Thứ Hai, ngày 18/04/2022 | 09:18
20 tuổi (năm 1965), chàng thanh niên Vương Văn Thanh (Bảy Thanh), ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Lựu (lớn), nay là xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, thoát ly gia đình tham gia công tác thành (nội thành) ở thành phố Cần Thơ cũ, lập nhiều chiến công, giúp cách mạng có nhiều tin tức quan trọng để tổ chức tiêu diệt địch, góp phần cho quê hương sớm sạch bóng quân thù.
Ông Vương Văn Thanh bên các danh hiệu cao quý được Nhà nước phong tặng.
Suốt 10 năm tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Bảy Thanh chỉ hoạt động trong “tối” nên đa số gọi ông là tình báo. Dáng người mảnh khảnh, nói ít, làm người viết nhớ đến nhà tình báo chiến lược tài ba Phạm Xuân Ẩn.
Tình báo đánh tình báo
Tham gia công tác thành ở Thành ủy Cần Thơ cũ, Thanh được đào tạo bài bản, giao nhiệm vụ tổ chức hoạt động phong trào thanh niên, học sinh; bí mật rải truyền đơn, dán cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khắp nơi, tuyên truyền về phong trào cách mạng để Nhân dân cùng chung sức đánh Mỹ… và nhiệm vụ nào ông cũng hoàn thành tốt. Ông Bảy Thanh kể, tổ mình hoạt động có tên gọi “Tổ 3-3”, tức 3 người hoạt động trong 1 tổ biết mặt nhau và được giao nhiệm vụ 1 người phải phát triển thêm 3 người khác nhằm hoạt động mạnh hơn, cứ như thế nhân lên và hoàn toàn bí mật.
Hỏi từ đâu có nguồn tài liệu mật để hoạt động thường xuyên, Bảy Thanh “bật mí” rằng có hệ thống giao liên từ trong vùng giải phóng đưa ra, cả súng đạn cung cấp cho mình để chiến đấu.
Sau hơn 2 năm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tháng 10-1967, Vương Văn Thanh được Thành ủy Cần Thơ giao nhiệm vụ quan trọng là đánh mìn nhóm tình báo CIA của Mỹ đang ở Cần Thơ (tình báo Tây Nam bộ).
Thật là nhiệm vụ rất quan trọng và khó khăn, nhưng ông Bảy kể được cái là chỗ trường học nơi mình học, hoạt động sát vách tường nhà nơi bọn tình báo đang đồn trú. Do được đào tạo kỹ nên ông Bảy dễ dàng mang quả mìn nổ chậm 25kg lên tầng lầu cao nhất nơi địch ở để gài. “4 giờ sáng tôi gài xong, hẹn 1 tiếng sau nổ; khi vừa đặt trái xong, tuột xuống đất là có người chở đi liền để tránh khi mìn nổ, bọn địch sẽ lùng sục gắt gao”, ông kể.
5 giờ sáng, tiếng nổ long trời từ trên lầu dẫn đến sụp toàn bộ căn nhà lầu, tiêu diệt 3 tên Mỹ, 2 tên ngụy và 1 bà nấu ăn. Đây là chiến công rất lừng lẫy mà theo Bảy Thanh không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài đều biết. Vậy là anh thanh niên hàng ngày với áo quần thư sinh càng được tin tưởng.
Mùa xuân Mậu Thân năm 1968, Thanh được giao dẫn đường cho bộ đội đánh chiếm Phòng Thông tin, Đài Phát thanh - Truyền hình của địch. Nhiệm vụ hoàn thành khi bộ đội chiếm được 2 cơ sở này nhưng đứt liên lạc, không làm chủ được lâu. Hôm sau, địch phản công, vây bắn trả khốc liệt làm ta thiệt hại nặng.
Khi ấy, Bảy Thanh thoát được ra ngoài, thực hiện “nối” liên lạc với tổ chức, nhưng đi chừng 1 cây số thì địch phát hiện.
Bị tra tấn dã man và khí tiết của Bảy Thanh
Những đòn roi địch dùng cho ông thật vô cùng đau đớn, kể chậm từng lời mà khóe mắt ông rưng rưng.
Ông Bảy kể, thoát ra ngoài rồi, với bộ đồ thư sinh, không mang theo thứ gì nên khá tự tin, tuy nhiên, địch “thà bắt lầm còn hơn bỏ sót” nên ông phải lên xe “xúc chó” về đồn.
Câu duy nhất khai với địch từ khi bị bắt đến suốt quá trình tra tấn 3 tháng trời của ông là: “Tết nhứt tui đi chơi, thăm bạn bè và người yêu; đi chơi dọc đường gặp hai bên đánh nhau nên tôi mới chạy trốn, kiếm đường về nhà thì mấy ông bắt tui”.
