Thứ Ba, ngày 07/03/2017 | 07:33
Về hưu hơn 12 năm, tóc đã bạc, giọng đã run, nhưng bà Lý Thị Khuyên (dân tộc Khmer), ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, vẫn thường xuyên vận động, tuyên truyền mọi người, nhất là đồng bào dân tộc Khmer cố gắng vượt qua khó khăn để thoát nghèo, chấp hành các quy định của pháp luật.
Bà Lý Thị Khuyên thường xuyên vận động người dân sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Tận tình với người nghèo
Trong căn nhà tường xây cách nay khoảng 5 tháng, ông Thạch Mừng, ở ấp Hòa Bình, khoe: “Gia đình tôi thoát nghèo đến nay được 3 năm. Nhà này gia đình tôi xây gần 200 triệu đồng. Thoát nghèo, cất được nhà cũng nhờ chị Ba Khuyên giúp đỡ không đó”.
Thấy tôi có vẻ thắc mắc tại sao thoát nghèo không phải do bản thân nỗ lực vươn lên mà do bà Ba Khuyên. Ông Mừng nhanh miệng giải thích, gia đình có 7 người con nhưng chỉ có 3,5 công đất ruộng. Đông con, thiếu vốn nên việc phát triển kinh tế gia đình của ông hết sức khó khăn, dẫn đến lâm vào cảnh nghèo khó. Hàng ngày phải đi làm thuê, còn ruộng đất để vợ con trông coi, thế nhưng cái nghèo vẫn chưa thoát được.
Thấy vậy, bà Ba Khuyên đến tìm hiểu hoàn cảnh gia đình nhằm giúp đỡ. Biết gia đình ông đông con nhưng không có công việc ổn định, phần lớn là nhàn rỗi. Qua tìm hiểu, bà biết một số người con của ông muốn có phương tiện để đi chở đường cát thuê nhưng thiếu vốn. Vậy nên bà Ba Khuyên phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện cho gia đình ông vay 30 triệu đồng để mua ghe đi chở đường.
Từ đó đến nay, mỗi tháng các con của ông Mừng chở đường từ 3-4 chuyến, trừ chi phí lời khoảng 1 triệu đồng/chuyến. Có đồng ra đồng vô, vợ chồng ông Mừng bàn nhau nuôi heo nái để nâng cao thu nhập. Từ năm 2010 đến nay, mỗi năm ông nuôi 2 con heo nái đẻ để bán heo con, trừ chi phí lời khoảng 30 triệu đồng/năm. Đến năm 2014, gia đình ông thoát nghèo và cuối năm 2016 cất được ngôi nhà khá khang trang.
Không chỉ tạo điều kiện hỗ trợ vốn làm ăn, hiến kế để phát triển kinh tế gia đình, bà Ba Khuyên còn thường xuyên đến nhà ông Mừng để thăm hỏi, động viên. Đó cũng là động lực để ông cảm thấy ấm lòng khi được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc.
Nói đến bà Ba Khuyên, nhiều người ở thị trấn Kinh Cùng không chỉ biết đến vì thường vận động, giúp đỡ người dân cách thức làm ăn vươn lên thoát nghèo, mà còn “mát tay” trong vận động, khuyên nhủ những người sa vào tệ nạn xã hội trở về với gia đình.
Minh chứng như trường hợp của bà T.T.M., do vướng vào số đề dẫn đến gia đình nghèo khó, nợ nần; hay bà T.T.L., chồng mất sớm, buồn chán dẫn đến nghiện rượu, nghèo khổ… Nhưng được sự quan tâm, động viên của bà Khuyên, nay bà M. và bà L. đã từ bỏ những “tật xấu” của mình, quyết chí làm ăn.
Còn sức còn hoạt động xã hội
Năm nay bà Ba Khuyên 66 tuổi, ở cái tuổi này, nhiều người muốn quây quần bên con cháu, an hưởng tuổi già, nhưng bà vẫn tham gia một số hoạt động của địa phương nhằm giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, nhất là trong đồng bào dân tộc Khmer.
Với bà, đó không chỉ hoạt động xã hội giản đơn mà là bổn phận, trách nhiệm của người từng là cán bộ, công chức nhà nước. Qua những lần tiếp xúc, gặp gỡ, ngoài việc tuyên truyền, vận động chấp hành những quy định của pháp luật, bà còn luôn nhắc nhở hộ khó khăn cố gắng vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế gia đình để thoát nghèo, vươn lên khá giả. “Sở dĩ tôi luôn nhắc nhở như thế vì nếu cuộc sống nghèo khó sẽ xảy ra nhiều vấn đề như: con cháu bỏ học, chất lượng sống kém, có nguy cơ sa vào tệ nạn xã hội… dẫn đến mất hạnh phúc gia đình”, bà Ba Khuyên giải thích.
Cũng chính vì thế, mỗi năm thị trấn Kinh Cùng có từ 2-3 hộ đồng bào dân tộc Khmer thoát nghèo, hộ khá, giàu ngày một tăng. Hiện thị trấn Kinh Cùng có khoảng 30 hộ đồng bào dân tộc Khmer, chỉ còn 5 hộ thuộc diện nghèo. Kết quả đó có công khá lớn của bà Ba Khuyên trong việc vận động, tuyên truyền người dân vươn lên trong cuộc sống.
Ông Phan Thanh Cường, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Kinh Cùng, đánh giá: “Tuy đã về hưu nhưng đồng chí Khuyên vẫn tham gia tích cực các hoạt động ở địa phương, nhất là vận động nhân dân sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Ngoài ra, ở nơi cư trú, đồng chí Khuyên cũng có cuộc sống hòa đồng, giản dị, được mọi người quý mến, kính trọng”.
Với những đóng góp đó, từ năm 2013 đến nay, bà là một trong những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. “Tôi sẽ không tham gia các hoạt động xã hội nữa nếu sức khỏe không cho phép và người dân không còn tin tưởng”, bà Khuyên bộc bạch.
Bà Lý Kim Ngân, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Toàn huyện có trên 1.200 hộ đồng bào dân tộc Khmer, với khoảng 4.500 khẩu. Hiện huyện có 16 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Những người này có vai trò rất quan trọng trong việc vận động, tuyên truyền người dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương”. |
Bài, ảnh: NHẬT TÂN
07:52 30/06/2025
Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,
11:09 27/06/2025
(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.
08:39 27/06/2025
(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.
05:46 27/06/2025
Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.
09:54 25/06/2025
(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.
09:50 25/06/2025
(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.
05:54 25/06/2025
Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!
06:41 24/06/2025
(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
13:59 23/06/2025
(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
05:52 23/06/2025
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...