Nơi ấy, cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh và đồng đội từng vào sinh ra tử

Thứ Tư, ngày 10/02/2021 | 17:04

Nhắc đến quê hương Long Mỹ anh hùng thì không chỉ những người cao niên mà cả thế hệ trẻ ở đây đều rất đỗi tự hào. Long Mỹ ngày nay đã xóa dần những dấu tích của một thời đau thương, mất mát do chiến tranh, khoác lên mình diện mạo, sắc vóc mới - nông thôn phát triển, người dân áo ấm, cơm no...

Lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh và ông Hai Đảo (người mặc quân phục) thăm lại khu căn cứ Ba Lào.

Và Long Mỹ ngày nay “sở hữu” những thứ thuộc về miền ký ức huyền thoại của thế hệ cha anh kiên cường chống giặc; của tình đồng chí, đồng đội, tình quân - dân gắn bó keo sơn không thể phai nhòa; nơi của nhiều vị lãnh đạo, tướng lĩnh quân đội nằm gai nếm mật để chỉ đạo những trận đánh lớn có tính chất bước ngoặt của chiến trường miền Nam giai đoạn chống Mỹ cứu nước.

Như ở ấp 5, xã Lương Tâm và ấp 10, xã Vĩnh Viễn A từng là địa điểm căn cứ của Khu ủy, Quân khu ủy Khu 9 thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương Khu 9 (từ tháng 10-1970 đến 1974). Tại những địa điểm này, cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh khi ấy là Tư lệnh Quân khu 9, đã lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang của Quân khu và các tỉnh chiến đấu đánh bại kế hoạch bình định của địch… góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ông Bảy Thâu kể lại những chuyện mình biết về quá trình hoạt động của Tư lệnh Quân khu 9 Lê Đức Anh tại khu căn cứ ở ấp 10, xã Vĩnh Viễn A năm xưa.

Ký ức thời hoa lửa

Ngỏ ý về ấp 10, xã Vĩnh Viễn A để tìm hiểu khu căn cứ mà cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh từng ở đây trong giai đoạn 1972-1973, tôi được giới thiệu đến gặp ông Trần Hữu Thâu (Bảy Thâu), cựu chiến binh ấp 10, xã Vĩnh Viễn A, là người biết về sự kiện lịch sử này.

Đoạn đường từ trụ sở xã Vĩnh Viễn A vào nhà ông Bảy Thâu vẫn còn những nét hoang sơ, ít nhà cửa, cây tạp nhiều. Nhà ông Bảy Thâu khá heo hút và cách khu căn cứ năm xưa không xa. “Bây giờ đỡ rồi, chứ vào những năm Tư lệnh Lê Đức Anh về đây thì xứ này hầu như là rừng, nhà dân chỉ mấy hộ. Địa thế như vậy mới giữ bí mật và bảo đảm an toàn được chứ”, ông Bảy Thâu nói.

Giai đoạn 1970-1975, ông Bảy Thâu từng là Bí thư Chi bộ, Trưởng Công an ấp 10, xã Vĩnh Viễn (nay là Vĩnh Viễn A) nên thường xuyên gặp và nói chuyện với ông Lê Đức Anh trong thời gian Tư lệnh về đây sinh sống, chỉ đạo kháng chiến ở nhà ông Trần Văn Hóa (Năm Hóa) gần đó.

Đoàn lãnh đạo tỉnh thăm lại khu căn cứ Ba Lào.

Ông Năm Hóa là người cùng xóm và hơn ông Bảy Thâu vài tuổi. Họ khá thân thiết, cùng chung lý tưởng cống hiến hết mình cho cách mạng. Ông Bảy Thâu khâm phục lòng yêu nước của ông Năm Hóa vì bất chấp nguy hiểm tự nguyện giao đất nhà mình để xây dựng khu căn cứ cho lãnh đạo Khu ủy, Quân khu ủy Khu 9 về ở chỉ đạo cách mạng. Việc Tư lệnh Quân khu 9 Lê Đức Anh về ở đây chỉ có gia đình ông Năm Hóa và một số cán bộ biết. Trong khu vườn nhà ông Năm Hóa thời đó có hầm tránh pháo, có nhà làm việc và một số nhà cho bộ đội ở để bảo vệ yếu nhân.

