Cán bộ “6 dám” và một Hậu Giang vươn mình

Thứ Ba, ngày 20/08/2024 | 07:43

Hiện nay, cùng với việc đấu tranh, xử lý những cán bộ suy thoái, biến chất, lợi dụng chức quyền để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, chúng ta cũng phải đối mặt với một thách thức không nhỏ là tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, làm việc cầm chừng, né tránh, không dám nghĩ, không dám nói, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, không dám đột phá, không dám đổi mới sáng tạo, không dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Lo ngại nhất là căn bệnh “sợ trách nhiệm” hiện nay như một loại vi-rút đang có chiều hướng gia tăng, lây lan rộng. Như các địa phương khác, một bộ phận đội ngũ cán bộ ở nhiều cấp, nhiều ngành, lĩnh vực ở Hậu Giang cũng không khỏi bị “vi-rút bệnh sợ trách nhiệm” tấn công trong đội ngũ cán bộ ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

Bài 2: Giải phẫu căn nguyên của “bệnh” sợ sai

Thời gian qua, tình trạng cán bộ sợ sai, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm diễn ra tương đối phổ biến.

Chúng ta có thể nhìn nhận khái quát sau:

1. Không phải đến thời điểm hiện tại, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm mới được đặt ra. Ngay trong những năm kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này. Trong cuộc nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa ngày 20-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”.

Chính bởi vậy, “nơi nào có cán bộ tốt, thì cả vùng đó hoạt động như một bộ máy. Và cả vùng đó tỏa ra một bầu không khí hăng hái, vui vẻ. Nơi nào cán bộ xoàng, thì vùng đó, như đang ngủ say. Trên giấy thì cái gì cũng có. Nhưng sự thật, thì việc gì cũng uể oải, lúi xùi”…

Cùng với “Trí - Tín - Nhân - Liêm”, một đức tính quan trọng khác mà người cán bộ tốt cần phải có theo tư tưởng Hồ Chí Minh là “Dũng”.

Với Bác: “Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý, không chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát”.

Chúng ta vừa trải qua những ngày tháng 5 lịch sử, nhắc đến Điện Biên Phủ, chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của quân và dân ta trước đội quân viễn chinh Pháp năm 1954. Nhưng trước khi có thắng lợi này, đã có những lúc quân ta lâm vào tình thế vô cùng khó khăn. Phương châm tác chiến ban đầu được thông qua là “đánh nhanh, thắng nhanh”. Tuy nhiên, căn cứ tình hình thực tế và tương quan lực lượng giữa ta và địch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng tập thể đảng ủy và bộ chỉ huy chiến dịch bàn bạc, thống nhất quyết định thay đổi phương châm sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đây chính là bước đi táo bạo nhưng phù hợp với yêu cầu thực tiễn, là bước ngoặt quan trọng của chiến dịch.

Rõ ràng, nếu Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đảng ủy, ban chỉ huy chiến dịch không đủ dũng cảm, không đủ mưu trí thì chắc chắn chúng ta khó có thể đạt được thắng lợi này.

2. Không phủ nhận tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp trong hệ thống chính trị.

Mặt khác, Đảng, Nhà nước đã có các cơ chế, chính sách về khuyến khích và bảo vệ cán bộ “6 dám”, tạo cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng, điển hình như Kết luận số 14 của Bộ Chính trị. Thế nhưng thời gian qua, tình trạng cán bộ sợ sai, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm diễn ra tương đối phổ biến.

Điển hình như câu chuyện về phân cấp, ủy quyền liên quan đến triển khai Nghị quyết 33/2023 của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh. Trong Nghị quyết, Chính phủ giao quyền cho các địa phương tự quyết nhằm chấm dứt việc đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn hoặc chậm trễ trong giải quyết các thủ tục triển khai dự án bất động sản trên địa bàn; tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; chấp thuận chủ trương đầu tư dự án… Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều địa phương không dám chủ động thực hiện, mà phải chờ hướng dẫn.

Hay vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, tại Hậu Giang, trong nhiều cuộc họp, hội nghị, lãnh đạo tỉnh đã không ít lần đôn đốc, nhắc nhở việc giải ngân vốn đầu tư công. Thế nhưng, thống kê từ UBND tỉnh Hậu Giang cho thấy, tính đến hết quý II/2024, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công mới đạt khoảng 35% kế hoạch, thấp hơn 4,72% so cùng kỳ; tiến độ giải ngân kế hoạch vốn chưa đạt yêu cầu đề ra.

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cũng nhiều lần chỉ ra nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư công, bên cạnh các yếu tố khách quan, cần nhìn nhận nguyên nhân quan trọng là do con người, cụ thể là khâu tổ chức thực hiện còn thiếu quyết liệt, sợ trách nhiệm ở các cấp, ngành.

Không riêng vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, theo ông Trần Văn Thắng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, trên địa bàn đang xuất hiện một bộ phận cán bộ 3 không: Không nói; không tham mưu, đề xuất; không làm hoặc có làm nhưng cầm chừng, vừa làm vừa nghe ngóng.

Lý giải nguyên nhân, ông Thắng cho rằng: “Thời gian qua, hàng loạt cán bộ vướng vòng lao lý vì để sai phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, khiến không ít cán bộ nảy sinh tâm lý làm việc cầm chừng, với lập luận: Làm nhiều thì sai nhiều, làm ít thì sai ít, không làm thì không sai. Một nguyên nhân khác xuất phát từ sự chậm trễ trong việc ban hành văn bản nhằm thể chế hóa Kết luận 14 của Bộ Chính trị. Kết luận 14 nêu rõ “kịp thời xem xét, nghiên cứu để thể chế hóa thành quy định pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để nhân rộng các mô hình, giải pháp...”. Kết luận 14 được Bộ Chính trị ban hành ngày 22-9-2021 và có hiệu lực ngay từ thời điểm ban hành. Tuy nhiên, đến ngày 29-9-2023, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 73 quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Như vậy, từ khi có Kết luận của Bộ Chính trị đến khi có Nghị định của Chính phủ nhằm cụ thể hóa chủ trương của Trung ương là 2 năm. Bởi vậy mà trong suốt 2 năm qua, hầu hết các địa phương gần như “án binh bất động” khi triển khai Kết luận 14”.

Một nguyên nhân khác khiến cho cán bộ chùn bước, e ngại không dám đổi mới và chỉ có thể “sáng tạo trong khuôn khổ”, không dám “vượt rào” đến từ những bất cập, hạn chế từ các quy định của chính sách pháp luật hiện hành. Trên thực tế, hệ thống pháp luật ở nước ta chưa đồng bộ, còn nhiều chồng chéo. Đại hội XIII của Đảng chỉ ra: “Hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn; việc thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương của Đảng về một số nội dung trong công tác cán bộ còn chậm, có nội dung chưa thống nhất giữa pháp luật của Nhà nước và quy định của Đảng”. Và trong nhiều trường hợp, cán bộ muốn sáng tạo thì đồng nghĩa với việc phải làm “trái luật”.

Minh chứng rõ nhất là câu chuyện có ý tưởng, dám nghĩ, dám làm nhưng không dám triển khai của đồng chí Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ. Dù đến nay ý tưởng đã được thực hiện nhưng chính sự chậm trễ và cần “đúng luật” đã khiến ý tưởng bị chậm lại.

Cụ thể, Giám đốc Sở Nội vụ Hậu Giang Nguyễn Minh Trí có ý tưởng về đổi mới cơ chế tinh giản biên chế. Giải pháp là ban hành một bộ tiêu chí đánh giá riêng, để tính điểm mỗi cán bộ. Trong một tập thể, nếu 2 năm hoàn thành nhiệm vụ, nhưng điểm thấp hơn người khác thì vẫn bị đưa vào diện tinh giản biên chế. Ý tưởng này đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất. Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang báo cáo Bộ trưởng Nội vụ, được ủng hộ. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cũng ủng hộ, nhưng yêu cầu phải đúng quy định pháp luật.

“Chúng tôi có ý tưởng, đã dám nghĩ, dám làm rồi, mà không dám triển khai, vì không đúng quy định pháp luật, triển khai thì sẽ đụng đến những vấn đề khác”, ông Nguyễn Minh Trí nói.

Xét ở khía cạnh khác, chiếc “gọng” đang “kìm hãm” sự sáng tạo, nỗ lực vì tập thể còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh và sự thiếu công tâm của người lãnh đạo chủ chốt của từng địa phương, đơn vị.

Ví dụ, tháng 6-2023, nhiều báo chí nhận được đơn đề nghị vào cuộc của một cán bộ Bảo tàng tỉnh Hậu Giang. Trong đơn nêu lên bức xúc khi Giám đốc Bảo tàng tỉnh trong giao tiếp, ứng xử với cấp dưới đôi lúc còn thiếu tế nhị, còn những phát ngôn chưa chuẩn mực, gây ức chế và áp lực cho cấp dưới. Đặc biệt, Giám đốc Bảo tàng đã rất nhiều lần vi phạm trong quy định phòng chống tham nhũng.

Theo đơn đề nghị nêu, dù vấn đề sai phạm đã được trình báo về Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hậu Giang để xử lý, kết luận thanh tra của Sở cũng được ban hành nhưng vì là “lính ruột”, “người cùng phe” với một số lãnh đạo cấp cao nên tội nặng cũng… thành nhẹ; điều này khiến nhiều cán bộ cấp dưới không “tâm phục khẩu phục”. Vấn đề không được xử lý “thấu tình, đạt lý” nên nhờ sự vào cuộc của báo chí.

Sợ sai là mức nói giảm, nói tránh của việc né tránh, đùn đẩy công việc, đùn đẩy trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, cái gì có lợi thì vơ vào mình, khó khăn thì đẩy ra cho tổ chức, cho người dân, doanh nghiệp. Xét ở góc độ đạo đức của người cán bộ, đảng viên, đây chính là dấu hiệu của một loại “tự diễn biến”, là biểu hiện của suy thoái về tư tưởng, chính trị, làm cản trở nghiêm trọng sự phát triển.

Từ những vấn đề nêu trên, để sức sáng tạo của cán bộ thực sự được “giải phóng”, để tinh thần “6 dám” trong đội ngũ cán bộ các cấp chuyển hóa thành hành động thì còn rất nhiều vấn đề đang đặt ra với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang.

BÁ HIÊN - THÚY AN

---------------------

Bài 3: Phá bỏ tư duy cũ để tạo ra bước ngoặt mới

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy không thể chậm trễ

15:41 02/12/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là vấn đề rất cấp bách, phải làm ngay, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước.

Nỗ lực tổ chức tốt đại hội chi bộ

10:31 02/12/2024

​​​​​​​Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đang được các cấp ủy trên địa bàn thành phố Ngã Bảy chỉ đạo thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, đúng quy định.

Thẩm định cấp Học viện Trường Chính trị Hậu Giang đạt chuẩn mức 1

16:48 01/12/2024

(HG) – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1 theo Quy định số 11- của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

19 giải thưởng Cuộc thi “Đường hoa, nhà sạch”

07:19 29/11/2024

(HG) - Kết thúc Cuộc thi “Đường hoa, nhà sạch” năm 2024, Ban tổ chức xét chọn trao 19 giải thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, trong đó, giải nhất tập thể thuộc về Hội LHPN xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy.

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng

10:15 28/11/2024

(HG) - Ngày 27-11, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng cho hơn 270 học viên là cán bộ phụ trách công tác tổ chức xây dựng Đảng thuộc đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở cấp huyện.

Phối hợp thực hiện hiệu quả phong trào “Dân vận khéo”

09:59 28/11/2024

Nhờ phối hợp tốt trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị mà các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh đã góp phần củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trên địa bàn.

Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị đạt chuẩn mức 1 phải trang trọng

17:28 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 27-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, có cuộc họp Ban tổ chức Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1, theo Quy định số 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị đạt chuẩn.

Mỗi ngày lan tỏa một thông tin tích cực

08:29 27/11/2024

Tập trung vào mục tiêu lấy “xây” để “chống”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, mô hình “Phủ xanh thông tin tích cực” được Hội LHPN tỉnh thực hiện thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền trong toàn Hội và ngoài xã hội.

Nâng cao nhận thức phụ nữ về bình đẳng giới

08:18 27/11/2024

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ đang tiếp tục tăng cường thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ trên địa bàn về bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong tình hình mới.

Góp sức xây dựng Đảng của những chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở

17:58 26/11/2024

Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hơn 180 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi

21:42 02/12/2024

(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, GDTX cấp tỉnh năm học 2024-2025. Tham gia hội thi năm nay, có 185 giáo viên giỏi (119 giáo viên THCS và 66 giáo viên THPT, GDTX cấp THPT) được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, trung tâm, cấp huyện 1-2 năm liền kề.

Phát động Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường”

21:40 02/12/2024

(HG) - Ngày 2-12, tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Sở Tư pháp phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường” năm 2024. Cuộc thi được phát động đến học sinh đang học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi đợt II

19:18 02/12/2024

Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Triển vọng từ mô hình trồng nấm mối đen

19:15 02/12/2024

Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.