Vị Thanh: Hình thành và phát triển

Giáo dục - đào tạo trên địa bàn Vị Thanh thời hòa bình, xây dựng

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 | 05:48

Sau ngày giải phóng 1975, Thị xã ủy chỉ định ban điều hành lâm thời về công tác giáo dục, để tiếp thu và quản lý cơ sở vật chất gần như nguyên vẹn của giáo dục các giai đoạn trước.

Học sinh tham gia sinh hoạt dưới cờ tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn, thành phố Vị Thanh.

Thời điểm này, mạng lưới trường học gồm 12 trường tiểu học, 1 trường trung học công lập,1 trường trung học bán công, 1 trường trung học tư thục. Tiếp đó, thị xã chỉ đạo tiến hành huy động giáo viên, học sinh bước vào năm học 1975-1976 với 16 trường trung học, tiểu học, gồm 131 lớp, 6.139 học sinh, 119 giáo viên. Đồng thời nhận từ cấp trên về 41.648 cuốn sách giáo khoa, phân phối kịp thời cho các em học sinh có tài liệu học tập mới. Các trường nêu trên đều trở thành trường công, đổi gọi 3 cấp học: Cấp I, cấp II và cấp III.

Trên địa bàn thị xã có thêm các trường của tỉnh như: Trường bổ túc Văn hóa Công Nông, Trường thiếu sinh quân, Trường đào tạo cán bộ y tế.

Theo sách “Lịch sử Đảng bộ thị xã Vị Thanh”: Do chiến tranh nên có một số gia đình nghèo không có điều kiện cho con em học hành, nên số người mù chữ sau giải phóng tại thị xã Vị Thanh lên tới trên 1.500 người, họ phần lớn là dân lao động. Chấp hành Chỉ thị 221-CT/TW, Thị xã ủy, UBND thị xã và phòng giáo dục đã phát động chiến dịch diệt dốt, lấy tên “Mùa xuân diệt dốt lập công dâng Đảng”. Ngày 6-3-1977, trên 1.000 người tham gia phong trào, đi xuống các phường, khóm dạy cho những người mù chữ. Sau một thời gian ngắn, đã có 442 người thoát dốt.

Từ ngày 1-1-1978, thị xã Vị Thanh hợp nhất với huyện Long Mỹ; xuống cấp trở thành thị trấn Vị Thanh. Cấp thị trấn không còn quản lý trường học; hoạt động giáo dục chỉ mang tính phong trào, như bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, xây dựng ấp văn hóa (trong đó, có tiêu chuẩn trường học khang trang, sạch, đẹp, xóa trường, lớp tre, lá học 3 ca). Trong thời gian dài gần 20 năm, do kinh tế ngân sách khó khăn, nên cơ sở vật chất các trường học, nhất là vùng ven xuống cấp trầm trọng nhưng không được sửa chữa. Một mặt, lại phát sinh các điểm, phòng học tre, lá, nên công tác giáo dục gặp nhiều khó khăn.

Từ thập niên 90 (thế kỷ XX), thực hiện chủ trương những năm văn hóa xã hội, cần kiệm xây dựng quê hương - tập trung cho cơ sở, nhiều điểm trường vùng ven và các xã Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Vị Tân,... được xây dựng, từng bước xóa lớp học ca 3. Huyện Vị Thanh đã đầu tư 415 triệu đồng cho lĩnh vực giáo dục, xây dựng được 53 phòng học, xóa được các lớp học 4 ca.

Do tình hình kinh tế càng khó khăn, nên từ năm 1989-1990, có đến 350 giáo viên toàn huyện Vị Thanh bỏ việc. Điều đáng mừng là tại các điểm trường thị trấn Vị Thanh, chỉ có vài ba trường hợp. Từ giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1995-1999), các mặt hoạt động kinh tế - xã hội chuyển biến dần theo hướng tích cực, với việc cho ngành giáo dục mở hệ B, lập lại trường bán công, nhà trẻ tư nhân,... Ngoài ra, còn có các trường dạy nghề cho thanh niên.

Đến năm 1999, thị xã Vị Thanh tái lập; rồi trở thành tỉnh lỵ Hậu Giang, đã mở ra thời kỳ phát triển mới cho hoạt động ngành giáo dục - đào tạo trên địa bàn Vị Thanh. Trong tiến trình đô thị hóa, khẳng định vị thế đô thị trung tâm tiểu vùng Tây sông Hậu - Bắc bán đảo Cà Mau, Vị Thanh còn phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo của tiểu vùng, với sự ra đời của các công trình mới. Đó là sự chuyển hướng mạnh mẽ của hoạt động giáo dục - đào tạo trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho một tỉnh mới thành lập.

 Nếu những năm còn là cấp huyện và thị xã mới tái lập, công tác giáo dục - đào tạo chủ yếu ở các cấp học mầm non và phổ thông, thì đến giai đoạn trở thành tỉnh lỵ, hoạt động giáo dục trên địa bàn chuyển hướng mạnh sang đào tạo nguồn nhân lực, thông qua các trường chuyên nghiệp của tỉnh mới lập. Giai đoạn đầu tái lập thị xã (2000-2005), đáp ứng yêu cầu phát triển thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công tác giáo dục - đào tạo được quan tâm đầu tư đáng kể. Kết quả, đã xóa được trường tranh, tre, lá và lớp học 3 ca; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2003. Việc huy động trẻ và học sinh đến trường luôn đạt tỷ lệ cao.

