Thứ Hai, ngày 26/09/2022 | 06:38
Trước diễn biến ngày càng bất lợi của thời tiết đặt ra vấn đề có nên nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu giữa vụ Hè thu và Thu đông. Đây là điều trăn trở của các tỉnh ĐBSCL được đưa ra tại Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Thu đông, vụ mùa năm 2022, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân 2022-2023 vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL, vừa diễn ra tại thành phố Cần Thơ.
Cơ giới hóa trong các khâu sản xuất lúa đang được nông dân ĐBSCL áp dụng rộng rãi.
Thay đổi để thích ứng
Tại ĐBSCL, nhờ lợi thế tự nhiên, bà con nông dân có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm gồm Đông xuân, Hè thu và Thu đông. Đây là lợi thế lớn cho vùng khi có thể đảm bảo an ninh lương thực vừa đáp ứng lượng gạo xuất khẩu, tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, với xu thế của thị trường, tư duy chạy theo số lượng đã không còn phù hợp, giờ đây chất lượng lúa mới mang về giá trị và lợi nhuận.
Bên cạnh đó, cùng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn tới năng suất, sản lượng lúa hàng năm của vụ lúa Hè thu và Thu đông. Dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, trong những tháng mùa khô, luôn có những đợt mưa trái mùa với lượng mưa lớn. Lượng mưa trung bình tổng cộng của hai trạm Tân Châu và Châu Đốc cao hơn trung bình nhiều năm là 29%. Nhiều đợt mưa diện rộng gây khó khăn, thiệt hại cho đời sống, kinh tế của nông dân vùng ĐBSCL. Từ thực tế này, nhiều chuyên gia, địa phương cho rằng, đã đến lúc cần có điều chỉnh cơ cấu mùa vụ cho phù hợp.
Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, cho rằng: Vụ Hè thu và Thu đông, thời gian lúa trổ chín rơi vào tháng 7, tháng 8, đây cũng là thời điểm mưa lũ ảnh hưởng nặng nhất. Theo ông Toàn, khi bố trí thời gian gieo sạ như vậy đang có vấn đề, nhưng do nông dân đã quen với cách làm như vậy nên rất khó để thay đổi.
“Việc cơ cấu, định hình thời gian mùa vụ cần được ngành nông nghiệp quan tâm và tính toán lại. Đảm bảo giữ được diện tích, sản lượng nhưng về mặt cơ cấu sản xuất không bị ảnh hưởng. Việc cơ cấu lại thời vụ ở mức ít rủi ro thấp nhất sẽ tạo nên sự đột phá cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới. Quan trọng hơn là không cần làm nhiều vụ, làm vụ nào chắc vụ đó, hiệu quả kinh tế của bà con nông dân là hàng đầu”, ông Toàn nhấn mạnh.
Thực tế hiện nay, đối với sạ lúa Thu đông, nông dân ĐBSCL cũng đã có sự dịch chuyển về thời gian gieo sạ, tập trung vào các tháng 7 đến tháng 9 để thích ứng với tình hình ngập lũ, giảm bớt thiệt hại.
Bố trí lịch thời vụ cho phù hợp tình hình thực tế cũng là quan điểm của ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An. Chủ trương của địa phương hiện nay không tập trung cho đê bao lửng vì phải đảm bảo việc thoát lũ cho nước bạn Campuchia. “Nếu việc cơ cấu lại mùa vụ được tính toán kỹ lưỡng sẽ giúp địa phương không bị động về thời vụ”, ông Thiện chia sẻ.
Còn tại Hậu Giang, vì những điều kiện tự nhiên như có mặn xâm nhập vào nên việc xuống giống của bà con các vùng trong tỉnh cũng không đồng loạt mà chia thành nhiều đợt trong một vụ. Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thông tin: Lịch xuống giống của tỉnh phù hợp theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ưu tiên cho né rầy là nhiều hơn né mặn. Trong mỗi vụ có đợt lịch xuống giống tùy vào từng địa bàn sinh thái, người dân xuống giống ở thời điểm nào là phù hợp.
Ông Sơn chia sẻ: “Những vùng mặn của tỉnh, người dân sẽ xuống giống né mặn. Lịch thời vụ khó đảm bảo thời tiết và né rầy. Muốn né rầy thì không thể nào né mưa. Còn muốn né mưa thì rất khó trong thời điểm né rầy. Việc né rầy là quan trọng vì sẽ hạn chế phát sinh bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá”.
Cần tính toán kỹ
Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), việc bố trí thời vụ của vụ Hè thu và Thu đông ở khu vực ĐBSCL cần được tính toán, xem xét một cách kỹ lưỡng. Hiện nay, diện tích gieo sạ lúa vụ Hè thu và Thu đông đạt gần 2,3 triệu héc-ta. Trong đó, vụ Hè thu 1,55 triệu héc-ta và Thu đông giữ ổn định ở mức 700.000ha, diện tích này phù hợp cho việc bố trí cơ cấu mùa vụ ở ĐBSCL.
