Vị Thanh: Hình thành và phát triển

Các lễ hội truyền thống gắn với tập tục tại vùng đất Vị Thanh

Thứ Sáu, ngày 01/11/2024 | 07:27

Hỏa Lựu - Vị Thanh là vùng đất trẻ, do vậy các lễ hội cũng thiếu bề dày truyền thống. Phần lớn, mang theo từ quê hương bản quán người khẩn hoang về đây.

Người dân đi chợ hoa xuân vào dịp Tết Nguyên đán tại thành phố Vị Thanh.

Tết Nguyên đán là lễ hội chính và quan trọng nhất, vào những ngày đầu năm. Bên cạnh các lễ thức, dân gian còn dành nhiều thời gian để “ăn tết”, “chơi tết” suốt cả tháng, như câu nói: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Về sau, do nhà nông ngày càng bộn bề công việc trồng trọt, chăn nuôi, nên thời gian tết rút xuống còn 7 ngày, rồi 3 ngày.

Tuy nhiên, từ giữa tháng Chạp người ta đã chuẩn bị đón tết. Sau đó, những ngày cận tết sẽ diễn ra các lễ tiết theo tập tục, truyền thống như ngày 23 tháng Chạp, lễ đưa ông Táo về trời; từ 24-25 tháng Chạp, con cháu cùng đi tảo mộ ông, bà, sau đó, lo dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bàn thờ gia tiên, lo nhang đèn, hoa và mâm ngũ quả.

Chiều cuối năm (ngày cuối tháng Chạp) là lễ thức cúng rước ông bà về đoàn tụ, cùng ăn tết với con cháu. Tối đêm giao thừa (đêm cuối trước khi sang qua ngày mồng một), nhà nhà bày mâm cúng, đón giao thừa. Sáng mồng một tết, con cháu quây quần mừng tuổi ông, bà, cha, mẹ. Đi xem múa lân, tham gia các trò chơi, giải trí ở xóm, làng, phố chợ. Sang thời hiện đại, dịp tết đi xem văn nghệ cải lương, chiếu phim,...

Trong 3 ngày tết theo thông lệ, mọi người sẽ thực hiện lối ứng xử truyền thống “mồng một tết cha” (nhà bên nội), mồng hai đi mừng tuổi bên vợ (nhà vợ hoặc bên ngoại); và mồng ba đi chúc tết nhà thầy. Sang mồng ba, bày mâm cúng tiễn đưa ông, bà; cũng là sự báo hiệu đã qua tết, mọi sinh hoạt trở lại bình thường.

Tết Thanh Minh (tháng 3 âm lịch), là dịp lễ tảo mộ tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ và người thân quá cố. Tảo mộ là làm cỏ, sửa sang, cúng kiến ngôi mộ vào tháng ba âm lịch. Tết Đoan Ngọ (còn gọi tết mồng 5 tháng 5 âm lịch), đúng vào ngày này người ta cũng tổ chức cúng kiến, ăn uống như ăn tết nửa năm để chuẩn bị xuống đồng gieo, sạ lúa. Tết Trung thu, vào ngày rằm tháng tám (15 âm lịch). Đây là dịp tết dành cho thiếu nhi tổ chức vui chơi nhân đêm trăng rằm tỏa sáng nhất trong năm.

Ngoài các lễ hội theo truyền thống, thông lệ hàng năm, mỗi gia đình có các nghi lễ vòng đời quan, hôn, tang, tế và hiếu hỷ. Như quan, tức lễ gia quan, đội khăn, trưởng thành theo miền ngoài, ở miền Hậu Giang, Hỏa Lựu - Vị Thanh không thấy tục lệ này.

 Hôn, là lễ thành hôn (đám cưới) nên vợ nên chồng. Thời xưa, phải cử hành đến 6 lễ (lục lễ), dần dần chỉ còn 3, rồi 2 lễ là đám hỏi và đám cưới. Chú rể đi cưới vợ phải nạp sính lễ (heo, tiền), có khai rượu, mâm trầu làm lễ thượng đăng (lên đèn), lễ giở mâm trầu, lạy ra mắt ông, bà quá cố và ông bà, họ tộc đương thời. Thời hiện đại nhiều lễ tiết phức tạp, bị lượt bỏ đi, nhất là các hủ tục đòi lễ vật, lạy người sống,...

Đối với người Hoa, theo tục lệ phải lấy lá số so tuổi; nhà trai qua nhà gái mang theo bốn món hải vị và các mâm quýt, cặp gà trống sống, heo quay, bánh cưới. Về nghi lễ, có lễ bái cao đường, họp cẩn, giao bôi...

Lễ cưới của người Khmer do hai ông Acha chủ lễ (đại diện hai gia đình); tiến hành ba ngày ba đêm tại bên nhà gái (do theo chế độ mẫu hệ). Lễ nghi có cúng ông bà, lễ cắt tóc, rắt bông cau, buộc chỉ tay và nhà sư cầu nguyện.

