10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam: Các lĩnh vực kinh tế biển được phát triển khá đồng bộ

Thứ Tư, ngày 03/10/2018 | 14:30

Chiến lược biển Việt Nam giai đoạn đầu kết thúc năm 2020 tạo tiền đề vững chắc để kinh tế biển bước sang giai đoạn chiến lược mới với tầm nhìn mới.

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó xác định ba mục tiêu tổng quát là: phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển; xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tăng cường hợp tác quốc tế, đồng thời bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo.

Chiến lược biển đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.

Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước.

Nhiều chuyển biến tích cực

Sau 10 năm triển khai Nghị quyết 09 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, các bộ, ngành từ Trung ương đến các địa phương có biển đã nỗ lực cụ thể hóa Chiến lược biển vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế biển. Kết quả bước đầu cho thấy, phát triển kinh tế gắn với biển đã có những chuyển biến tích cực đáng kể. Chẳng hạn, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, doanh thu du lịch của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm khoảng 70% tổng doanh thu toàn ngành năm 2017.

Đối với lĩnh vực kinh tế hàng hải, giá trị sản lượng của ngành vận tải biển, dịch vụ cảng biển và đóng tàu liên tục gia tăng, với tốc độ tăng trong giai đoạn 2007-2010 là 22%/năm, giai đoạn 2011-2015 là 13%/năm. Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển tăng theo các năm (năm 2015 đạt 427,3 triệu tấn, năm 2017 đạt khoảng 511,6 triệu tấn).

GS. TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển đánh giá, sau 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Việt Nam đã đạt rất nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế biển. Đó là kinh tế của các tỉnh có biển, các huyện biển đảo đã có khởi sắc; các khu kinh tế biển đã và đang xây dựng phát triển; hệ thống cảng biển, giao thông biển cũng được quan tâm phát triển hơn…

Nhờ thực hiện Chiến lược biển, tính đến hết năm 2017, cả nước đã có 17 khu kinh tế ven biển được thành lập, với tổng diện tích gần 845.000 ha, thu hút khoảng 78,6 tỷ USD vốn đầu tư. Cả nước có 58 khu công nghiệp tập trung ven biển, với tổng diện tích đất công nghiệp gần 13.600 ha. Các khu kinh tế ven biển đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm... “Đây là những mặt tích cực, hiệu quả không thể phủ nhận được của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, GS Đặng Đình Đào đánh giá.

Còn theo PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 10 năm qua, các lĩnh vực kinh tế biển đều được chú trọng phát triển khá đồng bộ, bao gồm khai thác và chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải (gồm xây dựng đội tàu, phát triển hệ thống cảng biển và công nghiệp sửa chữa, dịch vụ logistics); kinh tế hải sản và nuôi trồng hải sản; du lịch biển đảo và các khu nghỉ dưỡng ven biển; phát triển khu công nghiệp, đô thị ven biển.

Chỉ tính riêng xuất khẩu thủy sản, tỷ lệ tăng trung bình hàng năm 15-20% và dự kiến đạt kim ngạch kỷ lục 10 tỷ USD năm 2018. Chủ trương thực hiện đánh bắt xa bờ bằng tàu vỏ thép đã được triển khai với quy mô lớn với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của nhà khoa học, nhà quản lý, nhà chế tạo, ngân hàng và ngư dân.

Chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế

Kết quả thống kê bước đầu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về các chỉ số GDP, GRDP, thu nhập bình quân đầu người cho thấy, trong 10 năm qua, đóng góp của kinh tế biển và ven biển vào GDP cả nước từ 48% năm 2005, giảm xuống còn 40,73% năm 2010 và năm 2017 ước đạt 30,19%. Thu nhập bình quân đầu người của người dân sống ở 28 địa phương có biển đã tăng gấp 4,84 lần trong giai đoạn 2006-2016, nhưng vẫn thấp hơn so với cả nước về số tuyệt đối: Năm 2006 là 627 USD/người/năm (so với mức 637 USD của cả nước); năm 2016 là 3.035 USD/người/năm (so với mức 3.049 của cả nước).

Đời sống ngư dân được cải thiện hơn so với trước khi có Chiến lược biển.

Đóng góp của ngành dầu khí vào kinh tế cả nước cũng giảm rõ rệt. Theo Tổng cục Thống kê, đóng góp của ngành dầu khí (bao gồm cả thăm dò, khai thác và chế biến dầu, khí) vào GDP khá cao và ổn định trong giai đoạn từ 2007-2010, với mức đóng góp trung bình là 10,83%; sau đó giảm xuống mức trung bình 7,21% trong giai đoạn 2010-2014, đến năm 2015 mức đóng góp này chỉ còn 3,79% và năm 2017 là 2,76%.

GS Đặng Đình Đào cho rằng, công tác phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong việc triển khai Nghị quyết còn hạn chế, do đó, tiềm năng biển chưa được khai thác hết. “Các khu kinh tế ven biển hoạt động chưa hiệu quả do thiếu sự kết nối cơ sở hạ tầng với các vùng kinh tế trọng điểm của các địa phương”, GS Đặng Đình Đào nhận định.

Theo GS Đào, đã 10 năm triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 nhưng vấn đề môi trường, đánh bắt tận diệt nguồn lợi thủy sản vẫn chưa giải quyết được triệt để.

Chính vì vậy, khai thác và chế biến hải sản dù đã tăng 50% trong 10 năm từ 2,07 triệu tấn năm 2007 lên 3,07 triệu tấn năm 2016 và 3,19 triệu tấn năm 2017. Song, theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, tỷ trọng đóng góp của ngành vào GDP chưa cao, đạt trung bình 1,99% giai đoạn 2007-2010, 1,91% giai đoạn 2011-2015 và 1,8% trong hai năm 2016-2017, thể hiện xu hướng giảm trong thời gian gần đây.

“Hơn 3000 km bờ biển của Việt Nam vẫn còn tình trạng xả thải làm ô nhiễm môi trường biển. Ý thức của cộng đồng, người dân trong việc giữ gìn tài nguyên biển chưa cao”, GS Đặng Đình Đào chỉ rõ.

Ngoài ra, nếu hệ thống logistics biển tốt sẽ là đòn bẩy quan trọng cho kinh tế biển phát triển. Nhưng thực tế, hệ thống hậu cần để phục vụ cho kinh tế biển (cụ thể là logistics) vẫn chưa được quan tâm đầu tư phát triển đúng mức.

GS Đặng Đình Đào cũng đánh giá, hiện Việt Nam có hơn 20 cảng biển quốc tế nhưng thực tế chưa có cảng nào được đầu tư xứng tầm quốc tế. Một số cảng biển còn có tình trạng bị chia cắt theo kiểu “phân lô, chia nền”, do tỉnh nào cũng muốn thu hút dự án nên nhiều dự án cùng vào, làm cho quy hoạch cảng biển bị “nát”.

Lấy ví dụ tại một số tỉnh miền Trung như cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) chỉ có 13-14 ha mà có tới 5-6 dự án, doanh nghiệp vào đầu tư khai thác, GS Đào cho rằng, mỗi doanh nghiệp 2-3 ha thì khó xây dựng theo quy mô của 1 cảng lớn quốc tế.

“Nhiều cảng biển bị chia cắt, “bằm nát” theo từng dự án, hậu cần logistic sau đó sẽ thế nào? Chưa kể các bãi biển bị chia cắt bởi các khu du lịch, resort”, GS Đào lo ngại.

Nhìn chung, đến thời điểm này, kết quả phát triển kinh tế biển chưa đạt mọi mục tiêu như kỳ vọng của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đặt ra. Tuy nhiên, những kết quả bước đầu đạt được là rất quan trọng. Vấn đề đặt ra là cần thẳng thắn đánh giá một cách khách quan, khoa học về kết quả và chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó để cùng tìm giải pháp thiết thực nhằm hiện thực hóa mục tiêu Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và chuẩn bị cơ sở cho một chiến lược mới hiệu quả hơn giai đoạn tiếp theo.

Theo nhóm PV/VOV.VN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hải đoàn 129 hỗ trợ cứu kéo thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy trên biển

08:02 03/09/2024

(HGO) - Ngày 2-9, Tàu 746 phối hợp Trung tâm dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa, Hải đoàn 129 Hải quân hỗ trợ cứu kéo thành công tàu cá BĐ96095TS bị hỏng máy, mất khả năng cơ động trên biển và đưa vào Âu tàu đảo Trường Sa để sửa chữa, khắc phục sự cố máy chính.

Phát huy truyền thống 60 năm chiến thắng trận đầu, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng kết hợp kinh tế

07:59 02/08/2024

Cách đây 60 năm, ngày 2 và 5-8-1964, Hải quân nhân dân Việt Nam trong lần đầu tiên ra quân chiến đấu đã anh dũng, mưu trí, kiên cường đánh đuổi thành công tàu khu trục Ma-đốc của đế quốc Mỹ ra khỏi vùng biển nước ta;

Đa dạng hình thức tuyên truyền về biển đảo

06:55 23/07/2024

(HG) - Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 20 trường học (8 trường tiểu học, 12 trường THCS) xây dựng mô hình “Cột mốc Trường Sa”.

Góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về biển, đảo Việt Nam

08:13 18/07/2024

(HG) - 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo giai đoạn 2019- 2024 giữa Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân với các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và cơ quan trung ương, cơ quan báo chí trong cả nước, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân đánh giá đạt nhiều kết quả tích cực.

100 cán bộ, công đoàn viên được tuyên truyền về biển, đảo

06:44 19/06/2024

(HGO) - Chiều ngày 18-6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Công đoàn Viên chức tỉnh phối hợp với Hải đoàn 129 Hải quân tổ chức Hội nghị tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam cho khoảng 100 cán bộ, đoàn viên ở các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh.

Đẩy mạnh tuyên truyền chủ quyền biên giới, biển, đảo

09:54 22/04/2024

​​​​​​​(HG) - Một trong những yêu cầu của Kế hoạch công tác giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024 vừa được Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh (hội đồng) tỉnh ban hành, đó là đẩy mạnh tuyên truyền chủ quyền biên giới, biển, đảo.

Đón xuân sớm trên tuyến đảo tiền tiêu

15:18 24/01/2024

Đến với Trường Sa dịp cuối năm thường là những chuyến đi biển nhiều sóng gió. Lần này cũng vậy, những con sóng cấp 5 đã ngăn không cho đoàn nhà báo vào khá nhiều đảo. Từ boong tàu, chúng tôi dõi theo những chuyến xuồng vận tải rập rờn trên sóng đưa hàng Tết vào đảo nhỏ. Cũng từ đây, chúng tôi thấy gương mặt lấp lánh nụ cười của các chiến sĩ kiên cường trước sóng gió...

Tờ giấy khai sinh làm ở Hoàng Sa

14:49 19/01/2024

Trong hàng trăm bức ảnh của triển lãm, tôi đã dừng lại rất lâu trước một tư liệu chụp tờ khai sinh của một công dân Việt Nam được làm tại Hoàng Sa.

Khởi hành chuyến hải trình thăm, chúc tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1

08:00 10/01/2024

(HGO) - Sáng ngày 9-1, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức Lễ đưa tiễn 2 chuyến tàu chở Đoàn công tác đi kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu, thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trên các nhà giàn DK1, tàu trực, Trạm ra đa 590. Có 83 phóng viên, biên tập viên của 48 cơ quan thông tấn, báo chí cả nước tham gia chuyến đi.

48 cơ quan thông tấn, báo chí tham gia chuyến thăm, chúc Tết Nhà giàn DK1

08:05 09/01/2024

(HGO) – Chiều ngày 8-1, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đã tổ chức Chương trình gặp mặt Đoàn công tác, các phóng viên báo, đài đi thăm, kiểm tra, chúc mừng năm mới cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1 và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn - 2024 trước ngày tàu khởi hành.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Vụ gas Chín Thảo, tiếp tục hoãn xét xử do vắng mặt nhiều người

16:59 21/12/2024

(HG) - Sáng ngày 20-12, Tòa án nhân dân thành phố Vị Thanh mở phiên tòa sơ thẩm lần thứ 3 xét xử vụ sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Doanh nghiệp tư nhân gas Chín Thảo.

Thành Thắng Group ký kết hợp tác chiến lược phân phối Dự án may Luxury House

16:52 21/12/2024

Sáng ngày 20-12-2024, Thành Thắng Group (TTG) cùng chủ đầu tư HTC Vị Thanh ký kết hợp tác chiến lược phân phối dự án May Luxury House.

Thành ủy Vị Thanh thực hiện đạt và vượt 16/16 chỉ tiêu năm 2024

12:00 21/12/2024

(HG) - Sáng ngày 21-12, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng một số sở, ban, ngành của tỉnh có buổi làm việc định kỳ với Ban Thường vụ Thành ủy Vị Thanh về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Điểm tin sáng 21-12: Khó tìm đủ nguồn lao động đưa đi làm việc tại Nhật Bản

05:55 21/12/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nhà mạng thứ hai triển khai 5G tại Việt Nam; Ca mắc sởi ở Hà Nội tăng, nhiều trẻ phải thở oxy; 8 dấu ấn marathon thế giới năm 2024; Loài cá giống con lai giữa cá mập và cá đuối.