​​​​​(HG) - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Vị Thủy vừa phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn xã Vĩnh Trung.