Bên cạnh đó kể từ năm 2012 đến nay, năng suất lúa Thu đông của ĐBSCL có chiều hướng gia tăng, dù diện tích gieo sạ có tăng giảm theo hàng năm. Năm 2012, năng suất lúa Thu đông đạt khoảng 5 tấn/ha, đến vụ Thu đông năm 2022 đã tăng lên 5,7 tấn/ha và tương đương với năng suất vụ lúa Hè thu.
“Việc xem xét và đánh giá lại mùa vụ để có sự chuyển đổi cơ cấu mùa vụ giữa Hè thu và Thu đông cho phù hợp. Bố trí mùa vụ để thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với việc đảm bảo năng suất cho bà con nông dân là vấn đề cần được quan tâm”, ông Tùng khẳng định.
Cũng theo ông Lê Thanh Tùng, phương án dịch chuyển cơ cấu giữa hai vụ Hè thu và Thu đông, thứ nhất là sáp nhập 700.000ha vụ Thu đông hiện tại vào vụ Hè thu. Thứ hai, giảm diện tích vụ Thu đông từ 700.000ha xuống 500.000ha, đồng thời chuyển hơn 800.000ha lúa vụ Hè thu sang vụ Thu đông. Phương án này nhận được sự đồng tình và thống nhất của đa số các địa phương vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, cần dựa trên sự tính toán, đánh giá kỹ lưỡng của đơn vị chuyên môn.
Có thể thấy, để sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, bên cạnh đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất thì việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của điều kiện thời tiết, khí hậu, chuẩn bị tốt phương án cần thiết cũng cần được tính toán để từng bước nâng cao chất lượng nông sản, giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh ruộng của mình.
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
15:19 11/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Điện thương phẩm tháng 4 của EVNNPC đạt 8,442 tỷ kWh; Giá vàng tiếp tục tăng; Thái Lan: Sản lượng nhiều loại trái cây tăng mạnh.
18:52 10/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giữ đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản; Việt Nam chi 5,6 tỷ USD nhập hàng Mỹ trong 4 tháng; Giá vàng tăng trở lại.
18:12 09/05/2025
Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.
15:36 09/05/2025
(HGO) - Sáng ngày 9-5, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, tiếp và làm việc với Tổng công ty Điện lực miền Nam về công tác cung cấp điện năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
14:24 09/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam; Trái bưởi tươi Việt Nam vào thị trường Australia; Giá vàng chưa dừng đà giảm.
07:43 09/05/2025
Qua 4 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tuy đạt được nhiều kết quả khởi sắc, nhưng vẫn còn không ít những trăn trở được đặt ra, từ đó đòi hỏi các sở, ngành và địa phương trong tỉnh cần nỗ lực quyết tâm hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
07:42 09/05/2025
Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước cơ hội phát triển lớn như lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Giải quyết được 5 phương thức giao thông (đường bộ, hàng không, đường biển, đường sông, đường sắt) thì ĐBSCL thoát nghèo. Chúng ta phải quyết tâm làm, mỗi thế hệ làm một ít để hoàn thành”.
11:25 08/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Quy định mới phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng; Chỉ 30% nhân lực thương mại điện tử được đào tạo bài bản; Giá xăng hôm nay có thể tiếp tục giảm hơn 500 đồng/lít.
08:42 08/05/2025
(HG) - Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh 2010 của tỉnh ước thực hiện trong tháng 4 được 3.945,93 tỉ đồng, tăng 9,77% so với tháng trước và tăng 10,69% so với cùng kỳ, lũy kế 4 tháng thực hiện được 13.806 tỉ đồng, tăng 10,72% so với cùng kỳ, đạt 26,67% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá hiện hành ước thực hiện được 7.421 tỉ đồng, tăng 10,16% so với tháng trước và tăng 12,61% so với cùng kỳ, lũy kế 4 tháng qua thực hiện được 25.757 tỉ đồng, tăng 14,43% so với cùng kỳ, đạt 26,83% kế hoạch.
05:32 08/05/2025
(HG) - Thông tin từ Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, qua khảo sát mới đây, hiện vườn chim tại đơn vị có khoảng 20 loài chim về sinh sống và sinh sản trên diện tích khoảng 8ha. Trong đó, những loài chim làm tổ có số lượng lớn là vạc, cồng cộc
09:46 11/05/2025
(HGO) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, do vùng nhiễu động gió Đông trên cao khu vực Nam bộ nên từ nay đến ngày 13/5/2025 sẽ gây ra thời tiết xấu trong tỉnh như mây thay đổi đến nhiều mây; sáng, trưa và chiều tối có xuất hiện mưa giông trên diện rộng, cục bộ có giông mạnh, trong cơn giông kèm theo gió giật cấp 6 - cấp 7 và sét đánh rất nguy hiểm, lượng mưa vừa và to, có nơi có cường độ mưa to đến rất to trong thời gian ngắn. Độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giảm nhẹ cao nhất từ 300C-320C, thấp nhất từ 250C-260C. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu.
19:19 10/05/2025
(HGO) - Sáng ngày 10-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo.
17:37 10/05/2025
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hậu Giang được đánh giá là một trong những cơ quan ngành dọc có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyển đổi số, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người dân.
11:17 10/05/2025
(HGO) – Sáng ngày 10-5, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thị xã Long Mỹ đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang.