Đề nghị sửa những điều còn vướng mắc, bất cập trong thực hiện Luật Đầu tư công

Thứ Năm, ngày 20/09/2018 | 14:42

Sáng 20-9, tiếp tục chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công.

Trình bày tờ trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Luật Đầu tư công được ban hành năm 2015 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện, Luật Đầu tư công đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần được sửa đổi, hoàn thiện như: Khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện; một số quy định trong Luật Đầu tư công quá cứng nhắc, hoặc chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng các quy định đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; tồn tại một số điểm chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư công với các luật khác như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch...

Dự thảo Luật tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến 3 nhóm chính sách chủ yếu. Đó là, nhóm chính sách về quy định chung, trong đó, đã tiếp thu ý kiến của bộ, ngành, địa phương đối với các quy định về nguồn vốn đầu tư công; phân loại nguồn vốn; phạm vi điều chỉnh; điều kiện áp dụng; phân loại dự án... Thứ hai là nhóm chính sách về quản lý dự án, trong đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy trình, trình tự, thủ tục, thẩm quyền liên quan đến chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án theo hướng đẩy mạnh phân cấp, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan; đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính; giảm bớt, rút gọn hoặc bãi bỏ các thủ tục rườm rà, không cần thiết, mất nhiều thời gian, nhằm cải thiện chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án, góp phần đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công ngay sau khi dự án đủ thủ tục đầu tư và được bố trí kế hoạch vốn. Thứ ba là nhóm chính sách về quản lý kế hoạch đầu tư công, trong đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy trình, trình tự, thủ tục liên quan đến lập, thẩm định, quyết định, giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo hướng phân cấp mạnh mẽ, tạo sự chủ động, linh hoạt trong điều hành, thực hiện kế hoạch, tăng cường hậu kiểm....

Thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, một trong những yêu cầu quan trọng trong lần sửa đổi này là phải cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, đối chiếu với dự thảo luật cho thấy, còn nhiều thủ tục chưa được đơn giản hóa, thậm chí một số quy trình, thủ tục còn phức tạp hơn như quy trình xử lý nguồn vốn ODA; quy trình thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 3 năm...

Thảo luận tại phiên họp, cơ bản tán thành với việc sửa đổi Luật Đầu tư công nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, song các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều cho rằng cần rà soát, nghiên cứu lại các quy định cần sửa đổi chứ không sửa đổi toàn diện dự thảo luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh nên rà soát, nghiên cứu lại, chỉ nên chọn những điều bất cập để sửa, còn những điều kia vẫn cho vận hành. “Trong những năm gần đây, tác động của đầu tư công đã đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam ổn định ở mức cao và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần cân đối ngân sách. Do đó, không cần thiết sửa toàn bộ luật, Chính phủ chỉ nên xem xét lại sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ để hỗ trợ các dự án triển khai tốt và cả sự phối hợp trong nội bộ từng bộ để xử lý hồ sơ, thủ tục”, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nêu rõ.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, cái gì đang vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công thì mới sửa luật. “Tờ trình nêu còn có sự lúng túng là đúng, bởi chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới, tức từ kế hoạch đầu tư công hằng năm sang trung hạn, nhưng vấn đề này không phải do luật. Hay những điểm mà Chính phủ cho rằng còn “cứng nhắc”, “chưa đầy đủ” như công tác đầu tư, quyết định đầu tư, thẩm định vốn, khả năng cân đối nguồn vốn, giao vốn nhiều lần,… lại cũng không phải do luật mà do khâu thực hiện”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Cho rằng rõ ràng 2 năm qua, kinh tế Việt Nam lại tăng trưởng và phục hồi mạnh, được thế giới đánh giá cao, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt vấn đề như vậy có phải do Luật hay không và nhấn mạnh một lần nữa nguyên nhân do không tổ chức thực hiện luật chứ không phải do quy định trong luật. “Luật đầu tư công có khó khăn, nhưng bất cập trong Luật chỉ là một phần, còn phần nhiều hơn do tổ chức thực hiện Luật đầu tư công chưa nghiêm. Tôi đồng ý cái cứng nhắc thì rà soát lại, cái gì thiếu, chưa đồng bộ thì sửa đổi, còn những gì không phải do Luật mà do công tác điều hành thì không sửa”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị rà soát lại một vài Nghị định của Chính phủ xem liệu có gây khó khăn cho triển khai thực hiện hay không vì khiến thủ tục rườm rà thêm, gây khó khăn và ảnh hưởng tới tiến độ đầu tư công. “Không phủ nhận rằng Luật Đầu tư công còn một số vấn đề bất cập cần sửa nhưng nếu đổ thừa hết do Luật thì không đúng. Lần họp tới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi sẽ cung cấp cho thấy triển khai Luật Đầu tư công không được là do triển khai thực hiện chứ không phải do Luật”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉ sửa những điều thực sự còn vướng mắc, bất cập, chứ không sửa toàn diện luật. Đồng thời, Ban soạn thảo cần rà soát lại toàn bộ dự án luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý ổn định, khả thi, phù hợp với thực tiễn, không để tình trạng Luật vừa ban hành đã phải sửa đổi và bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Theo PHƯƠNG HẰNG/qdnd.vn

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hậu Giang tiếp tục phát triển ấn tượng

07:52 30/06/2025

Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,

Kết nạp đảng viên đạt 54,31%

11:09 27/06/2025

(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.

11 công đoàn cấp huyện và tương đương kết thúc hoạt động kể từ ngày 30-6

08:39 27/06/2025

(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.

Một “mái nhà” - Một khát vọng

05:46 27/06/2025

Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.

Mỗi cán bộ đoàn, hội, đội không ngừng đổi mới, thích ứng, tiên phong và sáng tạo

09:54 25/06/2025

(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.

Xây dựng 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở

09:50 25/06/2025

(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.

Hậu Giang ơi, còn mãi trong tim !

05:54 25/06/2025

Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!

Đẩy mạnh chăm lo hội viên, nông dân nghèo

06:41 24/06/2025

(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

Lan tỏa phong trào phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng gia đình hạnh phúc

13:59 23/06/2025

(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Bố trí hài hòa, hợp lý chỗ làm việc cho từng cán bộ, công chức

05:52 23/06/2025

Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...