Ít người làm được nhiều việc ?
Hậu Giang thuộc nhóm tỉnh có số biên chế thấp nhất cả nước, nhưng đã quyết tâm tinh giản biên chế vượt chỉ tiêu Trung ương giao. Dù giảm người, công việc ngày càng tăng nhưng tỉnh luôn thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao. Vì sao Hậu Giang làm được điều đó ?
Bài 1: Khẳng định tính đúng đắn từ chủ trương tinh giản biên chế
Ít cán bộ nhưng Hậu Giang vẫn phát triển nhanh, lĩnh vực nông nghiệp tăng 3,79% trong 6 tháng đầu năm 2024.
Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ra đời nhằm khắc phục tình trạng bộ máy hành chính nhà nước ở nước ta còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả; là giải pháp trực tiếp và quyết liệt để đưa những cán bộ, công chức, viên chức không còn phù hợp ra khỏi nền công vụ, tạo điều kiện tuyển dụng những người có đức, có tài để phục vụ đất nước, phục vụ Nhân dân.
Trong Nghị quyết số 39, Bộ Chính trị yêu cầu: “Tinh giản nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao”.
Từ thực tiễn tại Hậu Giang đã khẳng định tính đúng đắn từ chủ trương tinh giản biên chế của Bộ Chính trị.
Giảm biên chế vượt chỉ tiêu Trung ương giao
Hậu Giang là tỉnh “sinh sau đẻ muộn” nhất của cả nước (ngày 1-1-2024 tròn 20 năm thành lập), được phân bổ số lượng biên chế không nhiều, thuộc nhóm các địa phương có số biên chế công chức, viên chức thấp nhất cả nước.
Thời điểm mới thành lập, toàn tỉnh có 6 đơn vị hành chính cấp huyện. Sau đó, tỉnh xin chủ trương và được Trung ương chấp nhận việc chia tách, thành lập một số đơn vị cấp huyện với điều kiện không tăng thêm biên chế nên sau mỗi lần chia tách đơn vị hành chính cấp huyện thì biên chế càng mỏng hơn. Đến nay, toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện. Dù số biên chế thấp nhưng xác định tầm quan trọng của Nghị quyết số 39 nên Tỉnh ủy đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Nhận thức tinh giản biên chế là vấn đề tế nhị và nhạy cảm, động chạm đến vấn đề con người và mối quan hệ con người nên Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhằm nâng cao trách nhiệm về mục tiêu, quan điểm, ý nghĩa, yêu cầu của công tác tinh giản biên chế. Qua đó, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của từng cấp, từng ngành và mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị của tỉnh; đồng thời tạo sự đồng thuận của Nhân dân đối với chủ trương này.
Khi nhận thức đã thông và hành động quyết liệt thì việc thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị đạt được kết quả tích cực, từ năm 2015-2021 tỉnh giảm 10,17% biên chế khối các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội và 10,06% khối chính quyền địa phương, vượt chỉ tiêu Trung ương giao (giảm tối thiểu 10% biên chế của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố).
Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục thực hiện lộ trình tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026. Đến nay, trong 2 giai đoạn 2015-2021 và 2022-2026, toàn tỉnh đã giảm hơn 2.000 biên chế.
Phát triển ấn tượng
Biên chế giảm hơn 2.000 nhưng khối lượng công việc không giảm, thậm chí tăng hơn nhiều trong bối cảnh đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy mà những năm gần đây, Hậu Giang trở thành điểm sáng phát triển của cả nước, có thời điểm tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước - một kỳ tích của tỉnh trẻ.
“Tự hào” là lời chia sẻ của ông Nguyễn Thành Nhơn, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khi nói về kết quả phát triển mà tỉnh đạt được thời gian qua.
Theo ông Nhơn, trước đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang thường nằm vị trí khá khiêm tốn trong khu vực ĐBSCL, nhưng năm 2022 đã vươn lên dẫn đầu khu vực, đặc biệt là quý I/2023 đạt tốc độ tăng trưởng dẫn đầu cả nước, kết quả chưa từng có.
Thật vậy, từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đến nay, Hậu Giang đạt được sự phát triển rất đáng tự hào. Năm 2021, dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng tỉnh có nhiều điểm sáng: kinh tế tăng trưởng dương 3,08%, cao hơn tăng trưởng cả nước 0,5%; kinh tế khu vực I (nông - lâm - thủy sản) tăng 4,04%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay; lần đầu tiên thu ngân sách trên địa bàn vượt qua 4.000 tỉ đồng, đạt mức 4.900 tỉ đồng.
Đến năm 2022, tỉnh hoàn thành toàn diện 18/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh (có 13/18 chỉ tiêu vượt kế hoạch). Trong đó, nổi bật là tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất từ trước đến nay (đạt 13,94%), vươn lên đứng đầu khu vực ĐBSCL, đứng thứ tư cả nước về tỷ lệ tăng trưởng (tăng trên 30 bậc so với năm 2021); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp đạt gần 30%; giải ngân vốn đầu tư công, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đều vượt chỉ tiêu kế hoạch; thu ngân sách trên địa bàn vượt 31% dự toán Trung ương giao; GRDP bình quân đầu người đạt 65,89 triệu đồng, tăng 19,45% so với năm trước. Cũng trong năm này, lần đầu tiên Chỉ số PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) tăng 26 bậc, lên hạng thứ 12 trong bảng xếp hạng cả nước.
