Thứ Hai, ngày 24/03/2025 | 07:51
Bài 4 Đầu tư cho khoa học, công nghệ là “chìa khóa” cho phát triển.MP3
Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị “về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” được xem là một động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới. Hậu Giang với khát vọng vươn mình mạnh mẽ đã đề ra định hướng, giải pháp để đưa khoa học, công nghệ phát triển xứng tầm.
Những sản phẩm sấy thăng hoa giúp nâng tầm giá trị nông sản. Ảnh: ĐANG THƯ
Nâng tầm giá trị nhờ khoa học, công nghệ
Có 2ha đất trồng nhãn Ido, ông Diệp Văn Cầu, ở ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, từng trăn trở: “Giá cả thị trường giờ không biết đâu mà lần. Có lúc hút hàng thì nhà vườn bán được 16.000-17.000 đồng/kg, cũng có lúc giá sụt còn có 9.000-10.000 đồng/kg. Mà tới đợt là phải bán, giá nào cũng bán chứ để đó hoài nó chín rụng hết. Nếu nhãn mà được chế biến làm sản phẩm này kia, thì chắc sẽ có thêm đầu ra, rồi giá cả cũng sẽ dần ổn định hơn”.
Xuất phát từ nỗi trăn trở của bà con nông dân như ông Cầu đã nói, các nhà khoa học tỉnh nhà đã nghiên cứu, làm chủ các công nghệ chế biến như: sấy thăng hoa, sấy nhiệt, sấy dẻo, sấy phun, chiết xuất siêu âm, chiết siêu tới hạn, chiên chân không, cô đặc chân không,... để ứng dụng trên các loại nông sản chủ lực trong và ngoài tỉnh. Đến nay, có khoảng 100 sản phẩm đã và đang được trung tâm hoàn thiện quy trình, sẵn sàng chuyển giao.
Thời điểm đến vườn ông Ba Cầu tham quan, 1kg nhãn Ido có giá bán tại vườn chưa đến 20.000 đồng. Nhưng sau khi áp dụng công nghệ sấy thăng hoa, 20kg nhãn tươi sẽ trở thành một món đặc sản, có giá lên đến 2 triệu đồng/kg. “Đây là điều mà nhiều người trồng nhãn Ido trên địa bàn tỉnh chưa từng nghĩ đến! Trái cây của gia đình tôi và nhiều hộ khác đã được… thăng hoa”, ông Diệp Văn Cầu phấn khởi chia sẻ.
Sấy thăng hoa (freeze drying), còn gọi là sấy đông khô hay làm khô lạnh, là kỹ thuật khử nước, tách ẩm ra khỏi nguyên liệu bằng sự thăng hoa của nước khi chuyển trực tiếp từ thể rắn sang thể khí. Công nghệ này giúp sản phẩm giữ được hình dạng, màu sắc, hương vị và các chất dinh dưỡng nguyên liệu ban đầu; ức chế sự phát triển của hầu hết vi khuẩn, nấm men và nấm mốc. Sản phẩm có thời hạn bảo quản dài và có thể vận chuyển ở nhiệt độ phòng. Do đó, thường được dùng để sấy các nông sản, dược liệu có giá trị cao hay các nguyên liệu dạng mềm, lỏng.
Từ năm 2022, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Hậu Giang đã được quan tâm, đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, là nền tảng quan trọng để nghiên cứu, tiếp nhận và làm chủ các quy trình công nghệ tiên tiến, trong đó, có máy sấy thăng hoa. Từ đây, nhiều sản phẩm như: lươn sấy thăng hoa, sữa chua trái cây sấy thăng hoa, sữa chua yến mạch sấy thăng hoa, sầu riêng sấy thăng hoa, khóm sấy thăng hoa, nấm rơm sấy thăng hoa, bí đỏ sấy thăng hoa,... lần lượt ra mắt.
Bà Nguyễn Thị Kiều, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh, cho biết: “Chúng tôi sẽ luôn nỗ lực để tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng đến tay người tiêu dùng. Nghiên cứu, chế biến thêm một số sản phẩm mới từ dưa lưới, nấm mối, thanh long, cam sành... theo nhu cầu của doanh nghiệp và địa phương. Hoàn thiện quy trình để chuyển giao miễn phí cho doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh, với mong muốn tạo thêm đầu ra cho nông sản của tỉnh nhà”.
