Vị Thanh: Hình thành và phát triển

Các lễ hội truyền thống vùng đất Vị Thanh

Thứ Sáu, ngày 15/11/2024 | 08:13

Bên cạnh các lễ hội truyền thống theo phong tục, tập quán, cư dân vùng đất Vị Thanh cũng có những lễ hội truyền thống gắn liền với các dân tộc và các sự kiện lịch sử của địa phương.

Đồng bào Khmer Vị Thanh tổ chức đua ghe ngo đón lễ Ok Om Bok.

Do ảnh hưởng văn hóa phương Đông, người Hoa tại vùng Vị Thanh - Hỏa Lựu, có những lễ hội gần giống như người Việt. Tuy vậy, tiến hành lễ thức khác nhau như lễ vật đám cưới phải có heo quay và nhiều loại bánh.

Qua giao thoa văn hóa, ngày nay, hầu hết các gia đình người Hoa đều thực hiện các nghi thức lễ hội, lễ cúng, hiếu hỷ giống như người Việt. Đó là các ngày Tết Nguyên đán, Thanh minh, mồng 5 tháng 5 âm lịch, Tết trung thu... Đặc biệt, các cơ sở thờ tự Chùa Ông, Quan Đế miếu đều tổ chức lễ vía Quan Thánh Đế Quân (Quan Công), vía Bổn Đầu Công (Ông Bổn).

Đối với cộng đồng người Khmer Hỏa Lựu - Vị Thanh sống theo phum, sóc mà ngôi chùa là trung tâm văn hóa - tín ngưỡng tôn giáo và dân gian. Hàng năm, người Khmer có những lễ hội tiêu biểu được tổ chức ngoài cộng đồng, gắn với ngôi chùa. Đồng thời, tại gia đình giống như nhiều địa phương khác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Lễ Chol Chnam Thmay là lễ mừng năm mới hay “lễ chịu tuổi” (tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt).

Lễ Chol Chnam Thmay thường kéo dài 3 ngày. Lễ này, không có ngày giờ cố định, theo lịch cổ truyền (đại lịch). Đây cũng là ngày tết của các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka. Dịp này, người Khmer đến làm lễ tại chùa, với các nghi thức cổ truyền. Lễ Sene Dolta là lễ cúng ông bà, tổ tiên, như lễ báo hiếu được tổ chức trong các ngày cuối tháng 8 âm lịch hàng năm.

Lễ Ok Om Bok là lễ cúng trăng hay lễ đút cốm dẹp. Thời gian tổ chức tại các chùa Khmer ở Hỏa Lựu - Vị Thanh, vào ngày 14 và 15-12 theo lịch của người Khmer Nam bộ. Cúng trăng mang ý nghĩa tiễn đưa mùa mưa, chào đón mùa khô và tạ ơn thần mặt trăng đã ban cho mùa màng tốt tươi. Đặc biệt, trong lễ hội có hoạt động rước nước, thông qua đua ghe ngo, làm nên nghi lễ đặc sắc của lễ hội Ok Om Bok.

Ngoài 3 lễ hội tiêu biểu nêu trên, người Khmer ở Hỏa Lựu - Vị Thanh còn có nhiều lễ thức khác, bắt nguồn từ tín ngưỡng Phật giáo như lễ dâng bông, dâng y (cà sa), ban hành giáo lý, Phật đản, nhập hạ... Các lễ cưới, tang, lên nhà mới, dâng phước... đều tiến hành theo nghi thức truyền thống dân tộc Khmer.

Sau năm 1975, hòa vào xu thế mới, xây dựng và phát triển đất nước; theo sự biến đổi trong đời sống văn hóa - chính trị, nhiều hình thức lễ hội mới tại Vị Thanh được tiến hành, rồi trở thành nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng, theo trào lưu hiện đại của đất nước, được tổ chức thường xuyên trên địa bàn và được Nhân dân hưởng ứng, tập trung dự lễ và vui chơi trong ngày hội.

Tiêu biểu như Lễ hội mừng Đảng, mừng xuân - đón giao thừa năm mới được tổ chức tại quảng trường vào tối giao thừa. Người dân có dịp đón giao thừa vui chơi trên đường phố, xem bắn pháo hoa. Lễ hội 30-4 mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và thường gắn liền với Ngày Quốc tế Lao động 1-5. Những ngày này, người dân, công chức được nghỉ lễ cùng nhau ra phố vui chơi, giải trí, mua sắm.

Lễ hội mừng Quốc khánh 2-9, đây là chương trình lễ hội lớn của cả nước, mừng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Được nghỉ lễ, mọi người tập tụ xem nghệ thuật, vui chơi, giải trí. Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12, còn gọi là tết Quân đội. Dù không phải là ngày nghỉ nhưng Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ cũng tập trung trong các buổi họp mặt, sinh hoạt văn hóa mừng lễ.

Trong các ngày lễ hội truyền thống, đảng bộ, chính quyền địa phương thường tổ chức các cuộc gặp gỡ, họp mặt truyền thống, đi viếng thăm các bà bẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, gia đình thương binh, liệt sĩ; gia đình có công với cách mạng; những cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí hoặc đi thăm tặng quà cho các gia đình nghèo, khó khăn.

