Thứ Sáu, ngày 09/05/2025 | 08:21
Đầu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sau Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ 1954, trong vùng giải phóng Vị Thanh - Hỏa Lựu vẫn tiếp nối, duy trì các trường học dạy con em nhân dân, nhưng khi địch ban hành Luật 10/59 tố cộng, diệt cộng; các thầy, cô giáo cách mạng phải tạm lánh đi.
Học sinh tại Vị Thanh vào năm 1975.
Như trường hợp soạn giả Vĩnh Điền (Lê Văn Niên) người quê Vĩnh Viễn tham gia kháng Pháp. Sau 1954, anh không đi tập kết, được phân công ở lại hoạt động tại huyện Long Mỹ. Do là cựu học sinh Trường Trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố, Vĩnh Điền được cấp trên giao phụ trách công tác giáo dục các xã Vĩnh Viễn, Vị Thanh, Hỏa Lựu.
Về sau, địch phát hiện, khiến ông phải tạm lánh lên Sài Gòn hoạt động báo chí, văn chương, sân khấu. Vào cao điểm cuộc kháng chiến, từ năm 1965-1966, ngành giáo dục giải phóng Cần Thơ được củng cố về trường, lớp và giáo viên. Phong trào diệt dốt - xóa nạn tái mù chữ được phát động. Các địa phương Long Mỹ, Vị Thanh, Hỏa Lựu tuy nằm trong vùng bom, đạn địch dội xuống ngày ngày, vẫn luôn có không khí học tập sôi nổi, với một số thầy, cô giáo từ miền Bắc, miền Trung được chi viện vào dạy học ở miền Tây Nam bộ - Cần Thơ. Tỉnh Cần Thơ thành lập Tiểu ban giáo dục, với nhiều cụm trường, trong đó có cụm trường Long Mỹ. Tại đây, dạy nhiều lớp vỡ lòng ở các ấp cùng các trường phổ thông cấp I, theo hệ phổ thông 10 năm.
Thời điểm đó, huyện Long Mỹ mở các lớp sư phạm, đào tạo giáo sinh đến 4 tháng về văn hóa và nghiệp vụ sư phạm. Năm học 1964-1965, ngành giáo dục giải phóng tỉnh Cần Thơ xây dựng và đưa vào hoạt động trường trung học nội trú mang tên Tây Đô, đóng tại địa bàn xã Vĩnh Viễn (Long Mỹ) chỉ cách vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh con sông Cái Lớn, Trường Tây Đô dạy tới lớp 6, 7 hệ phổ thông 10 năm; có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp những học sinh có trình độ văn hóa cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Theo sách “Địa chí Cần Thơ”, xã Hỏa Lựu, huyện Long Mỹ từng được đánh giá là một trong các xã đạt kết quả cao về công tác giáo dục. Cuộc kháng chiến ngày càng ác liệt, nhiều giáo viên, học sinh đã đăng ký vào bộ đội chiến đấu ngoài mặt trận, một số khác bổ sung vào các cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể ở các địa phương, sẵn sàng đảm nhận mọi công tác theo yêu cầu tình hình, nhiệm vụ mới. Có thể nói, dù hoàn cảnh hết sức gian khổ, khó khăn, cận kề vùng tạm chiếm của địch, nhưng ngành giáo dục Cần Thơ, Long Mỹ nói chung và Vị Thanh, Hỏa Lựu nói riêng đã kiên cường vừa dạy, vừa học, vừa chiến đấu chống kẻ thù.
Còn đối với hoạt động giáo dục của chính quyền Việt Nam cộng hòa tại Vị Thanh, Chương Thiện trong giai đoạn 1960-1975. Từ năm 1960, với ý đồ xây dựng tỉnh lỵ Vị Thanh là đô thị “kiểu mẫu”, trên nền tảng khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu. Bên cạnh các cơ sở kinh tế, chính quyền Việt Nam cộng hòa tiến hành xây dựng hàng loạt các cơ sở văn hóa, y tế, xã hội. Đặc biệt, là nhanh chóng xây dựng cơ sở, tổ chức hoạt động giáo dục; đáp ứng nhu cầu dân cư gia tăng, cũng như gia đình công chức, binh lính tập trung về Vị Thanh.
Bước phát triển giáo dục giai đoạn này, có thể thấy như: Trường Tiểu học Vị Thanh thành lập từ năm 1960. Ngày 15-10-1960, trường trung học công lập chính thức đầu tiên ra đời, tại quận lỵ Vị Thanh, quận Đức Long.
Tháng 11-1963, trường được trang bị 6 ống kính hiển vi hiệu Sixty trị giá 50.000 đồng; có 96 đơn chất hóa học dành riêng cho học sinh thực tập tại phòng thí nghiệm của trường. Để tranh thủ kiểu “chiến tranh chính trị”, Sở Thông tin Hoa Kỳ vừa gởi tặng số ống kính hiển vi, vừa cử các cố vấn quân sự đến trường dạy anh ngữ và luyện giọng cho học sinh, mỗi tuần 2 giờ.
Ngày 19-8-1963, khánh thành trường mẫu giáo đầu tiên tại Vị Thanh (tỉnh Chương Thiện), tổng chi phí xây cất 100.000 đồng. Trường thu nhận được 52 trẻ từ 4-6 tuổi, do một nữ giáo viên tốt nghiệp Trường Quốc gia sư phạm Sài Gòn phụ trách.
Đáng chú ý, học phí mỗi trẻ phải đóng 50 đồng/tháng; có xe đưa đón tận nhà. Tổng số giáo sư là 10 người. Đến năm học 1974-1975, trung học Vị Thanh có 2.076 học sinh, 49 lớp. Thời điểm này quận Long Mỹ chưa có trường trung học công lập, chỉ có Trường trung học bán công - tư thục Tiên Long với 4 lớp, 345 học sinh và 8 giáo sư.
Tình hình giáo dục tại tỉnh lỵ Vị Thanh khá phát triển về số lớp học, số học sinh; nhưng số giáo sư thì còn quá ít chỉ 13 người, nên phải mời thêm giáo sư ở Cần Thơ về cộng tác dạy từng môn. Đáng chú ý, ngay những năm 1954-1956 tại chợ Vị Thanh đã có trường dạy Hoa ngữ Bồi Anh (chuyển từ trường Hoa ngữ trong kháng Pháp ở xã Vị Tân về). Đến trước ngày giải phóng năm 1975, trường đã mở các lớp 7, 8 với vài trăm học sinh người Hoa.
VỊ THANH
07:52 09/05/2025
(HG) - Ngày 8-5, Công đoàn UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025.
05:20 08/05/2025
Từ vùng đất ghi dấu những năm tháng kháng chiến khốc liệt, Vĩnh Viễn hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, “thay da đổi thịt” với hạ tầng hiện đại, kinh tế phát triển và đời sống người dân ngày càng nâng cao.
09:07 07/05/2025
(HG) - Ban Thường vụ Tỉnh đoàn vừa có Kế hoạch tổ chức Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2025 (diễn ra từ nay đến hết tháng 8-2025).
08:49 07/05/2025
(HG) - Nằm trong chuỗi hoạt động Tháng công nhân 2025, sáng ngày 6-5, Liên đoàn Lao động thành phố Ngã Bảy tổ chức lễ khởi công xây dựng mái ấm công đoàn cho công đoàn viên Hà Minh Thi,
08:36 07/05/2025
(HG) - Thực hiện Kế hoạch số 264-KH/TCT ngày 20-3-2025 của Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang về tổ chức nghiên cứu thực tế năm 2025,
07:29 06/05/2025
Công tác sắp xếp bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp đang được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu quả.
16:25 05/05/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
09:52 05/05/2025
Đầu năm đến nay, thị xã Long Mỹ kết nạp được 134 đảng viên, vượt 15 đảng viên so với chỉ tiêu được tỉnh giao. Vậy đâu là nguyên nhân giúp thị xã đạt kết quả đáng phấn khởi này ?
09:48 05/05/2025
Câu chuyện được các vị khách mời chia sẻ trong buổi tọa đàm “Hậu Giang - Từ mùa xuân thống nhất đến chung bước vào kỷ nguyên mới”, do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức,
09:28 29/04/2025
Trong không khí cả nước tưng bừng chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tuổi trẻ Hậu Giang đã và đang tổ chức sôi nổi nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm tri ân những anh hùng dân tộc, tiếp nối truyền thống hào hùng của cha anh.
18:12 09/05/2025
Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.
17:30 09/05/2025
Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,
16:49 09/05/2025
Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
16:41 09/05/2025
(HGO) - Ngày 9-5, Công đoàn các cơ quan Đảng tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025. Qua đó, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động.