Thể thao các địa phương vượt khó để phát triển
Hạn chế về trang thiết bị, điều kiện sân bãi tập luyện, kinh phí hoạt động thấp... là những khó khăn đang tồn tại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động thể dục - thể thao (TDTT) ở các địa phương.
Toàn huyện Long Mỹ chỉ có một sân bóng đá lớn tại ấp 5, xã Xà Phiên nhưng phần mặt sân hiện đã xuống cấp.
Có sân bãi nhưng ít người chơi
Là đơn vị điểm trong xây dựng nông thôn mới, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khá toàn diện. Trong đó, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động TDTT như hệ thống sân bãi, hệ thống giao thông, đèn chiếu sáng công cộng… thuận lợi cho Nhân dân luyện tập TDTT thường xuyên. Ông Trần Tuấn Thanh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, chia sẻ: “Riêng ấp Mỹ Hiệp 3, vì diện tích của nhà văn hóa ấp không đủ để bố trí sân hoạt động TDTT, nên người dân tại đây sẽ sinh hoạt chung với sân thể thao ở ấp Mỹ Hiệp 2. Ngoài các sân, bãi được đầu tư theo các nhà văn hóa ấp, trên địa bàn còn có hai sân bóng đá dành cho thanh, thiếu niên ở ấp Tư Sáng và ấp Thạnh Quới 1”.
Toàn xã Tân Tiến hiện có 6 ấp, trong đó 5 ấp đều có sân thể thao để phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT cho người dân địa phương. Riêng tại ấp Thạnh Quới 1 cũng được đầu tư một sân bóng đá đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới. Tuy nhiên, những năm gần đây, do lực lượng thanh niên ở địa bàn vì kinh tế khó khăn, đã bỏ địa phương đi làm ăn xa, nên rất ít người đến chơi. Do sân có diện tích rộng, hiện chỉ còn thu hút được số ít học sinh đến hoạt động. Vì vậy, một phần diện tích sân đang cho một số hộ khó khăn tại địa phương mượn trồng rau màu cải thiện thu nhập. “Vì điều kiện kinh tế khó khăn, nên đa phần thanh niên trên địa bàn đều đi làm ăn xa. Bên cạnh đó, chế độ để hỗ trợ, bồi dưỡng cho các vận động viên tham gia các phong trào còn rất hạn hẹp cũng khiến cho các hoạt động TDTT ở địa phương khó phát triển”, ông Thanh chia sẻ thêm.
Khó vì chưa có sự đầu tư bài bản
Còn đối với địa bàn huyện Long Mỹ, là vùng nông thôn, nên điều kiện để phát triển hoạt động TDTT cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ông Phạm Trung Lưu, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Long Mỹ, bộc bạch: “Địa phương hiện có 8 xã, nhưng đến nay, cả huyện chỉ có 1 sân bóng đá lớn tại xã Xà Phiên, do được đầu tư lâu theo thời gian sân cũng xuống cấp rất nhiều. Bên cạnh đó, dụng cụ tập luyện thể thao ngoài trời hay nhà tập thể thao địa phương cũng không có. Riêng tại các ấp, một số nhà văn hóa do diện tích còn nhỏ hẹp, một số nơi cũng chưa có sân để người dân hoạt động TDTT. Đối với thế mạnh của địa phương là môn đua ghe ngo, hiện cũng đang gặp khó vì ghe ngo xuống cấp rất nhiều”.
Nhằm duy trì phong trào tập luyện TDTT thường xuyên, những năm qua, huyện Long Mỹ có kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT, tuy nhiên đa phần chỉ là các công trình tạm thời, thô sơ.
Khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cũng khiến cho phong trào TDTT trên địa bàn huyện Vị Thủy phát triển không đồng đều giữa các xã, thị trấn. Để khắc phục khó khăn tồn tại, hiện địa phương đang nỗ lực phát triển hoạt động TDTT dựa trên nền tảng sẵn có. Ông Nguyễn Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Vị Thủy, cho biết: “Chúng tôi đang đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, vai trò của hoạt động TDTT đến mọi người. Ngành cũng tập trung huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển TDTT quần chúng…”.
Trên địa bàn huyện Vị Thủy, hiện chỉ có một số xã như: Vị Thanh, Vị Thắng, Vị Thủy, Vị Trung… có đủ điều kiện để phát triển hoạt động TDTT. Ngoài các sân, bãi tập luyện TDTT tại các nhà văn hóa ấp, địa phương còn có một sân vận động riêng phục vụ nhu cầu TDTT cho người dân trên địa bàn, tại thị trấn Nàng Mau. Mặc dù khó về cơ sở vật chất, nhưng thời gian qua, địa phương vẫn phát triển được nhiều môn thể thao thế mạnh như: bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, cầu lông và võ cổ truyền. Song song đó, cũng mở câu lạc bộ như xe đạp, để đẩy mạnh hoạt động tập luyện thường xuyên.
Theo các địa phương, khó khăn chung để phát triển hoạt động TDTT hiện nay, là các công trình cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT chủ yếu là các sân tập chưa đạt tiêu chuẩn, kích thước nhỏ chủ yếu dành cho các môn bóng đá, bóng chuyền. Ngoài ra, các sân cầu lông, bàn bóng bàn chủ yếu là ở các cơ quan, đơn vị, trường học với điều kiện còn khó khăn, thiếu thốn. Việc hình thành và phát triển mô hình, câu lạc bộ thể thao các môn TDTT ở các khu dân cư còn ít, chưa phổ biến do thiếu sân tập, người tập.
Mặc dù nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của các địa phương, cùng sự quan tâm của các cấp, các ngành, hoạt động TDTT được kỳ vọng từng bước tháo gỡ kịp thời để phong trào TDTT ngày càng phát triển sâu rộng hơn.
Bài, ảnh: AN NHIÊN
-
Mở cổng đăng ký Mekong delta marathon Hậu Giang 2023
-
Làn gió mới cho futsal Việt Nam
-
Kỳ thi thăng cấp taekwondo đầu tiên ở tỉnh được phát trực tuyến về Liên đoàn taekwondo Việt Nam
- Xem xét lại cơ cấu giữa vụ lúa Hè thu và Thu đông
- Giải ngân vốn cho khách hàng xây dựng mới, sửa chữa nhà ở
- Điều gì sẽ xảy ra khi kết quả trưng cầu dân ý ở vùng ly khai Ukraine được công bố ?
- Cuộc thi làm nhà ga nở hoa ở Luân Đôn
- Thu nhập cao với mô hình trồng khoai môn trên đất mía
- Tuổi cao nêu gương sáng
- “Tuyến đường hoa kiểu mẫu gắn với ánh sáng đường quê”
- Dự báo và nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Thông tin về dịch Covid-19
- Huyện Châu Thành: Hoàn thành toàn diện 4/16 chỉ tiêu chủ yếu
Cảm phục tấm lòng vợ chồng già hơn 40 năm tìm thuốc nam giúp người
Hoa xuân ra phố
Ấm lòng những món quà tết
Nhìn lại chặng đường triển khai cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
Làm đẹp cảnh quan môi trường đón tết
Đưa anh về với đất mẹ thiêng liêng
Tiêu hủy hàng hóa vi phạm với tổng trị giá khoảng 1,6 tỉ đồng
Nhiều hoạt động chào mừng Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc