Mùa xuân, nhớ Bác chúc xuân năm ấy

Chủ Nhật, ngày 26/01/2025 | 09:51

Bác Hồ chúc xuân Ất Mùi 1955: “Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ - tam dương khai thái / đoàn kết, thi đua, tăng gia, tiết kiệm - ngũ phúc lâm môn.

Ngày 1 tháng 1 năm 1955, Nhân dân Hà Nội phấn khởi chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ.  Ảnh: Tư liệu

Ngày 1-1-1955, Bác Hồ có bài Diễn văn chúc mừng năm mới trong dịp lễ mừng Trung ương Đảng và Chính phủ về Thủ đô, đăng trên Báo Nhân dân số 306.

Người viết: “Sau 8, 9 năm toàn quân và toàn dân ta kháng chiến gian khổ và anh dũng, chính nghĩa đã thắng lợi, chiến tranh đã chấm dứt, hòa bình đã lập lại, Chính phủ lại về Thủ đô. Những việc đó bao hàm một ý nghĩa chính trị cực kỳ to lớn. 

Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn đồng bào Thủ đô và bộ đội hôm nay long trọng và thân mật chào mừng Chính phủ.

Nhân dịp năm mới, tôi thay mặt Đảng và Chính phủ thân ái hỏi thăm anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.

Chúc toàn thể đồng bào và kiều bào,

Chúc toàn thể bộ đội, cán bộ và nhân viên,

Chúc các chiến sĩ thi đua,

Chúc các cụ phụ lão,

Các cháu thanh niên và nhi đồng,

Năm mới mạnh khỏe, vui vẻ, cố gắng và tiến bộ!

Tôi thay mặt Nhân dân và Chính phủ ta chúc các lãnh tụ và Nhân dân các nước bạn năm mới thắng lợi mới!”.

Ngày 23-1-1955 nhằm 30 Tết Ất Mùi. Tết Nguyên đán Ất Mùi 1955 là Tết đầu tiên ở Thủ đô Hà Nội sau 9 năm trường kỳ kháng chiến thắng lợi.

Ngày 30 Tết, Bác Hồ với bút danh C.B có bài Chúc mừng năm mới, đăng trên Báo Nhân dân số 328. Trong bài, Người phân tích những sự kiện quan trọng của tình hình thế giới và trong nước năm 1954. Người đánh giá cao cuộc đấu tranh của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân cho hòa bình và tiến bộ xã hội. Người nêu lên những thắng lợi của Nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân, lập lại hòa bình trên miền Bắc, từng bước hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất, ổn định đời sống cho Nhân dân, mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước khác. Người kết luận: Năm mới, với tinh thần và cố gắng mới, chúng ta quyết làm trọn nhiệm vụ để tranh lấy thắng lợi mới trong công cuộc hòa bình. Vậy có câu đối Tết nôm na:

“Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ - Tam dương khai thái.

Đoàn kết, thi đua, tăng gia, kiết kiệm - Ngũ phúc lâm môn”.

Mùng 1 Tết Ất Mùi, tức ngày 24-1-1955, Bác Hồ đến thăm và chúc Tết bộ đội, công nhân, cán bộ tại công trường đập Thác Huống, Thái Nguyên; công trường cầu Phủ Lạng Thương thị xã Bắc Giang; công trường đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan; một đơn vị quân đội thuộc trung đoàn 141 (Đại đoàn 312) và một số gia đình nông dân xã Cam Giá, Đồng Hỷ.

Ngày 24-1-1955, tức mùng 1 Tết Ất Mùi, Bác Hồ thăm và chúc Tết cán bộ, bộ đội, công nhân Việt Nam và chuyên gia Trung Quốc đang tham gia xây dựng cầu Phủ Lạng Thương, thị xã Bắc Giang, nay là cầu Bắc Giang, thành phố Bắc Giang. Ảnh: Tư liệu

Ngày 19-5-1955, Bác Hồ thăm công trường xây dựng lại một số nhà nghỉ ở Tam Đảo. Sau đó, Người thăm Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Người ân cần hỏi thăm tình hình đời sống và công việc của anh chị em công nhân nhà máy; căn dặn cán bộ công nhân nhà máy phải đoàn kết và thi đua lao động sản xuất. Người nói: “Muốn thi đua cho có kết quả tốt thì phải đoàn kết, phổ biến kinh nghiệm cho nhau, bền gan và cố gắng học tập”.

