Thứ Ba, ngày 27/04/2021 | 07:47
Những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một nhóm hơn chục cô gái tuổi còn thanh xuân đã tập hợp lại thành Đội nữ dân quân du kích xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy để phục vụ cách mạng...
Những người trong Đội nữ dân quân du kích xã Vĩnh Tường năm xưa gặp lại nhau trong niềm hân hoan khó tả.
Thấm thoát đã qua 46 năm miền Nam sạch bóng quân thù, đất nước hoàn toàn thống nhất. Nói về hào khí và ý nghĩa thiêng liêng của ngày 30-4 thì thế hệ trẻ chưa cảm nhận hết, nhưng với những người trực tiếp góp sức cho cuộc chiến ác liệt như các cô gái trong Đội nữ dân quân du kích xã Vĩnh Tường thì ngày này thật đặc biệt với họ...
Ba chị em ruột cùng tham gia
Cả đội năm xưa có 13 người; nhìn tấm ảnh đen trắng không nhìn rõ mặt nhưng bà Hồ Thị Mười nhận ra mình, năm ấy, bà Mười mới 16 tuổi.
Tấm ảnh chụp Đội nữ dân quân du kích xã Vĩnh Tường vào năm 1973.
Bà Mười kể lúc đó còn nhỏ chưa biết cách mạng là gì. Tin tức báo về người anh trai tham gia bộ đội và hy sinh ở sân bay Lộc Ninh đã trở thành biến cố, sự mất mát khó bù đắp của gia đình, biến bà Mười từ người thiếu nữ ngây thơ, chân chất trở nên mạnh mẽ, quyết tâm tham gia Đội nữ dân quân du kích của địa phương để tiếp nối sự nghiệp dở dang của anh mình.
Ngoài bà Mười, Đội nữ dân quân du kích xã Vĩnh Tường được thành lập vào ngày 16-6-1972 còn có 9 thành viên khác, nhiệm vụ của đội là phục vụ cho giai đoạn cao trào cách mạng đang diễn ra sôi nổi, ác liệt ở địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau đó, đội kết nạp thêm 3 thành viên nữa do bà Bảy Lắm, Trưởng đội nữ dân quân tỉnh Cần Thơ, trực tiếp hướng dẫn, huấn luyện. Tất cả họ đều là các cô gái tuổi đời mới mười chín đôi mươi, cùng quê quán ở địa bàn xã Vĩnh Tường nên dễ dàng hòa hợp, thân nhau như người nhà.
Đáng chú ý là trong 13 thành viên của đội có 3 người là chị em ruột: Trần Thị Kim Sương, Trần Thị Thu Hồng và Trần Thị Thu Hà. Cha của họ là liệt sĩ, mẹ cũng tham gia đánh giặc nên “dòng máu cách mạng” luôn chảy trong huyết quản của chị em, thôi thúc họ trở thành những người nữ dân quân du kích dũng cảm. “Cha mẹ chính là tấm gương để 3 chị em tôi nối bước làm theo. Tôi là chị cả nên cố gắng dìu dắt, động viên 2 em làm tốt nhiệm vụ. Không chỉ 3 chị em ruột mới thương nhau, mà tất cả các thành viên trong đội luôn coi nhau như ruột thịt”, bà Trần Thị Thu Sương kể.
Ngoài 3 chị em Sương, Hồng, Hà, các thành viên còn lại trong đội đều sinh ra trong gia đình cách mạng. Đó cũng chính là tiêu chuẩn để họ được chọn vào đội.
Hết lòng phục vụ cách mạng
Không trực tiếp chiến đấu nhưng nhiệm vụ của các thành viên trong đội không hề đơn giản. Sau khi bộ đội đánh chiếm được các đồn giặc thì đội có trách nhiệm thu dọn, xử lý các đồn đã chiếm như: lấp các lô cốt, dọn dẹp giây chì gai, thu gom vũ khí, đạn dược do địch bỏ lại đem về cho bộ đội...
“Nghe có vẻ đơn giản nhưng nguy hiểm luôn cận kề, vì giặc nham hiểm gài bom mìn, lựu đạn khi biết không thể giữ được đồn. Cho nên, chị em chúng tôi làm việc cẩn thận từng ly từng tý. Nếu phát hiện có bom mìn thì thông báo cho bộ đội đến tháo gỡ. Chỉ cần một phút bất cẩn đạp trúng bom mìn thì chết như chơi”, bà Hồ Kim Thương nhớ lại.
Cứ như thế, Đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xử lý các đồn Đường Láng, Hai Đằng... Họ còn tham gia biểu tình, vận động lính ngụy trở về với chính nghĩa. Trong lần cùng các mẹ, các chị tham gia biểu tình, vận động địch ở Đồn 13 vào cuối năm 1972, các thành viên trong đội bị giặc bắt nhốt 1 ngày 1 đêm, sau đó do sức ép từ nhiều phía nên chúng buộc phải thả họ ra. “Lúc bị nhốt rất đói, khát nhưng chúng tôi không hề run sợ, chỉ mong sớm được tự do để trở về với cách mạng”, bà Trần Thị Thu Hà hồi tưởng.
Trước khi bộ đội bước vào một trận đánh nào đó thì các chị lại đến động viên tinh thần, ca hát phục vụ văn nghệ để thôi thúc sĩ khí. Khi các anh chiến thắng trở về thì được các chị chào đón, chúc mừng chiến công và chăm sóc cho những người bị thương. “Có những trận đánh bộ đội ta hy sinh nhiều, chúng tôi được lệnh buổi tối bí mật chở thi thể các anh về. Nhìn thi thể các anh mà thương dữ lắm, nước mắt cứ trào ra”, bà Hồ Thị Mười chia sẻ với giọng rưng rưng.
Mỗi người kể lại những ký ức của riêng mình, của cả đội giúp chúng tôi phần nào hình dung được hình ảnh kiên cường, dũng cảm của những nữ dân quân du kích xã năm xưa. “Thời đó, chúng tôi không hề sợ chết, luôn nói với nhau phải bước tiếp, làm tiếp nhiệm vụ đến khi nào đất nước giải phóng mới thôi”, bà Trần Thị Thu Hồng nói.
Sau ngày toàn thắng, đội tiếp tục tham gia xây dựng lại quê hương. Giờ đây, 13 thành viên trong đội đã trở thành những người bà, người mẹ; mái tóc ai cũng hoa râm, khuôn mặt nhiều nếp nhăn nhưng vẫn giữ được vẻ nhanh nhẹn, giọng nói hào sảng. Dù có người bị bệnh tật đi lại khó khăn nhưng tất cả họ vẫn còn sống, vẫn còn tiếp tục kể những câu chuyện của một thời oanh liệt, rất đỗi tự hào.
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN
07:52 30/06/2025
Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,
11:09 27/06/2025
(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.
08:39 27/06/2025
(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.
05:46 27/06/2025
Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.
09:54 25/06/2025
(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.
09:50 25/06/2025
(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.
05:54 25/06/2025
Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!
06:41 24/06/2025
(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
13:59 23/06/2025
(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
05:52 23/06/2025
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...