Người sưu tầm tài liệu quý về chủ quyền biển đảo

Thứ Ba, ngày 12/11/2019 | 16:20

Chúng tôi đến tư gia Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu tìm hiểu về kho tư liệu, bản đồ cổ của Đông Dương và Việt Nam mà ông đã sưu tầm, cất giữ hơn nửa thế kỷ qua. Trong số hơn 3.000 tấm bản đồ mà ông dành nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để truy tìm, lưu giữ, có hàng trăm bản đồ miêu tả rất tỉ mỉ những vùng thềm lục địa và các hải đảo của Việt Nam. Trong đó có nhiều tấm bản đồ do Pháp và Anh thực hiện về thềm lục địa và hải đảo đều thể hiện rất rõ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu

Hơn 3.000 tấm bản đồ cổ về Việt Nam

Ở tuổi 100, nhưng nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu vẫn còn mẫn tuệ, nhớ như in từng chi tiết và sự kiện về biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa. Ông nói: “Nước mình ở giữa biển Đông, có chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ bao đời nay rồi. Cách nay mấy năm xảy ra sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981, nhiều người hỏi ý kiến tôi, vì biết tôi có nhiều tư liệu, bản đồ cổ về chủ quyền đối với 2 quần đảo này. Cái này thuộc về lịch sử, ai đã từng nghiên cứu thì biết”.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, ông đã đọc nhiều hồi ký của những vị linh mục, nhà buôn nước ngoài đến Việt Nam bằng đường thủy vào đầu thế kỷ XVI và nhận thấy, từ năm 1523, người Việt Nam đã chịu trách nhiệm nắm giữ, quản lý 2 quần đảo này trên vùng biển Đông. Đã có nhiều cuộc gặp gỡ giữa các nước Tây phương và Á Đông bàn bạc cùng nhau về phân định chủ quyền đối với vùng biển đảo. Các triều đại vua nhà Nguyễn vào thời đó cũng đã ý thức giữ chủ quyền trên vùng biển này.

Ông cho biết thêm: "Tôi có may mắn là trong nhiều năm đã thu thập được nhiều tấm bản đồ cổ khá rõ ràng về chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở biển Đông, cả những bản đồ của ngoại quốc nói về Việt Nam. Trong đó có những người liên quan như các giáo sĩ, hay những người làm kinh tế, hãng buôn lớn. Họ đã để ý đến Việt Nam từ rất sớm. Các sách vở, bản đồ của người Bồ Đào Nha chiếm Malacca từ năm 1510 đến 1513 cũng đã nói về các vùng biển đảo của Việt Nam ở biển Đông. Ở thời điểm đó, đất nước Việt Nam đã có bằng chứng rất rõ ràng về phương diện lịch sử. Trong nhiều năm nghiên cứu các bản đồ cổ về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa, tôi và nhiều anh em khác nữa đã ý thức được quyền của Việt Nam trên các vùng biển này là rất rõ ràng. Mỗi khi nói đến Hoàng Sa, Trường Sa là chạm đến trái tim của mỗi người dân Việt".

Tâm huyết của một nhà yêu nước

Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, việc đấu tranh chủ quyền trên biển Đông cần tăng cường bằng nhiều biện pháp đấu tranh đòi công lý trên phương diện hòa bình. Các thế hệ Việt Nam phải luôn có những hành động cụ thể, cương quyết giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Báo chí, cơ quan thông tấn cũng cần mạnh dạn đưa tin, tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa cho thế hệ hôm nay hiểu rõ hơn ngọn nguồn vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam có từ bao đời nay, để cùng chung tay bảo vệ, đấu tranh giữ vững chủ quyền.

Tấm bản đồ cổ thế kỷ XVII do Anh xuất bản, thể hiện rất rõ chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng có những đánh giá về công lao của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đối với khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng những hành động, việc làm của một nhà yêu nước. Đánh giá này dựa trên giá trị của những tư liệu, tấm bản đồ cổ Hoàng Sa, Trường Sa mà ông đã lưu giữ trong nhiều năm qua.

Ông luôn ý thức được rằng, nếu chiến tranh xảy ra vì quyền lợi, bất đồng với nhau ở biển Đông, thì sẽ xảy ra những thiệt hại rất to lớn cho đất nước. Hơn bao giờ hết, Việt Nam chúng ta rất cần hòa bình, ổn định để phát triển. Nhưng không vì một lý do nào đó mà để mất chủ quyền, mất những vùng biển đảo mà cha ông đã bao đời nay giữ gìn.

Theo bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM, năm 2014 nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã cho xuất bản quyển sách “Chủ quyền Việt Nam trên biển Đông và Hoàng Sa - Trường Sa” từ kho tư liệu, bản đồ cổ của mình.

Quyển sách là một tác phẩm có giá trị về lịch sử, là nguồn tư liệu khoa học, khách quan, giúp các nhà khoa học, nhà quản lý và người đọc hệ thống, hiểu một cách chính xác các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; đồng thời, cung cấp các chứng cứ khoa học trong quá trình xử lý tranh chấp theo Công pháp quốc tế về Luật Biển.