Bác Hồ chúc xuân Ất Tỵ 1965: “chủ nghĩa xã hội nhất định thắng lợi! / hòa bình thống nhất ắt hẳn thành công !”

Ngày 1-1-1965, Bác Hồ có Thư Chúc mừng năm mới, đăng trên Báo Nhân dân số 3928, như sau:

“Nhân dịp năm mới, tôi gửi lời chúc mừng thân ái đến toàn thể đồng bào miền Bắc và miền Nam, toàn thể chiến sĩ và cán bộ, đến các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng, đến kiều bào ta ở nước ngoài.

Ngày 2-2-1965, tức mùng 1 Tết Ất Tỵ, Bác Hồ thăm, chúc Tết và nói chuyện với đông đảo nhân dân, cán bộ tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Tư liệu

Tôi thay mặt đồng bào ta gửi lời chúc mừng tốt lành nhất đến nhân dân các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, đến nhân dân các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước bạn Á, Phi và Mỹ Latinh. Sau đây là vài vần nôm na chúc đồng bào năm mới:

Chào mừng Ất Tỵ xuân năm mới,

Nhà nước ta vừa tuổi hai mươi,

Miền Bắc xây dựng đời sống mới vui tươi, 

Miền Nam kháng chiến ngày càng tiến tới,

Đồng bào hai miền thi đua sôi nổi,

Đấu tranh anh dũng, cả nước một lòng,

Chủ nghĩa xã hội nhất định thắng lợi!

Hòa bình thống nhất ắt hẳn thành công!”

Ngày 2-2-1965, tức mùng 1 Tết Ất Tỵ, Bác Hồ về thăm và chúc Tết nhân dân, cán bộ tỉnh Quảng Ninh.

Nói chuyện với hơn hai vạn đại biểu các dân tộc trong tỉnh tại sân vận động Hòn Gai, Người biểu dương Quảng Ninh đã đạt được các thành tích trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và chiến đấu. Người nhắc nhở đồng bào, cán bộ và chiến sĩ trong tỉnh đẩy mạnh sản xuất hơn nữa, củng cố các hợp tác xã nông nghiệp, làm thật tốt việc cải tiến quản lý, cải tiến công cụ, thủy lợi; tổ chức Tết trồng cây thành phong trào quần chúng rộng rãi; luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng. Người tặng cờ luân lưu cho toàn ngành than và thiếp chúc tết cho những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc.

Cùng ngày, Người thăm và chúc Tết gia đình ông Trần Mộc Sinh, xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Khe Cát, Yên Hưng; cán bộ, công nhân Nhà máy điện Uông Bí và mỏ than Vàng Danh, Quảng Ninh. Người nhắc nhở: “Phải tăng cường quản lý kinh tế, nắm vững kỹ thuật. Phải giữ gìn kỷ luật lao động. Phải thường xuyên học tập kinh nghiệm của các đồng chí chuyên gia và công nhân Liên Xô”.

Trên đường về Hà Nội, Bác dừng chân đồi Yên Lập (thị xã Quảng Yên) ngắm cảnh, nhìn rừng thông mới trồng. Thấy Bác Hồ, nhiều cán bộ, Nhân dân địa phương đến mừng. Bác chúc Tết, khen ngợi bà con đã tích cực trồng rừng. khen đồi thông đẹp. Người cũng chỉ lên quả đồi còn trống và căn dặn bà con trong thôn phải trồng nhiều cây để quả đồi này xanh tốt. Người nói mùa xuân là tết trồng cây, nên trồng thêm rừng sẽ mang lợi ích về sau. Ngày Tết đừng hái lộc để bảo vệ rừng. Khi Bác đi rồi, một cụ bà trong thôn bê một hòn đá đặt vào đó để đánh dấu chỗ Bác dừng chân; bây giờ, chính nơi đây là nhà bia lưu niệm Bác Hồ đến đồi thông Yên Lập vào dịp Tết Ất Tỵ 1965, xung quanh cũng phủ kín những tàn thông xanh mát.