Năm 2022 còn có dấu ấn đáng nhớ là Chỉ số PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) lần đầu tiên tăng 26 bậc lên hạng thứ 12 trong bảng xếp hạng. Điều này minh chứng cho kết quả nỗ lực thực hiện các chỉ số cạnh tranh để góp phần đưa tỉnh phát triển, thu hút nhà đầu tư, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Tiếp đà phát triển ấn tượng của năm 2022, kinh tế của Hậu Giang đạt mức tăng trưởng 12,67% trong quý I/2023, lần đầu tiên vươn lên dẫn đầu cả nước. Trong cả năm 2023, tăng trưởng kinh tế đạt 12,27%, tiếp tục đứng đầu khu vực ĐBSCL và đứng thứ 2 cả nước - một kỳ tích của tỉnh trẻ. Hậu Giang còn xếp thứ 9 PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) và xếp thứ 11 chỉ số PGI (Chỉ số Xanh cấp tỉnh) năm 2023.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh cũng có nhiều điểm sáng. Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm đạt 8,04%; xếp thứ 2 vùng đồng bằng sông Cửu Long, xếp ở nhóm cao cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 51% dự toán Trung ương giao. GRDP bình quân đầu người đạt 87,45 triệu đồng, tăng gần 132% so với cùng kỳ. Lĩnh vực nông nghiệp tăng 3,79%, cao hơn so với kịch bản của tỉnh đưa ra là 3,5%. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện được 19.878 tỉ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư công được đẩy nhanh đảm bảo trọng tâm, trọng điểm. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, giúp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Tỉnh trẻ ngày trước đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh. Đặc biệt, tinh thần chỉ đạo “tinh giản nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao” trong Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị đã được tỉnh hiện thực hóa bằng kết quả cụ thể trong thực tế.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, cho rằng có được kết quả đó là nhờ công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát định hướng của Trung ương; sự chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể trong triển khai, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các nhiệm vụ cần tập trung ưu tiên, tạo sự thông suốt, thống nhất, quyết tâm cao từ cấp tỉnh đến cơ sở.
Thật vậy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cùng các đồng chí lãnh đạo của tỉnh đã thể hiện vai trò, dấu ấn đậm nét bằng sự quyết liệt, quyết tâm, đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị luôn hoàn thành sớm, đạt hiệu quả cao.
Theo Quyết định của Bộ Chính trị, trong giai đoạn 2022-2026, biên chế các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Hậu Giang là 660 biên chế, thấp nhất cả nước. Về biên chế chính quyền địa phương, tỉnh được giao 14.063 biên chế, xếp thứ 60/63 tỉnh, thành trong cả nước, cao hơn Bắc Kạn (9.817 biên chế), Ninh Thuận (12.158 biên chế) và tỉnh Đắk Nông (13.781 biên chế). |
TRƯỜNG SƠN - CẨM LÌNH
-----------
Bài 2: Khi Bí thư Tỉnh ủy sử dụng... bút lông, bảng trắng
- Nỗ lực phát triển đảng viên
- Nhiều hoạt động hưởng ứng “Tết Quân - Dân” 2025
- Chủ tịch Quốc hội về đến Hà Nội, kết thúc 30 hoạt động tại Liên bang Nga
- Điểm tin sáng 13-9: Tổn thất lịch sử, số tiền bồi thường bảo hiểm ước tính sơ bộ hàng ngàn tỉ đồng
- Nhiều hoạt động hưởng ứng “Tết Quân - Dân” 2025
- Mức đóng và quyền lợi được hưởng BHYT học sinh, sinh viên thay đổi như thế nào trong năm học 2024-2025 ?
- Tham ô 1,2 tỉ đồng của công ty, lãnh án 20 năm tù
- Tuổi trẻ Hậu Giang phát động đóng góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO BÁO HẬU GIANG
- “Bác Hồ trong trái tim các dân tộc Việt Nam”
- Chúc tăng, ni, phật tử đón Đại lễ Phật đản an lành
- Huyện Vị Thủy: Xây dựng 41 tuyến đường đẹp
- Điểm tin sáng 17 – 5: Bốn người Việt Nam vào top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
- Gần 1.000 người cao tuổi được khám sức khoẻ, tầm soát bệnh phong - da liễu
- Trao quyết định quân hàm sĩ quan năm 2024
- Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Hậu Giang tham quan vườn măng cụt trăm tuổi
- Giận quá mất khôn…
- Từ ngày 1-7: VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính
- Vượt nắng, thắng mưa nối dài cao tốc
- Người thợ mộc khiếm khuyết không đầu hàng số phận
- Vùng mặn đổi đời
- Hân hoan mừng khai giảng !
- Quan tâm tạo cảnh quan môi trường
- Trị “căn bệnh” mua bán lấn chiếm
- Bí thư Tỉnh ủy thăm hỏi, động viên, tặng quà cho kỹ sư, công nhân thi công cao tốc
- Khẩn trương giúp dân khắc phục thiệt hại do lốc xoáy gây ra