Việc ứng dụng khoa học - công nghệ đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo đà cho việc ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giai đoạn 2004-2024, có 237 đề tài, dự án khoa học, công nghệ cấp tỉnh đã được phê duyệt và triển khai trên địa bàn. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 60,7%, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn chiếm 23%, lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ chiếm 12%, lĩnh vực y dược chiếm 4,3%. Thống kê sơ bộ cho thấy, lĩnh vực khoa học, công nghệ giai đoạn 2010-2015 đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh là 37,92%; giai đoạn 2015-2022 là 47,54%.
Đầu tư cho khoa học, công nghệ chỉ có tăng
Việc phát triển khoa học, công nghệ được Hậu Giang chú trọng hơn nữa nhằm cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị “về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”. Nền tảng hiện có của tỉnh là xây dựng được Khu Công nghệ số với mục tiêu kêu gọi, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin trong và ngoài nước đến đầu tư, kinh doanh tại Hậu Giang, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển công nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Đồng thời, hình thành ngành công nghiệp đủ mạnh, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế số.
Hiện nay, UBND tỉnh đã cho Công ty TNHH Một thành viên Ươm tạo LV (Trung tâm ISC) thuê đất với diện tích 4,8ha tại Khu Công nghệ số để thực hiện dự án Trung tâm ươm tạo công nghệ và hỗ trợ đổi mới sáng tạo tại xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh. Trung tâm ISC đã xây dựng hoàn thiện, đưa vào sử dụng 3 khối nhà phục vụ cho công tác điều hành, đào tạo, huấn luyện, ươm tạo doanh nghiệp và văn phòng cho các doanh nghiệp BPO và các công trình phụ trợ phục vụ cho giáo dục STEAM kết hợp các hoạt động nghiên cứu không gian, thiên văn. Đến nay, đã có 9 doanh nghiệp đầu tư vào Khu Công nghệ số với hơn 350 lao động đang làm việc.
Cùng với đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 17 triển khai thực hiện Nghị quyết số 03 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57. Trong văn bản này, tỉnh đề ra 22 chỉ tiêu cụ thể thực hiện đến năm 2030 thể hiện rõ mục tiêu, quyết tâm nâng tầm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số như: Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) của tỉnh đứng thứ 5 vùng đồng bằng sông Cửu Long; xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) đứng thứ 17 trên cả nước; tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo từ 40% trở lên; tỷ lệ phủ sóng 5G cho người dân đạt 99%...
Ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, cho biết để thực hiện tốt 22 chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch số 17 thì cần tổ chức triển khai sâu sắc Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 03 của Chính phủ. Từ đó làm cho mọi người, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân hiểu thật đầy đủ và phải xem việc đổi mới sáng tạo, đổi mới khoa học, công nghệ, chuyển đổi số là một bước đột phá, bứt phá hàng đầu để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong thực hiện thì vai trò của người lãnh đạo ở các cấp, các ngành phải là người dẫn dắt, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác này tại cơ quan, đơn vị mình. Bên cạnh đó, tỉnh triển khai ngay các cơ chế, chính sách để thực hiện, trong đó, ngoài các cơ chế, chính sách của Trung ương thì tỉnh cũng chủ động xây dựng các cơ chế, chính sách để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đồng thời, chuẩn bị nguồn lực của địa phương và cũng chủ động mời gọi nguồn nhân lực ở nơi khác về phục vụ phát triển sự nghiệp này tại tỉnh.
“Chúng ta chủ động nguồn ngân sách để sẵn sàng phục vụ cho nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; khẳng định rằng nhiệm vụ gì thì có thể bớt hơn nhưng nhiệm vụ này thì chỉ có tăng thêm. Vì chúng ta khẳng định đây là đột phá quan trọng hàng đầu nên không thể đưa ra là hàng kế tiếp, nên phải chủ động đầu tư về ngân sách”, ông Đồng Văn Thanh nhấn mạnh.