Qua đó, khẳng định Việt Nam không cho phép bất cứ quốc gia nào xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam và góp phần cho việc giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước - đoàn kết, niềm tự hào, lòng tự cường dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

 

Theo HOÀI NAM/sggp.org.vn

Viết bình luận mới

Xem thêm

Những người con Hậu Giang đi giữ biển

06:31 31/01/2025

Cuối năm, những con sóng lớn làm nhà giàn rung lắc, nhưng những trái tim nóng của cán bộ, chiến sĩ hải quân bám trụ ở những nhà giàn DK1 không hề lung lay, vẫn kiên gan, bền chí bảo vệ chủ quyền trên biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hải đoàn 129 hỗ trợ cứu kéo thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy trên biển

08:02 03/09/2024

(HGO) - Ngày 2-9, Tàu 746 phối hợp Trung tâm dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa, Hải đoàn 129 Hải quân hỗ trợ cứu kéo thành công tàu cá BĐ96095TS bị hỏng máy, mất khả năng cơ động trên biển và đưa vào Âu tàu đảo Trường Sa để sửa chữa, khắc phục sự cố máy chính.

Phát huy truyền thống 60 năm chiến thắng trận đầu, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng kết hợp kinh tế

07:59 02/08/2024

Cách đây 60 năm, ngày 2 và 5-8-1964, Hải quân nhân dân Việt Nam trong lần đầu tiên ra quân chiến đấu đã anh dũng, mưu trí, kiên cường đánh đuổi thành công tàu khu trục Ma-đốc của đế quốc Mỹ ra khỏi vùng biển nước ta;

Đa dạng hình thức tuyên truyền về biển đảo

06:55 23/07/2024

(HG) - Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 20 trường học (8 trường tiểu học, 12 trường THCS) xây dựng mô hình “Cột mốc Trường Sa”.

Góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về biển, đảo Việt Nam

08:13 18/07/2024

(HG) - 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo giai đoạn 2019- 2024 giữa Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân với các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và cơ quan trung ương, cơ quan báo chí trong cả nước, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân đánh giá đạt nhiều kết quả tích cực.

100 cán bộ, công đoàn viên được tuyên truyền về biển, đảo

06:44 19/06/2024

(HGO) - Chiều ngày 18-6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Công đoàn Viên chức tỉnh phối hợp với Hải đoàn 129 Hải quân tổ chức Hội nghị tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam cho khoảng 100 cán bộ, đoàn viên ở các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh.

Đẩy mạnh tuyên truyền chủ quyền biên giới, biển, đảo

09:54 22/04/2024

​​​​​​​(HG) - Một trong những yêu cầu của Kế hoạch công tác giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024 vừa được Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh (hội đồng) tỉnh ban hành, đó là đẩy mạnh tuyên truyền chủ quyền biên giới, biển, đảo.

Đón xuân sớm trên tuyến đảo tiền tiêu

15:18 24/01/2024

Đến với Trường Sa dịp cuối năm thường là những chuyến đi biển nhiều sóng gió. Lần này cũng vậy, những con sóng cấp 5 đã ngăn không cho đoàn nhà báo vào khá nhiều đảo. Từ boong tàu, chúng tôi dõi theo những chuyến xuồng vận tải rập rờn trên sóng đưa hàng Tết vào đảo nhỏ. Cũng từ đây, chúng tôi thấy gương mặt lấp lánh nụ cười của các chiến sĩ kiên cường trước sóng gió...

Tờ giấy khai sinh làm ở Hoàng Sa

14:49 19/01/2024

Trong hàng trăm bức ảnh của triển lãm, tôi đã dừng lại rất lâu trước một tư liệu chụp tờ khai sinh của một công dân Việt Nam được làm tại Hoàng Sa.

Khởi hành chuyến hải trình thăm, chúc tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1

08:00 10/01/2024

(HGO) - Sáng ngày 9-1, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức Lễ đưa tiễn 2 chuyến tàu chở Đoàn công tác đi kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu, thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trên các nhà giàn DK1, tàu trực, Trạm ra đa 590. Có 83 phóng viên, biên tập viên của 48 cơ quan thông tấn, báo chí cả nước tham gia chuyến đi.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Bàn giao công việc Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

18:02 05/02/2025

(HGO) - Chiều ngày 5-2, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Hội nghị bàn giao công việc Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.

68 cán bộ, công chức, viên chức được xét nâng lương trước thời hạn

10:01 05/02/2025

(HGO) - Sáng ngày 5-2, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng lương Tỉnh uỷ, cùng với các thành viên Hội đồng có cuộc họp xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng hai con số so với năm 2024

07:13 05/02/2025

(HG) - Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp; nâng cao tỷ lệ lắp đầy các khu, cụm công nghiệp được hình thành.

Kiến nghị hoàn thiện hơn nữa các quy định về tiếp công dân

07:11 05/02/2025

(HG) - Theo UBND tỉnh, qua 10 năm triển khai thi hành Luật Tiếp công dân năm 2013, từ ngày 1-7-2014 đến ngày 1-7-2024, tỉnh ghi nhận nhiều kết quả đáng kể.