Thứ Năm, ngày 01/06/2017 | 08:39
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV, trong các phiên thảo luận xây dựng luật, đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Hậu Giang có nhiều đóng góp quan trọng.
Quang cảnh đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ.
Thảo luận về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), thiếu tướng Phạm Thành Tâm, Phó Tư lệnh Quân khu 9, đóng góp:
- Về nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công, Chương I: Quy định chung của dự thảo luật có Điều 7 với 7 khoản quy định về nội dung này. Đây là những nguyên tắc nhất quán, xuyên suốt, áp dụng cho việc quản lý, sử dụng đối với tất cả các loại tài sản công. Tuy nhiên, dự thảo luật lại có thêm 2 điều nữa quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công, đó là Điều 113: Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất đai, và Điều 121: Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài nguyên.
Nội dung 2 điều này có những điểm trùng với Điều 7. Ngược lại, nhiều nội dung Điều 7 không có trong Điều 113 và Điều 121. Tôi lấy ví dụ: Khoản 7, Điều 7 quy định: “Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”, nhưng Điều 113 và Điều 121 không có các nội dung này.
Nếu đất đai và tài nguyên chỉ được quản lý, sử dụng theo các nguyên tắc tương ứng tại Điều 113 và Điều 121 thì là thiếu so với Điều 7. Trong khi đó, nhiều nội dung tại Điều 113, 121 trùng với các nguyên tắc tại Điều 7. Quy định như vậy lại là thừa, không cần thiết, thậm chí còn không thống nhất với Điều 7. Ví dụ khoản 2, Điều 121 nêu: “Việc quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên phải theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; bảo đảm công khai, minh bạch, an toàn tiết kiệm, có hiệu quả, theo nguyên tắc thị trường…”.
Việc quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là việc quản lý lại “theo nguyên tắc thị trường” thì rất cần phải cân nhắc. Khoản 7, Điều 7 quy định: “Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật”; Điều 7 không có quy định nào về “việc quản lý, sử dụng” phải “theo nguyên tắc thị trường”. Do vậy, tôi đề nghị cân nhắc lại nội dung các Điều 113 và Điều 121.
Về Điều 122: Khai thác nguồn lực tài chính từ tài nguyên, quy định: “Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài nguyên được thực hiện theo các hình thức: Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên; thu tiền sử dụng khu vực biển; thu tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng; thu tiền thuế tài nguyên; thu phí, lệ phí trong quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên; các hình thức khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, các khoản thu từ việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài nguyên là các khoản thu ngân sách Nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí, ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
Tuy nhiên, tại Điều 125: Quản lý, sử dụng các khoản thu từ khai thác tài nguyên, khái niệm: “các khoản thu từ khai thác tài nguyên” e rằng chưa thể hiện hết các khoản thu từ “khai thác các nguồn lực tài chính từ tài nguyên” như quy định tại Điều 122. Do vậy, đề nghị thể hiện lại Điều 125 cho thống nhất, bao quát hết các nguồn thu từ việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài nguyên.
Thảo luận dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), bà Nguyễn Thanh Thủy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đóng góp một số ý kiến:
- Tại Điều 3 về giải thích từ ngữ quy định 28 khoản, trong đó khoản 23 giải thích từ ngữ về lối đi dân sinh: Lối đi dân sinh là đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt do tổ chức, cá nhân tự xây dựng và khai thác, khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
Theo tôi, giải thích như vậy chỉ phù hợp dùng từ lối đi tự mở. Thực tế cho thấy, nếu chúng ta dùng từ lối đi dân sinh thì trong bất kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng nào cũng cần phải quan tâm đến nhu cầu đời sống của nhân dân, trong đó có lối đi dân sinh. Các lối đi dân sinh là yêu cầu bức thiết mà chủ đầu tư dự án và chính quyền địa phương phải quan tâm giải quyết cho dân. Khi dùng từ lối đi dân sinh thì đồng nghĩa chúng ta hiểu đó là phục vụ cho nhu cầu chung và đây chính là nhu cầu chính đáng của nhân dân. Ở địa phương, khi chúng ta làm các công trình, dự án đều quan tâm đến vấn đề mở lối đi dân sinh. Do vậy, đề nghị sửa khoản 23, Điều 3 về giải thích từ ngữ và thay cụm từ “lối đi dân sinh” thành “lối đi tự mở” thì phù hợp hơn.
Tại khoản 3 Điều 9 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hợp đồng đường sắt, tôi cũng đề nghị sửa cụm từ “cấm mở lối đi dân sinh” thành “cấm tự mở lối đi” thì sẽ phù hợp hơn. Vì lối đi dân sinh hiện nay hiện hữu và cho dân sinh thì phục vụ cho nhu cầu chung. Nhà nước hay chính quyền địa phương, đơn vị chủ đầu tư dự án phải quan tâm đến nhu cầu chung, còn “tự mở” là có khi chỉ đáp ứng nhu cầu cho một nhóm đối tượng nào đó hoặc cũng có thể do lợi ích cá nhân chứ không phải là dân sinh. Và theo tôi cũng nên có quan điểm về mở rộng trong kinh doanh đường sắt…
T.T tổng hợp
07:52 30/06/2025
Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,
11:09 27/06/2025
(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.
08:39 27/06/2025
(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.
05:46 27/06/2025
Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.
09:54 25/06/2025
(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.
09:50 25/06/2025
(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.
05:54 25/06/2025
Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!
06:41 24/06/2025
(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
13:59 23/06/2025
(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
05:52 23/06/2025
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...