Người Khmer vượt khó

Thứ Sáu, ngày 15/01/2016 | 07:33

Khi mới ra riêng, ông Danh Bình, ở ấp 7, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, được cha mẹ cho 1,5 công đất ruộng để sản xuất. Đến nay, ông đã có 15 công đất, 2 máy gặt đập liên hợp, ngoài ra hàng năm còn nuôi trên 100 con heo thịt..., trừ chi phí, mỗi năm ông lời trên 300 triệu đồng. Đó là thành quả của sự chịu khó, cộng với biết tích cóp của gia đình ông.

Ông Danh Bình khẩn trương sửa chữa máy gặt đập liên hợp để kịp gặt vụ lúa Đông xuân.

Đến nhà ông Danh Bình vào chiều tà, cũng là lúc ông mua các dụng cụ để tu bổ lại máy gặt đập liên hợp về. Ông Bình bộc bạch: “Gần đến vụ lúa Đông xuân rồi cũng phải tu bổ 2 máy gặt đập liên hợp lại để chuẩn bị ra đồng. Khoảng 1 tuần nữa, tôi sẽ xuống miệt Bạc Liêu gặt lúa, đó cũng là lúc bắt đầu vào vụ Đông xuân”. Ông Bình cho biết, mỗi đợt đi mười bữa, nửa tháng mới về nhà 1 lần. 15 công lúa ở nhà vợ trông coi, nhưng khi lúa bệnh thì ông về nhà phun thuốc, nếu bận quá thì mướn người làm thay.

Công việc vất vả, bận rộn là vậy, nhưng ông Bình không thể quên những ngày cơ cực mà mình từng nếm trải. Cách đây trên 20 năm, sau khi lập gia đình, ông Bình được cha mẹ cho 1,5 công đất ruộng để sản xuất, mưu sinh. Lúc đó, vùng này, hệ thống tưới tiêu, kênh nội đồng chưa được rộng khắp như bây giờ, nên năng suất lúa khá thấp và 1 năm chỉ làm 1-2 vụ, do đó gia đình lâm vào cảnh nghèo khó. Sau bao đêm trằn trọc tìm hướng đi để thoát nghèo, vợ chồng ông quyết định đi làm thuê, làm mướn. “Lúc đó, còn trẻ nên có sức, ai mướn gì tôi cũng làm, nào là đào đất, vác lúa, làm hồ… Làm mướn vậy chứ tiền nhiều lắm, nếu đổi ra tiền như bây giờ tôi kiếm khoảng 150.000 đồng/ngày”, ông Bình cho biết.

Cùng với đó, gia đình ông nuôi heo thịt, lúc đầu nuôi khoảng 5 con heo thịt/lần với thời gian 4 tháng xuất chuồng, trừ chi phí cũng lời trên 1 triệu đồng/con. Có thu nhập, nhưng gia đình ông khá tiết kiệm trong việc chi tiêu, nên mỗi năm đều mua thêm 1 công đất để sản xuất, từ đó số ruộng đất của gia đình ông cũng dần dần nhiều hơn. Cách đây khoảng 5 năm, gia đình ông đã có 15 công đất ruộng và trung bình lúc nào cũng có từ 40-50 con heo thịt trong chuồng.

Có được vốn sau bao năm vất vả, cơ cực làm lụng, với mong muốn kinh tế gia đình ngày càng vững chắc, năm 2013, ông mạnh dạn mua máy gặt đập liên hợp với giá trên 600 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, năm 2014, ông mua thêm 1 chiếc nữa cũng gần 700 triệu đồng. Theo ông Bình, năm 2015, từ 2 máy gặt đập liên hợp, ông không chỉ gặt lúa mướn cho các hộ ở xã Vị Tân, mà còn sang các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang… với khoảng 1.500 công đất, trừ chi phí còn lời trên 120 triệu đồng. Ngoài ra, từ việc nuôi heo, 15 công lúa, mỗi năm ông có lợi nhuận gần 200 triệu đồng.

Không chỉ biết cách làm giàu cho gia đình, ông còn tạo công ăn việc làm cho trên 10 lao động ở địa phương, trung bình mỗi lao động thu nhập khoảng 3 triệu đồng/tháng. Theo ông Bình, việc phát triển kinh tế gia đình, vượt qua khó khăn thì có nhiều cách, nhưng chủ yếu làm cách nào để vượt qua khó khăn và người đó có cố gắng hay không là điều quan trọng.

Ông Nguyễn Văn Lẹ, cán bộ xóa đói, giảm nghèo xã Vị Tân, đánh giá: “Ông Danh Bình là một trong những hộ đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn xã chịu khó, dám nghĩ, dám làm trong sản xuất. Cách làm giàu của ông rất đáng để nhiều người dân của xã học hỏi, làm theo. Thời gian tới, chúng tôi sẽ nhân rộng các mô hình, cách thức làm ăn hay, hiệu quả thoát nghèo để tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm dần, đời sống người dân ngày càng phát triển”.

Chia tay ông Bình cũng là lúc trời nhá nhem tối, nhưng ông vẫn đem các dụng cụ mới mua về để tu bổ 2 máy gặt đập liên hợp sao cho kịp thời gian gặt lúa Đông xuân. Bởi theo ông, muốn vượt qua khó khăn ngoài chịu khó, biết cách thức làm ăn, còn phải tranh thủ thời gian mọi lúc, mọi nơi nếu có thể.

Bài, ảnh: NHẬT TÂN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hậu Giang tiếp tục phát triển ấn tượng

07:52 30/06/2025

Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,

Kết nạp đảng viên đạt 54,31%

11:09 27/06/2025

(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.

11 công đoàn cấp huyện và tương đương kết thúc hoạt động kể từ ngày 30-6

08:39 27/06/2025

(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.

Một “mái nhà” - Một khát vọng

05:46 27/06/2025

Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.

Mỗi cán bộ đoàn, hội, đội không ngừng đổi mới, thích ứng, tiên phong và sáng tạo

09:54 25/06/2025

(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.

Xây dựng 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở

09:50 25/06/2025

(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.

Hậu Giang ơi, còn mãi trong tim !

05:54 25/06/2025

Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!

Đẩy mạnh chăm lo hội viên, nông dân nghèo

06:41 24/06/2025

(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

Lan tỏa phong trào phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng gia đình hạnh phúc

13:59 23/06/2025

(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Bố trí hài hòa, hợp lý chỗ làm việc cho từng cán bộ, công chức

05:52 23/06/2025

Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...