Viết Di chúc, thăm quê hương Khổng Tử

Xuân Ất Tỵ 1965, Bác Hồ bước vào tuổi 75. Sáng ngày 10-5-1965, từ 9 giờ đến 10 giờ, Người bắt đầu thảo tài liệu Tuyệt đối bí mật, tức Di chúc. Bản Di chúc gồm ba trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15-5-1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng hồi ấy. Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm sáu trang viết tay. Ngày 10-5-1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu, gồm một trang viết tay.

Cũng trong tháng 5, Bác có chuyến nghỉ dưỡng tại Trung Quốc. Sáng 19-5-1965, Người rời Bắc Kinh, đi thăm quê hương Không Tử. Ông Vũ Kỳ, thư ký của Bác, kể lại: Đúng 14 giờ, Bác bước qua cổng tam quan, vào Khổng phủ. Không khí thật trang nghiêm, vắng lặng đến mức có thể nghe rõ tiếng đập của trái tim mình. Mái ngói rêu phong, những viên gạch nghìn tuổi như chờ đón những người khách từ phương Nam đến. Bỗng một cơn gió không hiểu từ đâu đến, thổi qua sân gạch rộng, những chiếc lá khô cuốn tung lên, quay quay thành mấy vòng tròn. Phải chăng từ phía bên kia thế giới, nghe tin Bác đến, đức Khổng Tử đã kịp về để đón Bác?! Bác dừng lại một lát, đợi cho những chiếc lá khô nằm yên hẳn mới bước tiếp, lần lượt xem các nơi trong Khổng phủ.

Bác bước từng bước thong thả, nét mặt trang nghiêm. Người nói học thuyết Khổng Tử từ lâu đã trở thành hệ tư tưởng chính thống, có sức sống qua nhiều thời đại. Chúng ta không gạt bỏ tất cả, mà phải chọn lọc, tiếp thụ những cái tốt đẹp nhất để làm giàu cho mình, con cháu mình và các thế hệ mai sau. Đến Khổng miếu, đứng dưới gốc cây cổ thụ, nghe nói là do chính tay Khổng Tử trồng cách đây 2.400 năm, giọng Bác trầm trầm: “Khổng Tử là người chủ trương quyền bình đẳng về của cải và công bằng trong đời sống. Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên. Đã công bằng thì không nghèo, đã hòa mục thì không thiếu, lòng dân đã yên thì không sợ nghiêng đổ”. Rồi Bác sang Khổng lâm, dạo bước thong dong dưới những hàng cây cổ thụ trong khu rừng, tiếp tục nói “lấy dân làm gốc” của Khổng Tử về sau được Mạnh Tử phát triển thành câu: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.

Ông Vũ Kỳ im lặng bước đi bên Bác, trong lòng tràn ngập niềm xúc động lớn lao và mãnh liệt. Dân vi quý! Đó là tấm lòng, là trái tim, là cả cuộc đời của Bác. Dân vi quý, lợi ích của Nhân dân là trước hết, đó là mục đích phấn đấu suốt đời của Bác. Tất cả sức lực và trí tuệ, nỗi lo và niềm vui, những ngày căng thẳng, những đêm trằn trọc Bác đều hướng vào một mục tiêu duy nhất là Dân vi quý. Đến nay, biết mình tuổi cao, cuộc kháng chiến chống Mỹ còn gian khổ, lâu dài, Bác vẫn canh cánh bên lòng một nỗi niềm Vì dân với những lời dặn lại tâm huyết trong Di chúc mới vừa viết cách đó mấy hôm.

Bóng chiều đã ngả. Gần 3 giờ trôi qua. 17 giờ, Bác lên xe lửa về Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông. Ngồi trên tàu, nhìn nắng chiều nhạt dần trên các triền núi mờ xa, Bác khe khẽ ngâm bài thơ chữ Hán vừa làm xong, ghi lại cảm xúc chuyến thăm quê Khổng Tử. Nguyên văn bài thơ đó như sau:

 

訪曲阜 

五月十九訪曲阜

古松古廟兩依稀

孔家勢力今何在

只剩斜陽照古碑

 

Phiên âm:

Phỏng Khúc Phụ

Ngũ nguyệt thập cửu phỏng Khúc Phụ

Cổ tùng cổ miếu lưỡng y hy

Khổng gia thế lực kim hà tại?

Chỉ thặng tà dương chiếu cổ bi

 

Dịch thơ:

Thăm Khúc Phụ

Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ

Miếu xưa vẫn dưới bóng tùng xưa

Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?

Lấp loáng bia xưa chút ánh tà

(Đặng Thai Mai dịch)

 

Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ

Tùng xưa, miếu cổ đã phai nhòa

Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?

Còn lại bia xưa ánh nắng tà

(Phạm Minh Khải dịch)

 

Bài thơ thông qua tức cảnh, biểu thị cảm xúc của Bác trong chuyến thăm Khúc Phụ. Cảnh vật, cảm xúc hòa quyện, thể hiện nhau rất tự nhiên, chân thật mà vô cùng tinh tế, sâu sắc. Chiều! Cổ tùng, cổ miếu đều lu mờ. “Y hy” là phai nhạt, lu mờ. Còn lại ánh nắng tà trên tấm bia cổ. Ánh nắng tà vẫn có cái đẹp của nó. Thiền sư Mãn Giác viết: “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận / Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”. Khổng giáo suy tàn, đâu phải mọi giá trị của nó đều biến mất. Ta phải thấy được cái đẹp của “ánh nắng tà”, trân trọng những giá trị tốt đẹp mà Khổng giáo để lại cho nhân loại. Bài thơ toát lên lòng tôn kính đối với Khổng Tử, thể hiện tầm cao trí tuệ của nhà thơ, nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Việt Nam, phương Đông và phương Tây.

Xuân Ất Tỵ 2025 lại về. Xuân này đánh dấu 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước! Mừng Xuân, mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, chúng ta càng nhớ công ơn của Bác Hồ và các anh hùng liệt sĩ, ra sức xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai cùng cường quốc năm châu, theo ước nguyện của Người!

TRẦN THƯ TRUNG

---------------------------------  

Sách tham khảo và trích sao:         

1. Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử tập 6, 1955-1957, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, trang 22-23 và 84-85

2. Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, tập 9, 1964-1966, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, trang 185-187 và 235-244

3. Vũ Kỳ: Thư ký Bác Hồ kể chuyện, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 487-527

4. Nguyễn Thế Nữu: Thưởng thức và chú dịch thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005, trang 542-56

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hậu Giang tiếp tục phát triển ấn tượng

07:52 30/06/2025

Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,

Kết nạp đảng viên đạt 54,31%

11:09 27/06/2025

(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.

11 công đoàn cấp huyện và tương đương kết thúc hoạt động kể từ ngày 30-6

08:39 27/06/2025

(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.

Một “mái nhà” - Một khát vọng

05:46 27/06/2025

Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.

Mỗi cán bộ đoàn, hội, đội không ngừng đổi mới, thích ứng, tiên phong và sáng tạo

09:54 25/06/2025

(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.

Xây dựng 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở

09:50 25/06/2025

(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.

Hậu Giang ơi, còn mãi trong tim !

05:54 25/06/2025

Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!

Đẩy mạnh chăm lo hội viên, nông dân nghèo

06:41 24/06/2025

(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

Lan tỏa phong trào phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng gia đình hạnh phúc

13:59 23/06/2025

(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Bố trí hài hòa, hợp lý chỗ làm việc cho từng cán bộ, công chức

05:52 23/06/2025

Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...