Gợi ý, hiến kế từ chuyên gia, nhà khoa học PGS.TS. Nguyễn Quốc Dũng, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II: Nghị quyết số 57 tác động tới Hậu Giang ở 2 khía cạnh. Thứ nhất là cơ hội. Đây là cơ hội rất lớn, đặc biệt đối với Hậu Giang, tỉnh mà nền kinh tế mấy năm gần đây tăng trưởng 2 con số, dư địa phát triển còn rất rộng. Cho nên, đây là sự gợi ý, là hướng để Hậu Giang nếu đi sớm, đón đầu thì những trọng điểm của kinh tế số sẽ diễn ra trên vùng đất này. Bên cạnh cơ hội, cũng đặt ra cho Hậu Giang những thách thức. Đó là doanh nghiệp và Nhân dân có sẵn sàng với khoa học - công nghệ, chuyển đổi số; sự sẵn sàng của người lãnh đạo và công chức, viên chức đối với việc thực hiện Nghị quyết số 57. Vì thế, Nghị quyết 57 là cơ hội rất lớn cho Hậu Giang, nhưng cũng đầy thách thức nếu chúng ta không có quyết tâm, không có cách làm cho thật tốt. Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh đồng bằng sông Cửu Long: Doanh nghiệp không thể đứng bên lề trong chuyển đổi số, đổi mới khoa học - công nghệ. Đối với Hậu Giang, cộng đồng doanh nghiệp đang rất cần một chính sách cụ thể về chuyển đổi số, đổi mới khoa học - công nghệ, cần phân loại, phân tích những nhu cầu và điều kiện để áp dụng cho các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp lớn sẽ cần phương thức chuyển đổi khác; doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phương thức chuyển đổi phù hợp. Như vậy, nếu tỉnh có chính sách và đầu tư nguồn lực thì các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng tham gia. Chúng ta sẽ có lực lượng doanh nghiệp mới, sẽ có sự đổi mới về khoa học, công nghệ. |
TRƯỜNG SƠN
-----------------------
Bài 5: Quyết tâm tăng trưởng hai con số
08:39 16/04/2025
(HG) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.320 đảng viên. Qua thực hiện trong quý I, đã kết nạp được 289 đảng viên.
08:28 16/04/2025
“Đường, cờ, hoa” là mô hình vừa được Hội Cựu chiến binh huyện Phụng Hiệp khởi công thực hiện trên tuyến đường từ ấp 8, xã Hòa An đến ấp Phương Quới B, xã Phương Bình.
07:51 16/04/2025
Thành phố Vị Thanh có nhiều hoạt động thiết thực hướng đến cộng đồng, trong đó chú trọng đến việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho những hộ khó khăn.
07:36 16/04/2025
Chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy được Đảng ta chỉ đạo thực hiện quyết liệt.
07:31 16/04/2025
Mô hình “Hội Cựu chiến binh tình nguyện giặm vá đường” của Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, đang là một trong những điểm sáng về tinh thần CCB phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia kiến thiết quê hương.
08:28 15/04/2025
(HG) - Đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện vượt 5/5 chỉ tiêu Nghị quyết số 08 ngày 10-4-2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp nông dân Hậu Giang giai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo.
05:40 15/04/2025
Những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ kênh, bờ sông ở tỉnh ngày càng nghiêm trọng, trong đó khu vực bờ kênh Nàng Mau, đoạn qua xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp đáng lo ngại. Trước tình trạng cấp bách đó, dự án Xử lý sạt lở bờ kênh Nàng Mau đã được triển khai nhằm đảm bảo an toàn cho bà con.
05:39 15/04/2025
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi vào quá khứ 50 năm, nhưng ký ức của những người lính Trung đoàn 10 Sông Hương anh hùng vẫn mãi còn đó.
18:59 14/04/2025
Thời gian qua, HĐND tỉnh luôn đồng hành, kịp thời ban hành các nghị quyết góp phần quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh nhà.
18:55 14/04/2025
Dù 50 năm đã trôi qua kể từ ngày thị xã Vị Thanh (nay là thành phố Vị Thanh) hoàn toàn giải phóng, nhưng trong tâm trí của bao thế hệ người dân nơi đây, ký ức về những ngày tháng lịch sử vẫn còn in đậm, sống động và thiêng liêng. Chiến thắng vĩ đại của dân tộc đã mở ra một chương mới cho vùng đất Vị Thanh kiên cường, nhanh chóng vươn mình phát triển mạnh mẽ.
14:23 16/04/2025
(HGO) - Đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức vào sáng ngày 16-4. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 21.000 điểm cầu trong cả nước với hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự.
14:03 16/04/2025
Hàn Quốc là đất nước có nền giáo dục chất lượng cao, đa dạng ngành học, chính sách học bổng và cơ hội việc làm ổn định, cùng với đó là chi phí vô cùng hợp lý. Theo Dự án giáo dục mới của Bộ Giáo dục Hàn Quốc nhằm thu hút 300.000 sinh viên quốc tế đến năm 2027, điểm nổi bật là cải thiện thủ tục thị thực visa, thu hút nhân tài và thu hút sinh viên quốc tế đến học tại các trường nằm ngoài khu đô thị lớn như Seoul để phát triển kinh tế.
08:39 16/04/2025
(HG) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.320 đảng viên. Qua thực hiện trong quý I, đã kết nạp được 289 đảng viên.
08:38 16/04/2025
(HG) - Theo kế hoạch của Sở Công thương tỉnh, trong quý II này sẽ tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao về công tác quản lý chợ cho các đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh.