Thứ Tư, ngày 14/05/2025 | 16:07
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lần đầu tiên sau gần 80 năm, trên cơ sở chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội sẽ quyết định chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp - một cuộc cải cách mang tính lịch sử.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
Sáng 14/5, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, các ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội là rất sâu sắc, toàn diện, thực tiễn và xác đáng. Bộ Nội vụ cam kết tiếp thu tối đa để hoàn thiện dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) - một đạo luật có ý nghĩa quan trọng của nền hành chính nhà nước.
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, đây được coi là dấu mốc lịch sử của công tác lập pháp Việt Nam, vì lần đầu tiên sau gần 80 năm kể từ ngày thành lập nước, trên cơ sở chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội xem xét và sẽ quyết định chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.
Đây là một cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện mang tính kiến tạo sâu sắc, phản ánh tầm nhìn chiến lược và quyết tâm đổi mới của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, của đồng chí Tổng Bí thư, của Quốc hội, của Chính phủ để đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới.
"Cuộc thảo luận hôm nay có thể được coi là một dấu ấn mang tính lịch sử, thể hiện sự chuyển đổi từ tư duy quản lý hành chính sang quản trị kiến tạo, phục vụ; từ phân công hành chính sang phân cấp, phân quyền và trao quyền một cách thực chất, rõ ràng; từ bộ máy hành chính của chính quyền địa phương còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc sang một hệ thống hành chính địa phương tinh gọn, với mục tiêu gần dân, sát dân và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn", Bộ trưởng nhấn mạnh.
4 yếu tố nền tảng cho cải cách chính quyền địa phương
Làm rõ những nguyên tắc và yếu tố xuyên suốt của dự luật, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc xây dựng dự thảo Luật được quán triệt từ 4 yếu tố nền tảng.
Thứ nhất, xác lập chỉnh thể cấu trúc pháp lý của chính quyền địa phương 2 cấp trên nền tảng tuân thủ một số điều có liên quan đến Hiến pháp đang sửa đổi và trên nền tảng để thể chế hóa chủ trương của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 60 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 11 vừa qua cùng các kết luận và chủ trương lớn khác của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
Thứ hai, kế thừa, bổ sung và phân định rõ ràng thẩm quyền để phân cấp, phân quyền và ủy quyền giữa Trung ương với địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau, tạo cơ sở pháp lý cho toàn bộ hệ thống pháp luật chuyên ngành sửa đổi đồng bộ sau này. Nguyên tắc này nhằm thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của địa phương theo đúng tinh thần “Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Thứ ba, minh định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương, phù hợp với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Thứ tư, thiết lập đầy đủ, toàn diện cơ sở pháp lý để tháo gỡ tất cả khó khăn, rào cản, vướng mắc cho việc chuyển đổi chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp, nhưng gắn với việc thực hiện được ngay việc phân cấp, phân quyền và ủy quyền theo chủ trương của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương để địa phương thực hiện đúng mục tiêu.
Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
Phân cấp, phân quyền và cơ chế linh hoạt trong điều hành
Một trong những vấn đề trọng tâm được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm là nguyên tắc phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền. Theo Bộ trưởng, dự thảo đã cơ bản kế thừa các quy định trong Luật hiện hành (vừa được sửa đổi tháng 2/2025) và tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật lập pháp để bảo đảm yêu cầu chính trị, pháp lý, quản trị, tạo cơ sở dẫn dắt cho toàn bộ các luật chuyên ngành sẽ kịp thời được sửa đổi, bổ sung.
Theo đó, dự thảo đã xác lập đầy đủ về nguyên tắc, phạm vi, chủ thể, nội dung, hình thức, điều kiện để phân cấp, phân quyền và ủy quyền, đồng thời kèm theo cơ chế kiểm soát để bảo đảm phát huy vai trò chủ thể của chính quyền địa phương trong quyết định, tổ chức, thực hiện và chịu trách nhiệm đối với mọi công việc thuộc thẩm quyền được giao. Đây là điểm quan trọng nhất về nguyên tắc phân định thẩm quyền.
Các quy định bảo đảm phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương về quyền lực Nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công phù hợp giữa các cơ quan tổ chức thực hiện lập pháp, hành pháp và tư pháp, đặc biệt là giữa Trung ương và địa phương.
Trong đó, nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền được thực hiện với sự rà soát thận trọng, kỹ lưỡng và dự liệu cả những vấn đề có thể phát sinh trong quá tổ chức thực hiện liên quan đến phân cấp, phân quyền để thiết lập cơ chế điều hành sáng tạo, năng động, linh hoạt cho chính quyền địa phương cũng như bảo đảm trong những trường hợp "cần thiết", chính quyền địa phương có thể chủ động xử lý tình huống.
Bộ trưởng lấy ví dụ tại khoản 4 Điều 11 của dự thảo, trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phải kịp thời giải quyết các vấn đề nhằm bảo đảm sự vận hành thông suốt, không để trì trệ, không bị gián đoạn, phù hợp với nguyên tắc của tổ chức chính quyền gắn với thẩm quyền, trách nhiệm, phân cấp, phân quyền nhưng không buông lỏng.
Vấn đề "trường hợp cần thiết" - một thuật ngữ được sử dụng trong dự thảo, đã được Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà giải thích cặn kẽ. Đó là khi cơ quan chuyên môn hoặc cấp xã không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ nào khi phát sinh vấn đề khẩn cấp, phức tạp, nhạy cảm vượt quá khả năng giải quyết của cấp dưới; khi phát sinh các nhiệm vụ đột xuất, bất thường cần phản ứng nhanh kịp thời; khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xác định có biểu hiện trì trệ, né tránh; hoặc các tình huống cần điều phối, điều hòa liên vùng, liên xã trong trường hợp cấp bách.
"Thực tiễn rất đa dạng, phong phú, nếu không có cơ chế này, thực sự không đảm bảo được yêu cầu vận hành trơn tru, liên thông, thống nhất, hiệu quả", Bộ trưởng nhấn mạnh và nói thêm trong Luật Tổ chức Chính phủ cũng có một điều khoản giao Thủ tướng xử lý tình huống trong trường hợp cần thiết.
Cũng theo Bộ trưởng, hiện nay, qua rà soát, có tới 177 luật quy định về thẩm quyền của các bộ trưởng, 152 luật quy định thẩm quyền cụ thể của Thủ tướng Chính phủ, 170 luật quy định cụ thể thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và UBND cấp huyện.
Hiện có tới 474 nhiệm vụ được quy định trong 104 luật, 249 nghị định, thông tư cần phân cấp hoặc phân định lại và dự kiến sẽ phân cấp 140 nhiệm vụ cho địa phương, phân định lại thẩm quyền chính quyền cấp xã với khoảng 300 nhiệm vụ cùng với 90/99 nhiệm vụ đang nằm trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành.
"Như vậy, cần phải xử lý ngay. Sau khi Quốc hội thông qua dự luật này, các bộ sẽ phải khẩn trương tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện để bảo đảm phù hợp và đồng bộ", Bộ trưởng nói và cho biết thêm Chính phủ sẽ ban hành 25 nghị định hướng dẫn thi hành, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để chính quyền địa phương hai cấp có thể chính thức vận hành từ ngày 1/7/2025.
Theo Thu Giang/baochinhphu.vn
16:06 14/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, giao nhiệm vụ cụ thể đến từng cấp, từng vị trí, đảm bảo bộ máy vận hành thông suốt và hiệu quả.
05:55 14/05/2025
(HG) - Tại thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức Ngày hội Thanh niên công nhân gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường.
08:22 13/05/2025
Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển, Hội Nông dân huyện Châu Thành đã xây dựng mô hình 6 trong 1 và nhân rộng trên toàn huyện.
08:09 13/05/2025
Việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, giảm nhiều phường, xã sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều bài toán mới, trong đó có vấn đề quản lý, sử dụng hiệu quả trụ sở dôi dư, tránh bỏ hoang, lãng phí.
07:57 13/05/2025
(HG) - Sáng ngày 12-5, tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Chương trình Kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/2025), với chủ đề “Tự hào truyền thống - Vững bước tương lai”.
07:33 12/05/2025
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nhiệm thu cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hậu Giang”, do Ths. Lê Văn Tuyên làm chủ nhiệm, Trường Chính trị tỉnh là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ tháng 5 năm 2023 đến nay, với tổng kinh phí gần 1,2 tỉ đồng.
05:55 12/05/2025
Thiết thực lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, lan tỏa tinh thần thi đua xây dựng quê hương giàu đẹp.
10:12 10/05/2025
(HGO) - Sáng ngày 9-5, Liên đoàn Lao động thị xã Long Mỹ tổ chức Lễ ra mắt Nghiệp đoàn dân quân tự vệ và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở phường Thuận An.
08:21 09/05/2025
Đầu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sau Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ 1954, trong vùng giải phóng Vị Thanh - Hỏa Lựu vẫn tiếp nối, duy trì các trường học dạy con em nhân dân, nhưng khi địch ban hành Luật 10/59 tố cộng, diệt cộng; các thầy, cô giáo cách mạng phải tạm lánh đi.
07:52 09/05/2025
(HG) - Ngày 8-5, Công đoàn UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025.
16:07 14/05/2025
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lần đầu tiên sau gần 80 năm, trên cơ sở chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội sẽ quyết định chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp - một cuộc cải cách mang tính lịch sử.
16:06 14/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, giao nhiệm vụ cụ thể đến từng cấp, từng vị trí, đảm bảo bộ máy vận hành thông suốt và hiệu quả.
16:03 14/05/2025
Thủ tướng yêu cầu trước hết mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất.
07:51 14/05/2025
Trong bối cảnh giá điện biến động và nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao, việc đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời (NLMT) không còn là xu hướng, mà đã trở thành giải pháp tất yếu giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí - chủ động nguồn điện - bảo vệ môi trường.