Thứ Năm, ngày 14/09/2023 | 10:02
Sản lượng xuất khẩu suy giảm cả về giá trị và sản lượng; sản xuất, chế biến trong nước cũng chịu gánh nặng chi phí tăng cao. Do vậy việc “mở lối”, vực dậy ngành hàng này là điều quan trọng.
Bài 1: Khó khăn bủa vây ngành thủy sản
Là ngành hàng xuất khẩu mang về tỉ USD, thế nhưng trong bối cảnh chung, ngành thủy sản vẫn không thoát khỏi những ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới sau đại dịch.
Doanh nghiệp chế biến lẫn người nuôi cá tra đang gặp nhiều khó khăn.
Treo ao, chờ giá
Ông Nguyễn Tấn Phong, Giám đốc HTX nuôi thủy sản Đại Thắng, ở xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, cho biết: “HTX có 22 thành viên, do lỗ quá nên chỉ còn vài hộ nuôi. Phần lớn là treo ao hoặc chuyển sang nuôi cá tạp. Một số hộ bán đất còn không đủ để trả nợ, do chi phí nuôi cá tra cao, trong khi giá bán thấp dẫn đến việc thua lỗ nặng. Người dân đang chờ chủ trương từ Nhà nước, ngành quản lý có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ để tái sản xuất”.
Tương tự với người nuôi cá tra, người nuôi tôm cũng đứng ngồi không yên khi giá tôm năm nay rơi xuống mức thấp, vốn liếng tích góp trôi theo dòng nước. Anh Huỳnh Thanh Duy, ở thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, đã thu hoạch tôm được hơn nửa tháng nay mà chưa dám cải tạo ao thả lại, ngậm ngùi cho biết: “Khi nào giá tăng lên thấy được được thì mình thả thôi. Bây giờ giá 90.000 đồng/kg trở lên mới có lãi, chứ như giá hiện tại chỉ 70.000-80.000 đồng/kg là lỗ”.
Chi phí sản xuất tăng cao đẩy nhiều hộ nuôi thủy sản huề vốn, thậm chí thua lỗ.
Ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Bạc Liêu, Giám đốc HTX Công nghệ cao Đông Hải, cho biết qua khảo sát 20 hộ chăn nuôi thì khoảng 50% bị lỗ vốn, số còn lại thì huề vốn hoặc có lời chút ít. Nếu tình hình này kéo dài sẽ rất khó cho nông dân tái thả nuôi.
“Có thể nửa tháng, 20 ngày nữa thì người ta thả nuôi lai rai, vì thường thường Tết Nguyên đán sẽ lên giá. Nhưng năm nay, ảnh hưởng toàn cầu không biết tình hình như thế nào. Ngoài giá cả khó khăn thì tình hình thời tiết năm nay thuận lợi cho người nuôi tôm ở Bạc Liêu nói chung, huyện Đông Hải nói riêng. Những người thành công trước đây khoảng 80% (người nuôi đạt) nhưng hiện tại lỗ hết 40% rồi, còn lại là huề vốn với lời chút đỉnh”, ông Tạ Hoàng Nhiệm cho hay.
Cũng theo ông Nhiệm, xét về chi phí thì ngành chăn nuôi tôm nước ta kém cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác. “Ecuador, Ấn Độ nuôi tôm sản lượng gấp 3 lần Việt Nam nhưng giá thành của người ta bên đó, 30 con khoảng 2,2 USD (hơn 50.000 đồng). Trong khi chi phí của Việt Nam từ 90.000-100.000 đồng/30 con, thành ra sức cạnh tranh của mình cũng không lại. Đơn đặt hàng của châu Âu và Mỹ hiện rất thấp. Mỹ đặt tới 40% sản lượng tôm nhưng giờ cũng còn khoảng 20% thôi”, ông Nhiệm cho hay.
Tìm kiếm, mở rộng thị trường
Trước những khó khăn hiện hữu, Chủ tịch Hiệp hội tôm Bạc Liêu Tạ Hoàng Nhiệm đề xuất: “Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông, kể cả nhà xuất khẩu phải họp lại, để có giải pháp tháo gỡ đầu ra cho con tôm, để người nuôi tôm có lợi nhuận. Nhà nước phải có chính sách tạo điều kiện cho người nuôi tôm tiếp cận gói tín dụng 15.000 tỉ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Cơ sở hạ tầng để phục vụ nuôi tôm phải đảm bảo, có quy hoạch. Kênh thủy lợi phải nạo vét cho đàng hoàng để phục vụ việc nuôi tôm”.
Còn bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, bày tỏ: Điều lo lắng là về kim ngạch xuất khẩu, giá trị và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Điều này ảnh hưởng đến mùa vụ năm 2024. Đối với tỉnh Sóc Trăng, địa phương chỉ đạo tập trung củng cố các HTX, tổ hợp tác về xây dựng chuỗi liên kết và áp dụng thực hành sản xuất tốt ASC vì các nhà máy chế biến yêu cầu nếu làm tốt phần này thì khả năng duy trì xuất khẩu đối với địa bàn cũng tương đối ổn định.
