Vị Thanh: Hình thành và phát triển

Mở mang nghề làm rẫy và lập vườn

Thứ Sáu, ngày 08/09/2023 | 07:37

Sau nghề ruộng, có thể nói nghề làm rẫy tại vùng Vị Thanh xưa cũng nương theo việc đào kinh mà phát triển, bởi nước tưới là vấn đề quan trọng đã được giải quyết.

Người dân canh tác khóm tại xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh.

Sách “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” viết: “Đặc biệt ở Rạch Giá, người Huê Kiều lại tích cực khẩn hoang, với sở trường làm rẫy ở đất giồng ven sông Cái Lớn và Cái Bé. Bên sông Trà Ban (Long Mỹ) có xóm rẫy của người Tiều trồng khoai lang; ở Bến Nhứt (Gò Quao) thì trồng ổi; Tắc Cậu, Hỏa Lựu nghề trồng khóm lâu đời. Khi kinh Xà No đào mở, Hỏa Lựu vừa có điều kiện tăng diện tích cây khóm; vừa trồng thêm dưa hấu, khoai lang nghệ nổi tiếng khắp lục tỉnh”.

Nghề làm rẫy ở Hỏa Lựu, Vị Thanh đã đạt tới trình độ canh tác khá cao. Trước hết, nhờ ven sông rạch có phần đất gò, có lớp than bùn làm phân bón. Thứ đến, nhờ kỹ thuật canh tác từ chọn giống cho tới chăm sóc, người Hoa rất thành thạo, nên huê lợi từ nghề làm rẫy cũng ngang với nghề làm ruộng.

Rẫy khóm mênh mông, trải qua bao đời, dần hình thành nên khu dân cư người Hoa (Triều Châu), gọi là xóm “Chìa Khóm”. Địa danh này hình thành, có lẽ đây là đất nhiễm phèn, mặn; không trồng lúa được, chỉ có trồng khóm mà ăn!

Về lập vườn, thời Mạc Cửu, Gia Long, dân cư các huyện Hà Châu, trấn Hà Tiên đã biết canh tác vườn, với các loại cây trồng: Hồ tiêu, dâu (tằm), cau, trầu. Đến khi vua Minh Mạng cho lập địa bạ (1836), phía đất huyện Kiên Giang dọc theo sông Cái Lớn, Cái Bé vẫn chưa có ghi nhận nào về đất vườn. Dù vậy, có lẽ trên những phần dân cư thổ ít ỏi, người khẩn hoang đã trồng một số bờ tre, bụi chuối, cây cau, dây trầu chỉ để sử dụng gia đình là chính.

Qua các trang sách “Văn minh miệt vườn” của Sơn Nam, người ta mới dần nhận ra buổi đầu sơ khai của miệt vườn vùng vịnh Xiêm La, hồi những thập niên đầu thế kỷ XX, khi kinh Xà No đào mở... Với ruộng đất cò bay thẳng cánh, với số địa tô thâu góp đôi ba chục ngàn giạ lúa hoặc nhiều hơn nữa - giới đại điền chủ dư điều kiện để tạo lập vườn cau, vườn dừa, cất nhà ngói, chơi cây kiểng, hòn non bộ, cất nhà thủy tạ theo kiểu mẫu đã có ở Sa Đéc, Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Tho vì đó là hình thức sang trọng mà họ thường mơ ước.

Tuy vậy, do kinh Xà No và các kinh nhánh mới đào, đất còn nhiều phèn, nên các nỗ lực lập vườn chủ yếu đối với các loại cây vườn khỏe mạnh, như tác giả nhận xét: “Đất ẩm thấp, nhưng lên tiếp cao, đào mương kỹ lưỡng thì dừa, cau vẫn sống với năng suất trung bình; chuối, mía, tre mọc dễ dàng. Muốn cho đất ráo phèn thì trồng thêm cây so đũa,...”. Tuy nhiên, các loại cây vườn có múi, cây ăn trái như: Vú sữa, cam, quýt, sầu riêng, bưởi,... chưa thích nghi được trên vùng đất mới.

Bên phía đất Long Mỹ, các làng Vĩnh Tường, Long Bình, Long Trị lúc này cũng rộ lên phong trào lập vườn. Ngày nay, người ta còn giữ được giống quýt đường Long Trị. Miệt vườn Long Mỹ tồn tại và phát triển đến suốt thời kỳ kháng Pháp, có lúc được sánh ngang với miệt vườn Cần Thơ.

Cũng tại vùng Long Mỹ, có ông Phủ Hàm Năng (Nguyễn Hiền Năng) người khẩn hoang lập làng Vĩnh Tường, đã viết và xuất bản cuốn sách “Hiền Năng gia huấn”. Trong đó, dạy cả nghề làm ruộng, làm vườn. Ông ghi tỉ mỉ từ cách chọn đất, làm đất, cho tới cách trồng cây vườn.

Đối với nghề chăn nuôi và thủy sản ở Rạch Giá thời Pháp thuộc, chưa thấy tư liệu nào ghi nhận. Đọc lại một báo cáo của chính quyền Pháp tại Cần Thơ trước năm 1989, cho thấy hàng năm tỉnh thu thuế ngư nghiệp 15.000 đồng về cá và 10.000 đồng về tôm. Đây là nguồn thu rất lớn, nếu tính theo giá lúa chỉ 2-3 cắt/giạ. So sánh với tỉnh Rạch Giá, nơi có nguồn tôm, cá đồng dồi dào (không kể hải sản) như vùng sông Cái Lớn, Cái Bé, U Minh thì chắc chắn nguồn lợi ngư nghiệp còn lớn hơn. Riêng về nuôi cá, có lẽ mới phổ biến loại cá tra (cá vồ), cư dân mua cá giống của các ghe hàng cá từ miệt Châu Đốc xuống, rồi thả hầm nuôi, vừa có chỗ gia đình đi vệ sinh.

Chặng đường hình thành nghề nông nói chung, trong đó làm ruộng vẫn là hàng đầu, kế đến là nghề làm rẫy,... đã trở thành ngành kinh tế chủ lực của vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh xưa, nhất là giai đoạn đào kinh xổ phèn, lấy nước ngọt về canh tác. Nhìn một cách khách quan, chính mặt nào đó, nhờ sự mạnh dạn bỏ vốn đầu tư lập sở điền, sản xuất theo lối tập trung hóa, nên nông nghiệp hai bờ kinh đào đã nhanh chóng phát triển, mở ra thời kỳ mới cho cây lúa nước, cho cây khóm, dưa hấu, khoai lang,... ở Hỏa Lựu - Vị Thanh. Đồng thời, ảnh hưởng văn minh miệt vườn đến từ phía Phong Điền (Cần Thơ) cũng dần rõ nét, thúc đẩy nghề làm vườn ra đời.

Từ năm 1948-1954, Vị Thanh, Hỏa Lựu thuộc vùng giải phóng, thỉnh thoảng mới hứng chịu bom, đạn nên công việc canh tác vẫn bình thường, tuy không có bước đột phá. Thực hiện chủ trương “cấp đất cho dân cày”, chính quyền cách mạng trưng thu đất địa chủ cấp cho các hộ tá điền và các hộ thiếu đất, không đất sản xuất. Theo sách “Lịch sử Giồng Riềng” (bao gồm địa bàn Vị Thanh): “Từ quý II, năm 1948 Giồng Riềng bắt đầu thực hiện tạm cấp đất. Hội đồng tạm cấp đất của quận được thành lập, bao gồm Hội Nông dân cứu quốc, Ủy ban kháng chiến hành chánh và Mặt trận Việt Minh. Sau đó, quận chỉ định Hội đồng tạm cấp đất của các làng”.

Trong lúc này, do ta thực hiện chủ trương “bao vây kinh tế địch”, tổ chức nhiều trạm gác theo trục giao thông khiến trong vùng tạm chiếm, chúng rất thiếu nguồn thực phẩm lúa, gạo, thịt, tôm, cá, khô, trứng,... Đổi lại Pháp thi hành chủ trương “phong tỏa kinh tế vùng kháng chiến”, nên quần chúng len lỏi qua các đồn địch, mang các hàng thiết yếu vào vùng kháng chiến, thì bị các đồn bót, trạm kiểm soát của địch xét hỏi, tịch thu. Do tình hình trên, vùng kháng chiến Giồng Riềng rất thiếu đường và muối, ta phải phát động nhân dân trồng mía và ủ mộng nấu mạch nha thay đường.

Tóm lại, nông nghiệp vùng Vị Thanh, Hỏa Lựu thời kháng Pháp (1945-1954) cho thấy thực dân Pháp rất ít đầu tư phát triển, chỉ tập trung cho kinh tế khu vực thành thị. Trong khi đó, nông nghiệp trong vùng giải phóng có nhiều cố gắng giữ vững, vượt qua trở ngại, khó khăn do chiến tranh. Tuy không tiến triển, nhưng cũng đã góp phần “nuôi quân đánh giặc”, giữ được đời sống no ấm, trong hoàn cảnh có lúc cực kỳ khó khăn.

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hơn 800 cán bộ, hội viên cựu chiến binh được tập huấn về công tác hội

17:16 09/12/2024

(HGO) - Hội Cựu Chiến binh (CCB) tỉnh thông tin, đầu năm đến nay, các cấp hội tổ chức được 10 lớp tập huấn về công tác hội (cấp tỉnh 1 lớp, cấp huyện 9 lớp), với 828 cán bộ chủ chốt hội cơ sở tham dự.

Chia sẻ kinh nghiệm trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

08:22 09/12/2024

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Trường Chính trị tỉnh Cà Mau nghiên cứu thực tế về giải pháp tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Khai giảng lớp bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng

12:50 08/12/2024

(HGO) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức lễ khai giảng lớp bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương, khóa 7 và 8. Lớp có 87 học viên tham gia, sẽ học vào thứ bảy, chủ nhật trong tháng 12.

Người Vị Thanh và mối quan hệ trong gia đình

07:14 06/12/2024

Đi khẩn hoang, lập nghiệp - ngoài hành trang là tài lực, vật lực; bao lớp cư dân còn mang theo cả vốn liếng, đạo đức, luân lý gia đình, kết tinh từ ngàn năm qua.

Chi bộ gần dân, lo cho dân

06:42 06/12/2024

​​​​​​​Chi bộ gần dân và chăm lo thiết thực đời sống người dân sẽ được Nhân dân tin tưởng, ủng hộ, đánh giá cao.

Đề xuất cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm được hưởng nguyên lương theo ngạch, bậc và phụ cấp

15:20 05/12/2024

Bộ Nội vụ vừa gửi hồ sơ dự thảo nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tới Bộ Tư pháp để thẩm định.

Thủ tướng: Các bộ hợp nhất cần chọn tên ngắn gọn

15:15 05/12/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn tên gọi các bộ, cơ quan sau sắp xếp ngắn gọn, bao quát chức năng, nhiệm vụ, có tính lịch sử, kế thừa.

Đồng hành, sẻ chia với người nghèo

09:10 04/12/2024

Các cấp hội chữ thập đỏ (CTĐ) trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động, cách làm hay nhằm chung tay vì người nghèo, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn có cuộc sống ngày một ổn định.

Nhiều chi bộ tổ chức đại hội điểm

08:07 04/12/2024

(HG) - Ngày 3-12, Chi bộ ấp 7, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, tổ chức đại hội chi bộ lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025-2027.

4 cá nhân được biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc

08:23 03/12/2024

(HG) - Đó là bà Lê Thanh Hà, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp 3A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A; bà Phạm Thị Bé, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ; bà Nguyễn Thị Tuyết, hội viên Chi hội Phụ nữ khu vực 6, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ và bà Lưu Thị Đời, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 8, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Chủ động xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế sau thanh tra

19:05 13/12/2024

(HG) - Chiều ngày 13-12, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương có buổi làm việc với Đoàn thanh tra của Bộ Công an về kết luận việc thanh tra chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý một số ngành,

Tập trung xây dựng văn bản quy phạm phát luật lĩnh vực đất đai năm 2024

18:56 13/12/2024

(HG) - Chiều ngày 13-12, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, có buổi làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh để đánh giá tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) liên quan đến lĩnh vực đất đai năm 2024.

Bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ dân

17:44 13/12/2024

(HG) - Chiều ngày 13-12, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, phối hợp với Siêu thị Co.op Mart Vị Thanh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ ông Ngô Văn Hiệp, ở ấp Thạnh Bình, xã Hỏa Lựu.

Quyết tâm bảo vệ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón tết

17:37 13/12/2024

(HG) - Nhằm chủ động bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025) và các sự kiện lớn của đất nước diễn ra trong năm 2025,