Thứ Năm, ngày 06/10/2016 | 08:08
Mặc dù ít đất sản xuất, nhưng chị Lý Thị Phưm, ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, đã biết tính toán, lựa chọn mô hình làm ăn phù hợp, vượt khó để phát triển kinh tế gia đình.
Chị Phưm là một trong những tấm gương phụ nữ dân tộc Khmer tiêu biểu vượt khó phát triển kinh tế ở xã Xà Phiên.
Sinh ra trong một gia đình nông dân không mấy khá giả, phải sống với ông bà ngoại từ nhỏ và chị cũng như nhiều người con gái khác ở Xà Phiên phải đi lấy chồng từ tuổi đôi mươi. Ngày chị theo chồng, ông bà ngoại cho vợ chồng chị hơn một công đất cùng với lời dặn: “Từ rày tụi bây tự bảo ban nhau làm ăn để có của ăn của để, sau này lo cho con cái. Tao già rồi không còn giúp đỡ được gì cho tụi bây nữa. Giàu thì hưởng, nghèo thì tự mà chịu”.
Hiểu được những điều ông bà căn dặn, vợ chồng chị Phưm ra sức tính toán làm ăn. Vốn nổi tiếng chăm chỉ, giỏi giang từ nhỏ nên chỉ sau 8 năm ra riêng, giờ gia đình chị Phưm đã có một cuộc sống khá giả hơn so với nhiều hộ trong ấp. Bằng cái giọng chân chất, chị Phưm chia sẻ: “Nghèo sẽ khiến con cái thua thiệt người ta đủ đường, nên vợ chồng tôi quyết không để con mình sống trong nghèo khó. Có làm thì mới có ăn, còn sức khỏe thì ráng mà làm lo cho con cái ăn học thành tài để sau này tuổi già mình không phải vất vả”.
Ban đầu, với hơn một công đất ruộng, chị Phưm trồng lúa, tận dụng mặt nước trong ao mua lưới về làm vèo nuôi cá trê. Nhận thấy không thể phát triển kinh tế dựa trên việc trồng lúa và nuôi cá, chị Phưm lên kế hoạch nuôi vịt, cải tạo đất xung quanh nhà trồng rau. Để có vốn ban đầu, vợ chồng chị đi cắt lúa mướn mấy vụ liền. Sau khi có vốn, chị Phưm đi học hỏi cách trồng rau màu rồi về áp dụng trên đất nhà. Lần đầu tổ chức mô hình rau không đạt năng suất, không nản chí, chị Phưm tiếp tục mua giống về trồng lại.
“Thất bại có lần đầu, sau rút kinh nghiệm trồng lại đều đạt kết quả tốt. Giờ trồng rau bán cũng gần 7-8 năm rồi, mặc dù là mô hình kinh tế phụ nhưng cho thu nhập ổn định lắm. Trồng rau màu không khó, chỉ cần chịu cực là được thôi. Đất ít nên quanh nhà chỗ nào trống là tôi đều tận dụng trồng cây này cây kia để bán kiếm thêm thu nhập, không bán được thì để ăn khỏi tốn tiền mua”, chị Phưm nói.
Dạo một vòng xung quanh nhà mới thấy chị nói đúng, hầu như chị tận dụng hết, không để đất trống. Với mô hình này, chị Phưm trồng đủ các loại rau muống, cải trời, cải xà lách, rau thơm… mỗi loại chị trồng vài luống đủ bán quanh năm. Mô hình này cho thu nhập bình quân khoảng 200.000 đồng/ngày.
Ngoài trồng rau, chị Phưm còn trồng nấm rơm. Kể về mô hình này, chị cho biết, năm 2010, thấy người bà con trồng nấm rơm cho hiệu quả kinh tế nên bàn với chồng mua rơm về chất, do chịu khó học hỏi kinh nghiệm, biết cách chăm sóc nên vụ rơm nào cũng đạt năng suất cao. Sau mỗi vụ, trừ chi phí gia đình còn lợi nhuận khoảng 10-15 triệu đồng.
Không chỉ dừng lại ở những mô hình chăn nuôi, trồng trọt, vào thời gian nông nhàn, chị Phưm còn cùng chồng đi Sóc Trăng mua củi về bán lại cho các lò than và những người có nhu cầu. Nhờ tích cóp được vốn liếng, hiện tại chị đã mướn thêm 2 công đất để trồng lúa và hoa màu. Dự định sắp tới của chị là xây chuồng nuôi heo.
Chị Trương Thị Mỹ Lệ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 4, chia sẻ: “Phưm là một trong những hội viên phụ nữ dân tộc tiêu biểu về làm kinh tế giỏi. Mặc dù còn trẻ nhưng em rất biết lo toan, tính toán trong ngoài. Thấy Phưm “làm không hở tay” mọi người trong xóm này ai cũng thương. Không chỉ siêng năng, giỏi làm, các hoạt động hội phụ nữ Phưm cũng nhiệt tình tham gia”.
Được nghe về hành trình vượt khó, thoát nghèo của gia đình chị Phưm, chúng tôi cảm nhận được giọt mồ hôi mặn đắng còn vương đâu đó trên mảnh ruộng, thửa vườn, nơi vườn rau đang xanh mởn, nơi cánh đồng lúa đang trĩu vàng nặng hạt.
Từ một hộ khó khăn, nhưng bằng những cách làm hay, giờ đây gia đình chị Phưm đã có thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng/năm. So với nhiều người, đó chưa phải là cao, nhưng với một gia đình chỉ lập nghiệp từ diện tích đất nhỏ hẹp thì đây là một thành quả rất đáng khen ngợi.
Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT
07:52 30/06/2025
Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,
11:09 27/06/2025
(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.
08:39 27/06/2025
(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.
05:46 27/06/2025
Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.
09:54 25/06/2025
(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.
09:50 25/06/2025
(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.
05:54 25/06/2025
Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!
06:41 24/06/2025
(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
13:59 23/06/2025
(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
05:52 23/06/2025
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...