Phát triển đúng hướng, Sóc Trăng hấp dẫn đầu tư

25/09/2020 | 14:37 GMT+7

Với sự đóng góp tích cực từ cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, kết quả tăng trưởng kinh tế đạt 7,3%, nhất là với hướng khai thác hiệu quả của tỉnh ở nhóm khu vực II tăng 10,82% so với cùng kỳ, Sóc Trăng đang phát triển đúng hướng.

Phát triển đúng hướng

Sóc Trăng là đầu mối giao thông quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh nhà và tiểu vùng Tây sông Hậu, bắc bán đảo Cà Mau. Với vị trí phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp Trà Vinh, và phía Nam giáp biển Đông, Sóc Trăng còn là đầu mối lưu thông hàng hóa, dịch vụ thương mại, du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long khi sở hữu nhiều lợi thế về kinh tế biển.

Theo kế hoạch, tầm nhìn 2025-2030 Sóc Trăng có 6 khu công nghiệp gồm: Khu công nghiệp An Nghiệp đang hoạt động và các khu công nghiệp Sông Hậu, Trần Đề, Đại Ngãi, Mỹ Thanh, Ngã Năm.

Khu công nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng thu hút nguồn lao động dồi dào

Năm 2019, tăng trưởng kinh tế Sóc Trăng đạt 7,3%, ở cả 3 khu vực là sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ đều có mức tăng trưởng đáng kể. Trong đó sản xuất công nghiệp của tỉnh tạo được nét chuyển biến tích cực khi đạt mức tăng trưởng cao nhất so các ngành khác là 10,84%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 33.500 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 10,74% so cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội là 80.900 tỷ đồng, tăng 12,63%; giá trị xuất khẩu hàng hóa là 830 triệu USD. Có thể thấy, công nghiệp – dịch vụ đạt mức tăng trưởng cao trong năm vừa qua đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đi đúng hướng.

Tỉnh cũng thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư, ưu tiên về thủ tục, vị trí thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho các nhà đầu tư đến hoạt động, sản xuất công nghiệp. Cùng với đó sẽ giải quyết được nhiều việc làm, cải thiện mức sống, bên cạnh đó cũng thu hút thêm nhiều lao động trí tuệ về làm việc tại các KCN, nâng cao chất lượng lao động vùng.

Thế mạnh tự nhiên

Sóc Trăng còn là vùng đất giàu văn hóa, đa bản sắc với nhiều lễ hội độc đáo, nổi bật của người Khmer như Lễ hội Oóc Om Boc - Đua Ghe Ngo. Sóc Trăng có trên 13 điểm chùa thu hút nhiều khách đến tham quan hấp dẫn như chùa Mahatup (chùa Dơi), chùa Chén Kiểu, chùa Bửu Sơn Tự (chùa Đất Sét) và Trung tâm từ thiện văn hóa tâm linh Phật giáo.

Đua Ghe Ngo – lễ hội độc đáo của người Khmer

Đối với loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, du lịch cộng đồng, bước đầu hình thành các điểm du lịch liên hoàn với nhiều loại hình, dịch vụ vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách, điển hình như: dãy Cù Lao xanh mướt trải dài 60km nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông, Khu du lịch Cồn Nổi Song Phụng,…

Trong thời gian qua, tỉnh đã hình thành các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới như: tuyến tàu cao tốc Trần Đề - Côn Đảo, điểm du lịch Tân Huê Viên, Khu Văn hóa tín ngưỡng Sóc Trăng (Thiền viện Trúc Lâm), chùa Quan Âm Linh Ứng… đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho du lịch Sóc Trăng, đồng thời thu hút đông đảo du khách đến tham quan, du lịch.

Tuyến tàu cao tốc Trần Đề - Côn Đảo thúc đẩy du lịch Sóc Trăng phát triển

Song song với phát triển du lịch thì việc kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ đi lại, ăn uống... cũng không kém phần quan trọng, nhiều nhà hàng khách sạn mọc lên, một số khác được cải tạo hoặc xây dựng mới. Những dự án phức hợp, tổ hợp, du lịch nghỉ dưỡng đang dần mọc lên ở Sóc Trăng.

Kết quả hoạt động du lịch 2019 ghi nhận, số lượt khách tham quan và doanh thu dịch vụ du lịch tăng, toàn tỉnh đón 2,4 triệu lượt khách tham quan, du lịch với tổng doanh thu đạt 1.020 tỷ đồng, tăng 34% so cùng kỳ.

Thúc đẩy các nhóm ngành liên quan phát triển

Tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ tương đối cao, điều này tạo ra giá trị gia tăng lớn, quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố và tỉnh, trực tiếp tác động đến các nhóm ngành khác, góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy các nhóm ngành khác phát triển.

Cơ hội phát triển du lịch, dịch vụ và KCN là tiền đề thúc đẩy các nhóm ngành khác tăng trưởng theo, đáng chú ý phải kể đến bất động sản (BĐS). Sự phát triển này sẽ thu hút lao động kéo theo nhu cầu về nhà ở, lưu trú cao, giá trị BĐS sẽ tiếp tục gia tăng, các nhà đầu tư (NĐT) sẽ đón đầu thị trường để nắm bắt những quỹ đất sạch trong khi mức giá vẫn còn thấp.

Đánh thức tiềm năng BĐS Sóc Trăng

Ngoài tiềm lực sẵn có và đang được khái thác hiệu quả, hạ tầng giao thông thuận lợi càng thúc đẩy Sóc Trăng tăng trưởng nhanh. Có QL 1A đi qua địa bàn; đầu tư hệ thống cầu giao thông trên tuyến Quốc lộ 61B, mở rộng, nâng cấp tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp; đặc biệt, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng quy mô 4 làn xe với tổng vốn đầu tư 68,980 tỷ đồng sẽ khởi công giai đoạn 1 vào 2021, cơ bản hoàn thành vào 2025, BĐS Sóc Trăng hứa hẹn là thị trường màu mỡ trong giai đoạn 2020-2025.

 

https://datxanhmientay.net/bat-dong-san-dat-nen-soc-trang">Đất nền sóc trăng</a>

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>