Thống kê của Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), 8 tháng đầu năm nay, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt khoảng 715.000ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, tôm sú là 645.000ha, tôm chân trắng khoảng 70.000ha. Sản lượng đạt 657.5000 tấn. Giá thu mua tôm nguyên liệu tùy theo kích cỡ và loại tôm thu hoạch tại ao (tôm sống, tôm cấp đá và tôm đã được kiểm dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm...), giá tôm chân trắng dao động từ 76.000-115.000 đồng/kg tương đương với cỡ tôm 40-100 con/kg.
Trong khi đó, tính riêng chi phí thức ăn cho nuôi tôm dao động khoảng 67.000-82.000 đồng/kg, chưa kể các chi phí khác. Với giá bán nguyên liệu như hiện nay người nuôi tôm chưa có lãi, thậm chí thua lỗ. Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm nay đạt 2,2 tỉ USD (giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022), riêng xuất khẩu tôm trong tháng 8 giảm 19% so với cùng kỳ năm 2022.
Đối với sản xuất, tiêu thụ cá tra, diện tích ước đạt 3.860ha. Sản lượng thu hoạch ước đạt 1,079 triệu tấn (tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2022). Giá thu mua cá tra nguyên liệu loại I trung bình 8 tháng đầu năm 2023 dao động ở mức 27.900-28.000 đồng/kg, thấp hơn khoảng 1.500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2022. Ở mức giá này, người nuôi hiện không có lãi. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỉ USD (giảm 34% so với cùng kỳ năm 2022); trong tháng 8, xuất khẩu cá tra đạt khoảng 167 triệu USD, ghi nhận mức sụt giảm thấp nhất trong 6 tháng gần đây.
Ông Ngô Thế Anh, Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản, Cục Thủy sản, phân tích: “Giá bán thấp thì việc tổ chức nuôi gặp khó khăn nhiều nhất. Việc trực tiếp sản xuất để đạt hiệu quả đã là khó khăn, trong đó phải cần phụ thuộc vào yếu tố vật tư đầu vào, chất lượng. Sau khi sản xuất xong, lại phụ thuộc vào đầu ra, đặc biệt là giá, tiêu thụ sản phẩm. Muốn thúc đẩy sản xuất, chúng ta cần kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào, chất lượng, để có sức cạnh tranh về giá và các rào cản, đầu ra về sản phẩm”.
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
-----------------
Bài 2: Sử dụng chế phẩm sinh học có trách nhiệm
08:04 30/06/2025
Ngày 1-7-2025, một ngày sẽ mãi mãi trong ký ức của những người con cả nước và miền Tây - một khoảnh khắc lịch sử được dệt nên từ những sợi tơ của khát vọng và tầm nhìn.
08:02 30/06/2025
ĐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất của cả nước. Những năm gần đây, nhờ ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, vùng ĐBSCL đã có bước phát triển vượt bậc.
07:56 30/06/2025
Với vị trí đắc địa nằm trên trục đường chính, giao thông thuận lợi và được nhiều người dân địa phương biết đến, điểm bán sản phẩm OCOP tại HTX Kỳ Như (huyện Phụng Hiệp) hứa hẹn sẽ trở thành nơi quảng bá, giới thiệu và phân phối hiệu quả các đặc sản địa phương đến tay người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
07:53 30/06/2025
Nhiệm kỳ 2020-2025, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã khẳng định vai trò cầu nối hiệu quả giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, từng bước nâng cao vị thế và uy tín doanh nghiệp tỉnh nhà trong khu vực và cả nước.
07:42 28/06/2025
(HGO) - Sáng ngày 28-6, Sở Công thương tỉnh tổ chức Lễ bàn giao Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại Cửa hàng nông sản OCOP Thuận Phát, đường Lê Quí Đôn, phường III, thành phố Vị Thanh.
11:19 27/06/2025
(HGO) - Công ty Điện lực Hậu Giang cho biết, tỉnh được cấp điện chính từ hệ thống điện quốc gia qua các trạm biến áp 220kV Cần Thơ 2, trạm biến áp 220kV Châu Thành 2, trạm biến áp 220kV Rạch Giá 2, trạm biến áp 220kV Cà Mau 2. Lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh có 6 trạm biến áp với tổng công suất 440MVA. Mức mang tải của lưới điện 110kV trung bình là 61%.
11:18 27/06/2025
(HGO) - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hậu Giang vừa đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương tuyệt đối không để xảy ra gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong quá trình sáp nhập cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn; xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu, nếu để xảy ra sai phạm trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
10:57 27/06/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: 60% doanh nghiệp Việt Nam lạc quan về triển vọng kinh doanh; Tạm dừng một số hệ thống thuế điện tử từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7; Lừa đảo mua bán vàng miếng.
10:50 27/06/2025
Làm thế nào để thực hiện đạt chỉ tiêu đến trước ngày 30/6/2025 hoàn thành chỉ tiêu do Cục Thuế giao việc trong thực hiện hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với đối tượng thuộc diện bắt buộc, Phóng viên Báo Hậu Giang có phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Bình (ảnh),
10:20 27/06/2025
(HGO) - Xét Báo cáo số 113/SXD-TTr ngày 14-6-2025 của Giám đốc Sở Xây dựng về việc kiểm tra công tác quản lý trật tự xây dựng tại xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa giao Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ thực hiện nhiều nội dung. Trong đó, tăng
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...