 Giai đoạn trở thành thành phố của tỉnh Hậu Giang, công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn Vị Thanh tiếp tục phát triển mạnh. Toàn thành phố xây dựng mới 7 trường, nâng tổng số trường học do thành phố quản lý là 30 trường (tăng 15 trường so với năm 2010). Trên địa bàn còn có 3 trường trung học phổ thông, do tỉnh quản lý.

Đặc biệt, thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Hầu hết giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Giai đoạn 2010-2015, thành phố đã xây dựng mới 51 công trình về giáo dục - đào tạo, tổng kinh phí đầu tư 173 tỉ đồng, vận động xã hội hóa phục vụ sự nghiệp giáo dục 29 tỉ đồng. Năm học 2011-2012, vận động 16.274 học sinh đến lớp, đạt 107,8% kế hoạch. Thời điểm năm 2015, có 22/30 trường đạt chuẩn quốc gia.

Điểm nổi bật của hoạt động giáo dục - đào tạo thời kỳ phát triển là sự quan tâm đầu tư hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, thu hút đông đảo sinh viên, học sinh quanh vùng, là nguồn cung cấp nhân lực cho tỉnh và thành phố Vị Thanh.

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hơn 450 đoàn viên, thanh niên được tư vấn, giới thiệu việc làm

14:50 22/05/2025

(HGO) – Sáng ngày 22-5, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp Sở Nội vụ tổ chức Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 450 đoàn viên, thanh niên, trong đó có nhiều thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an trở về địa phương.

Trường Chính trị Hậu Giang: Hai giảng viên được vinh danh xuất sắc và giỏi

11:38 22/05/2025

(HGO) - Hội thi giảng viên giỏi toàn quốc lần thứ IX năm 2025 vừa bế mạc tại Trường Chính trị Tô Hiệu, thành phố Hải Phòng. Tham gia lần này, Trường Chính trị Hậu Giang tiếp tục đạt thành tích xuất sắc.

Phụng Hiệp với chặng đường 20 năm phát triển

05:13 22/05/2025

Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2005/NĐ-CP ngày 26-7-2005 thành lập thị xã Tân Hiệp (nay là thành phố Ngã Bảy). Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, ngày 1-9-2005 huyện Phụng Hiệp chính thức đi vào hoạt động. Trung tâm hành chính huyện đặt tại thị trấn Cây Dương.

Giải đáp nhiều đề xuất, kiến nghị liên quan đến sắp xếp bộ máy

05:12 22/05/2025

Hội đồng nhân dân tỉnh vừa tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động liên quan đến sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Qua ghi nhận, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bày tỏ đồng tình cao với chủ trương sắp xếp bộ máy. Bên cạnh đó, họ đề xuất, kiến nghị nhiều vấn đề về thực hiện chế độ chính sách, điều kiện đi lại, ăn ở, công tác khi thực hiện sáp nhập thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng.

Tập trung chỉnh lý, số hóa tài liệu, sắp xếp bộ máy

06:16 21/05/2025

Huyện Long Mỹ đang tập trung chỉnh lý, số hóa tài liệu và sắp xếp lại tổ chức bộ máy sao cho tinh gọn, hiệu quả.

Sau sáp nhập người dân chúng tôi sẽ tiếp tục đoàn kết, phát triển

06:09 21/05/2025

Sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là một chủ trương lớn, mang tính chiến lược và là bước đột phá trong thể chế của Đảng và Nhà nước.

Có nỗ lực, quyết tâm sẽ làm được

05:53 21/05/2025

Thực hiện nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ấp, khu vực nhằm giúp cơ cấu bộ máy gọn nhẹ, tạo sự thống nhất, đồng thuận từ việc ban hành chủ trương cho đến chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Hơn 110.000 phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số được hỗ trợ từ Dự án 8

15:06 20/05/2025

(HGO) – Sáng ngày 20-5, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.

Đảm bảo giữ vững nguyên tắc quản lý, quản trị ngân sách Nhà nước có kiểm soát

09:23 20/05/2025

Trong phiên thảo luận tổ đóng góp dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội (ĐBQH chuyên trách), Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, có những góp ý để hoàn thiện dự thảo luật trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV.

Hậu Giang có 5 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc

08:12 20/05/2025

(HG) - Trong 3 ngày từ 16 đến 18-5, Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VIII năm 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đại hội có sự tham dự của 444 đại biểu chính thức là những điển hình tiên tiến đạt danh hiệu thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp tỉnh trên các lĩnh vực khác nhau.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 23-5-2025: ĐBSCL phấn đấu cả năm đạt 24 triệu tấn lúa hàng hóa xuất khẩu

16:53 23/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Ngăn chặn lô hàng giả hơn 8 tỷ đồng; Tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung hoạt động trở lại từ 25/5; 15.000 tấn vải thiều sớm sẵn sàng phục vụ thị trường.

Báo chí Cách mạng Cà Mau - Những chặng đường lịch sử vẻ vang

14:27 23/05/2025

Lịch sử báo chí cách mạng Cà Mau là hành trình đấu tranh bằng ngòi bút, bản lĩnh của những Nhà báo. Đó là hành trình không ngừng đổi mới để thích ứng, phát triển, hoàn thành sứ mệnh chính trị và trách nhiệm xã hội.

Góp phần phát triển ngành “công nghiệp không khói”

06:03 23/05/2025

Nhìn lại chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được triển khai giai đoạn qua cho thấy, điều này đã góp phần thu hút nhà đầu tư để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại tỉnh nhà.

Phát huy nghề truyền thống ở xã nông thôn mới

06:01 23/05/2025

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các nghề truyền thống không chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giúp nông thôn phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, tạo nội lực cho địa phương xây dựng NTM.