Ngoài các lễ hội mới mang tính truyền thống, tỉnh Hậu Giang thường xuyên tổ chức các lễ hội, sự kiện kinh tế, văn hóa đột xuất trên địa bàn thành phố Vị Thanh, như: Festival lúa gạo (2009), Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch vùng đồng bào Khmer Nam bộ (2014), Diễn đàn kinh tế hợp tác đồng bằng sông Cửu Long (MDEC -2016), kỷ niệm chiến thắng Chương Thiện, tổ chức diễu hành, diễu binh và đua ghe ngo.

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Ngày hội của ý Đảng - lòng dân

09:20 15/11/2024

Ngày 16-11 này, 525 khu dân cư trên địa bàn tỉnh sẽ tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày hội). Qua nhiều năm tổ chức, ngày hội trở thành hoạt động có ý nghĩa xã hội thiết thực, không chỉ đem lại không khí vui tươi, đầm ấm của tình làng, nghĩa xóm, mà còn là diễn đàn rộng rãi để mọi tầng lớp nhân dân phát huy dân chủ, vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngay từ cơ sở.

Phát triển mới hơn 23.900 đoàn viên, hội viên

08:45 15/11/2024

(HG) - Đầu năm đến nay, qua thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua, đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã phát triển mới hơn 23.900 đoàn viên, hội viên.

Đồng bào dân tộc Khmer hướng về Ngày hội đại đoàn kết

08:36 15/11/2024

Xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ có khoảng 620 hộ dân tộc Khmer, chiếm 27% số hộ toàn xã. Cuộc sống gia đình họ ngày càng khấm khá, nên những ngày này, không khí hướng về Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày hội) ở các khu dân cư trên địa bàn thêm rộn ràng, háo hức.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nhiều dự thảo luật đã giảm đáng kể các điều, khoản

14:46 14/11/2024

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ tinh thần đổi mới trong xây dựng pháp luật đã được đại biểu Quốc hội đồng thuận, đánh giá cao.

Vì niềm tin, sự hài lòng của người dân

09:11 14/11/2024

Đề tài “Giải pháp nâng cao niềm tin và sự hài lòng của người dân đối với hệ thống chính trị tỉnh Hậu Giang” là cơ sở để tỉnh xây dựng những chủ trương, chính sách phù hợp, hiệu quả trong giai đoạn tới.

Tổ chức tốt đại hội chi bộ

07:07 14/11/2024

Xác định công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 là nhiệm vụ chính trị quan trọng nên cấp ủy các cấp trong tỉnh đang tập trung lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Khắc phục ngay mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật

15:56 08/11/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt có nguyên nhân từ quy định của pháp luật; thực hiện cơ chế "sửa một luật, điều chỉnh nhiều luật" để khắc phục ngay tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo của các luật.

Trao Huy hiệu Đảng tại nhà cho đảng viên

10:54 08/11/2024

(HG) - Ngày 7-11-2024, Thị ủy Long Mỹ đã tổ chức trao tặng Huy hiệu Đảng tại nhà cho 3 đảng viên cao niên tuổi Đảng trên địa bàn xã Tân Phú.

Kỳ vọng các dân tộc thiểu số sẽ phát triển toàn diện hơn

10:37 08/11/2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV năm 2024 vừa diễn ra thành công tốt đẹp. Với phương châm “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”,

Cách mạng Tháng Mười Nga: Ý nghĩa thời đại và vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

14:58 07/11/2024

Cách đây 107 năm, thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại, lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Đó cũng là sự mở đầu cho phong trào cách mạng trên toàn thế giới, đặt nền móng cho sự hình thành của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ngày hội của ý Đảng - lòng dân

09:20 15/11/2024

Ngày 16-11 này, 525 khu dân cư trên địa bàn tỉnh sẽ tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày hội). Qua nhiều năm tổ chức, ngày hội trở thành hoạt động có ý nghĩa xã hội thiết thực, không chỉ đem lại không khí vui tươi, đầm ấm của tình làng, nghĩa xóm, mà còn là diễn đàn rộng rãi để mọi tầng lớp nhân dân phát huy dân chủ, vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngay từ cơ sở.

Bài 3: Cần giải pháp căn cơ

09:19 15/11/2024

Trước thực trạng còn gặp khó trong quá trình thực hiện Đề án Hậu Giang xanh và công tác bảo vệ môi trường, hiện nay các địa phương, ngành tỉnh đã tìm mọi giải pháp để tháo gỡ, góp phần hoàn thành mục tiêu Đề án và xây dựng phát triển kinh tế xanh, hướng đến Hậu Giang là nơi thật sự đáng sống.

Khai thác du lịch đường thủy, tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn

08:41 15/11/2024

Hậu Giang xác định thế mạnh là du lịch sinh thái, du lịch sông nước. Từ đó, các đề án, kế hoạch đều tập trung vào các loại hình này, để biến lợi thế thành điểm nhấn.

“Chìa khóa” để xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

08:37 15/11/2024

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 diễn ra từ ngày 15-11 đến ngày 15-12. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Thương (ảnh), Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, xoay quanh hoạt động của Tháng hành động.