Bước tiến cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
Sau gần 20 năm kể từ ngày thành lập tỉnh Hậu Giang đến nay, sản xuất nông nghiệp của người dân trong tỉnh đã có nhiều bước tiến quan trọng và góp phần mang lại hiệu quả canh tác trên nhiều mặt. Đặc biệt là nông dân ngày càng đưa cơ giới hóa và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, cũng như trên vườn cây ăn trái theo khuyến cáo của ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương. Dưới đây là một số hình ảnh mang tính điểm nhấn quan trọng được phóng viên Báo Hậu Giang ghi nhận về bước tiến cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông dân Hậu Giang trong thời gian qua.
Nhưng hiện nay, tỷ lệ thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp của tỉnh đạt 100% ở cả 3 vụ lúa trong năm. Nông dân chỉ đứng trên bờ ruộng xem cân lúa và tính tiền.
Còn vào thời điểm hiện tại, các công đoạn vệ sinh đồng ruộng trước khi xuống giống lúa đều được bà con thực hiện bằng cơ giới hóa, từ đó giảm sức lao động và giúp nông dân xuống giống đồng loạt theo lịch né rầy nâu trên từng cánh đồng.
Thay vào đó là nông dân Hậu Giang đang đẩy mạnh việc ứng dụng cơ giới hóa vào gieo sạ lúa như sử dụng máy phun, máy cấy, máy sạ cụm, máy sạ hàng… Hiện nông dân trong tỉnh áp dụng cơ giới hóa trong gieo sạ đạt trên 60% diện tích lúa của tỉnh.
Ngoài ra, với sự hỗ trợ từ nhiều chương trình, đề án của tỉnh mà hiện nhiều nông dân Hậu Giang có thêm bước tiến khi sử dụng thiết bị bay không người lái vào gieo sạ và phun thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng lúa.
Không chỉ có cây lúa mà hiện không ít nhà vườn trồng cây ăn trái của tỉnh đã và đang sử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật nhằm thay thế sức người; qua đây góp phần giúp nhà vườn giảm công lao động và bảo vệ được sức khỏe.
Vào những năm đầu mới thành lập tỉnh (năm 2004), nông dân Hậu Giang thu hoạch lúa chủ yếu bằng thủ công là chính.
Hình ảnh nông dân dùng sức để kéo cây chuối nặng trịch phía sau nhằm san phẳng mặt ruộng trước khi gieo sạ cũng xuất hiện khá phổ biến vào những năm đầu mới thành lập tỉnh.
Việc nông dân đeo thau hoặc ôm thúng đựng lúa giống để gieo sạ bằng tay và kèm theo người đi sau vác bao lúa giống ít xuất hiện trong canh tác lúa của tỉnh vào nhiều năm gần đây.
Nhờ đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu trong canh tác nên năng suất lúa bình quân của tỉnh đang đứng thứ 2 vùng ĐBSCL khi tăng từ 4,71 tấn/ha/năm (năm 2004) lên đến 6,37 tấn/ha/năm vào thời điểm hiện tại.
Mặt khác, để thích ứng với biến đổi khí hậu và tình hình hạn mặn vào mùa khô hàng năm, nhiều nông dân Hậu Giang còn bắt kịp với công nghệ 4.0 khi ứng dụng tưới nước nhỏ giọt và tưới nước tự động gắn với liên kết thiết bị điện thoại thông minh đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
HỮU PHƯỚC
-
Khuyến nông Hậu Giang: Bước tiến sau 20 năm thành lập
-
Dân vận góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh
-
Nghĩa tình và trách nhiệm chăm lo đời sống người dân
- Vị Thanh hình thành và phát triển: Thị xã Vị Thanh với vai trò tỉnh lỵ Hậu Giang
- Sẵn sàng cho kỳ thi quan trọng
- Tập trung kiểm tra, giám sát nơi có nhiều bức xúc, dư luận xã hội quan tâm
- Hơn 130 học viên tham gia tập huấn phòng cháy, chữa cháy
- Khởi tố chủ hồ bơi liên quan vụ một học sinh chết đuối
- Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm
- Hội Chữ thập đỏ tỉnh trao nhà tình thương
- Bước tiến cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
- Tặng 357 phần quà đến người khuyết tật
- Thị xã Long Mỹ: Huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Giúp dân “an cư lạc nghiệp”
Cô bé lớp 7 đến trường trong chiếc rổ nhựa của bà nội
Thấy gì khi cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi số ?
Tổng kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách và container
Xây dựng khu vực phòng thủ và thế trận lòng dân vững chắc
Nêu gương tiếp dân - Lòng tin thêm vững
Chung tay làm đẹp cảnh quan môi trường
Ngài Đại sứ rành tiếng Việt và chuyến trải nghiệm đáng nhớ ở Hậu Giang