Tang (đám ma), các nghi thức dành cho người quá cố trong gia đình. Người chết được khâm liệm trong quan tài (hòm) đưa đi chôn cất. Người Khmer hầu hết đều hỏa táng (thiêu). Thời hiện đại, một số người Việt cũng theo cách hỏa táng. Đám ma thường diễn ra từ 2-3 ngày, người thân mặc tang phục trắng, hoặc chích khăn tang trắng, tùy theo mối quan hệ với người quá cố.

Tế, gồm các lễ cúng, lễ giỗ của ông, bà, cha, mẹ,... và người thân qua đời. Dân gian gọi là đám giỗ hay ngày “kỵ cơm”, “cúng cơm”. Trong ngày giỗ, con cháu quây quần gói bánh, làm mâm cơm dâng cúng trên bàn thờ. Dịp này, gia chủ còn có mâm cúng liệt sĩ, cúng đất đai.

Ngoài các lễ trên, trong gia đình còn có các lễ cúng, đám tiệc vui, như: Đám đầy tháng cho trẻ chào đời tròn tháng; đám thôi nôi mừng trẻ tròn năm. Trong các lễ này, người ta thường cúng chè, xôi, gà, vịt.

Thời hiện đại, ảnh hưởng văn hóa phương Tây, nhiều người làm tiệc mặn, tiệc ngọt mừng sinh nhật. Các gia đình khá giả thì tổ chức ăn lễ “lục tuần” (tròn 60 tuổi), “thất tuần” (tròn 70 tuổi) hay “bát tuần thượng thọ” (tròn 80 tuổi trở lên).

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hơn 800 cán bộ, hội viên cựu chiến binh được tập huấn về công tác hội

17:16 09/12/2024

(HGO) - Hội Cựu Chiến binh (CCB) tỉnh thông tin, đầu năm đến nay, các cấp hội tổ chức được 10 lớp tập huấn về công tác hội (cấp tỉnh 1 lớp, cấp huyện 9 lớp), với 828 cán bộ chủ chốt hội cơ sở tham dự.

Chia sẻ kinh nghiệm trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

08:22 09/12/2024

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Trường Chính trị tỉnh Cà Mau nghiên cứu thực tế về giải pháp tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Khai giảng lớp bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng

12:50 08/12/2024

(HGO) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức lễ khai giảng lớp bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương, khóa 7 và 8. Lớp có 87 học viên tham gia, sẽ học vào thứ bảy, chủ nhật trong tháng 12.

Người Vị Thanh và mối quan hệ trong gia đình

07:14 06/12/2024

Đi khẩn hoang, lập nghiệp - ngoài hành trang là tài lực, vật lực; bao lớp cư dân còn mang theo cả vốn liếng, đạo đức, luân lý gia đình, kết tinh từ ngàn năm qua.

Chi bộ gần dân, lo cho dân

06:42 06/12/2024

​​​​​​​Chi bộ gần dân và chăm lo thiết thực đời sống người dân sẽ được Nhân dân tin tưởng, ủng hộ, đánh giá cao.

Đề xuất cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm được hưởng nguyên lương theo ngạch, bậc và phụ cấp

15:20 05/12/2024

Bộ Nội vụ vừa gửi hồ sơ dự thảo nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tới Bộ Tư pháp để thẩm định.

Thủ tướng: Các bộ hợp nhất cần chọn tên ngắn gọn

15:15 05/12/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn tên gọi các bộ, cơ quan sau sắp xếp ngắn gọn, bao quát chức năng, nhiệm vụ, có tính lịch sử, kế thừa.

Đồng hành, sẻ chia với người nghèo

09:10 04/12/2024

Các cấp hội chữ thập đỏ (CTĐ) trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động, cách làm hay nhằm chung tay vì người nghèo, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn có cuộc sống ngày một ổn định.

Nhiều chi bộ tổ chức đại hội điểm

08:07 04/12/2024

(HG) - Ngày 3-12, Chi bộ ấp 7, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, tổ chức đại hội chi bộ lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025-2027.

4 cá nhân được biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc

08:23 03/12/2024

(HG) - Đó là bà Lê Thanh Hà, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp 3A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A; bà Phạm Thị Bé, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ; bà Nguyễn Thị Tuyết, hội viên Chi hội Phụ nữ khu vực 6, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ và bà Lưu Thị Đời, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 8, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nông thôn thêm mới nhờ các cấp Mặt trận

09:22 11/12/2024

Tính đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn NTM; 41/51 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống Mặt trận các cấp.

Giá cá thát lát ổn định, người nuôi lãi hơn 10.000 đồng/kg

08:44 11/12/2024

(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.

7 ý kiến phản ánh qua đường dây nóng

08:43 11/12/2024

(HG) - Nhằm ghi nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh trực tiếp của cử tri qua đường dây nóng 02933.504.987 tại Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, trong phiên chất vấn diễn ra vào sáng ngày 10-12, Tổ đường dây nóng đã tiếp nhận 7 cuộc gọi đến của cử tri.

Dự báo tình hình xâm nhập mặn tới đây tại ĐBSCL ở mức cao hơn trung bình nhiều năm

08:42 11/12/2024

(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.