“Cuộc sống” trong khám của ông thật khổ nhục, đó là cơm vắt, cá thịt ôi thiu, duy nhất 1 bộ đồ dính da, ngủ trơ trọi ở nền xi măng dơ lạnh… Tàn ác hơn nữa là chúng dùng nhiều cực hình tra tấn ông, thường vào buổi sáng để hòng moi thông tin. “Nó đánh tàn thây lắm”, ông Bảy nói.
Chúng tra khảo: Mầy phải khai cơ sở mầy ở đâu, ai chủ trì, khai thì tao thả mầy ra… Và ông chỉ duy nhất 1 câu trả lời từ đầu đến cuối. Thế là dùi cui liên tục vụt vào người ông, mỗi lần cả trăm cái, thâm tím toàn thân. Bữa khác là treo ông lên rồi 3-4 tên xúm nhau đấm đá không thương xót.
Không khai thác được gì, chúng lại châm điện, trấn nước, hoặc đè ông ra đổ nước vào họng cho đến khi bất tỉnh… Ông chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần nhưng 1 từ không hé răng. “Trong lúc chết giấc, lúc vừa tỉnh tỉnh, tôi lại nghe chúng hỏi tổ chức mầy ở đâu, mầy làm gì, quan hệ với ai… vậy là tôi giả vờ lịm đi chứ không tỉnh sớm cho chúng tra hỏi nữa”, Bảy Thanh nhớ lại.
Dĩ nhiên với một cộng sản trung kiên, việc chết cũng không khai nửa lời là điều chắc chắn, nhưng để rõ hơn, người viết hỏi “Sao ông không khai?” thì nhận được thêm câu trả lời cho thấy Việt Nam thắng Mỹ nhờ nhiều về lực lượng tình báo.
Ông Bảy kể: “Điều tra viên tra hỏi tôi, chửi nặng tôi như thế này: “Đ.M mầy, mầy khai tầm bậy, tao giết mầy luôn; có sao nói vậy”. Điều đó làm tôi nhớ lại bài học đã được dạy - người của mình”.
Chúng khép ông thuộc diện tình nghi nằm trong phong trào học sinh, sinh viên hoạt động cộng sản nội thành. Ba tháng cực hình chúng không khai thác được gì nên đưa ông đi trại cải huấn để giáo dục và cho tập luyện chiến đấu ở An Giang. “Ra trường”, ông Bảy xin về Cần Thơ làm hậu cần bên địch. “Làm hậu cần là được đi chợ nên không lâu sau tôi bắt liên lạc được với tổ chức, trốn về tiếp tục nhiệm vụ ở Thành ủy Cần Thơ”, Bảy Thanh nói.
Có lẽ đã chịu nhiều đau đớn nên ông Bảy được phân công nhiệm vụ khác nhưng cũng vô cùng bí mật. Đó là làm mộc giả, giấy tờ giả để đưa cán bộ đi hoạt động bên ngoài, như mộc Tổng nha Cảnh sát, mộc tỉnh, huyện của chế độ ngụy…
Làm đến năm 1971, ông đi học; năm 1972, ông được đưa ra ngoài làm công nhân “vác khuân thuê mướn” để nắm tình hình địch, tình hình xã hội báo cho tổ chức… Ông Bảy kể, những lần giao liên và ông trao đổi thông tin rất nhanh, đảm bảo đúng nguyên tắc, như mấy giờ, ngày mấy, tháng mấy, ở đâu, có ai mặc đồ gì, nón gì, đi dép gì đến nhận thư mật, khi chúng tôi trao đổi thư xong là đi ngay, không nói thêm bất cứ câu nào… Ông làm nhiệm vụ này cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Hòa bình, ông về nơi chôn nhau cắt rốn tiếp tục phục vụ cách mạng. Nếu trong kháng chiến ông cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thì thời bình, ông tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ đại đoàn kết toàn dân tộc với chức vụ Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Vị Thanh 2 nhiệm kỳ rồi về hưu. Ông Vương Văn Thanh được Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý và có lẽ danh hiệu dũng cảm, kiên cường, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc là cao quý nhất...
Bài, ảnh: TRÍ THỨC
07:52 30/06/2025
Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,
11:09 27/06/2025
(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.
08:39 27/06/2025
(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.
05:46 27/06/2025
Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.
09:54 25/06/2025
(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.
09:50 25/06/2025
(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.
05:54 25/06/2025
Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!
06:41 24/06/2025
(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
13:59 23/06/2025
(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
05:52 23/06/2025
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...