Ông Bảy Thâu kể, công tác bảo vệ Tư lệnh Quân khu 9 Lê Đức Anh rất nghiêm ngặt với nhiều lớp từ ngoài vào trong. Thời gian làm việc, ông Lê Đức Anh thường xuyên đi quanh khu căn cứ để gặp gỡ, thăm hỏi chiến sĩ. Do yêu cầu chỉ đạo cuộc kháng chiến và để đảm bảo an toàn nên vị Tư lệnh này thường xuyên đến rồi đi, thời gian ở lâu nhất chừng 1-2 tháng.

Tại khu căn cứ này cũng từng chứng kiến sự kiện đặc biệt là thành lập Sư đoàn 4 Quân khu 9 vào năm 1974. Lúc đó, Tư lệnh Quân khu 9 Lê Đức Anh chỉ đạo bộ đội xây dựng hội trường rộng rãi, sân khấu cao rộng bằng đất phục vụ cho việc thành lập Sư đoàn.

Sự kiện thành lập Sư đoàn 4 cũng còn mãi trong tâm trí của ông Ba Oanh (Trần Văn Oanh, con trai thứ 3 của ông Năm Hóa, khi ấy 12 tuổi): “Tôi nhớ rất rõ cái sân khấu do bộ đội đắp bằng đất rất cao. Khi đó đông nghịt bộ đội các nơi đổ về; vỏ lãi đậu kín bến sông Cái. Sau khi Sư đoàn được thành lập thì tại căn cứ có thêm nhiều nhà bằng cây lá được cất lên cho bộ đội ở. Các căn nhà khá rộng nhưng thấp dưới tán cây rừng để giặc không phát hiện”.

Được phép tới lui trong khu căn cứ nên ông Ba Oanh nhớ rõ trong đó có nhiều hầm tránh pháo, có bộ đội vài chục người ở bảo vệ yếu nhân. Ông nhớ như in hình ảnh ông Lê Đức Anh thường xuyên đến nhà nói chuyện với ba; hình ảnh mẹ mình (bà Lưu Thị Lan) đem nước ngọt về cho bộ đội uống; hình ảnh cây sắn lớn mấy người ôm đứng hiên ngang như cánh tay che chở cho bộ đội…

Rời khu căn cứ ở ấp 10, xã Vĩnh Viễn A, tôi tìm đến khu căn cứ Ba Lào, ở ấp 5, xã Lương Tâm, cũng là nơi mà Tư lệnh Quân khu 9 Lê Đức Anh thường xuyên ở để chỉ đạo lực lượng vũ trang Quân khu và các tỉnh đánh đuổi Mỹ - ngụy (giai đoạn tháng 10-1970 đến đầu năm 1974). Người viết may mắn gặp được ông Hai Đảo (Võ Sỹ Đảo), ở ấp 5, là một trong 4 vệ sĩ của Chủ tịch nước Lê Đức Anh thời gian này.

Anh em ông Ba Oanh (phải) rất trân quý Huân chương Kháng chiến hạng Nhất của cha mình do nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký tặng vào năm 2006.

Theo lời kể của ông Hai Đảo, khu vực căn cứ Ba Lào trước đây chủ yếu là cây rừng rậm rạp. Tại đây có nhà làm việc, hầm tránh pháo loại lớn của Tư lệnh Lê Đức Anh, ngoài ra có nhà thông tin, nhà điện đàm, nhà bảo vệ, nhà bếp... Bên cạnh đó, Trung đoàn I - U Minh có nhà của Ban chỉ huy, hầm tránh pháo, nhà Chính ủy Trung đoàn và một số nhà của các tiểu đoàn thuộc Trung đoàn.

Với vai trò vệ sĩ, ông Hai Đảo thường xuyên chạy vỏ lãi đưa đón Tư lệnh Quân khu đi họp hoặc xuống các đơn vị cũng như đi đến các căn cứ khác, trong đó có căn cứ ở ấp 10, xã Vĩnh Viễn A. Nhiều lần địch ném bom căn cứ Ba Lào, để đảm bảo an toàn nên tổ vệ sĩ cùng chỉ huy thường xuyên di chuyển trú tránh, mỗi nơi ở khoảng 10 bữa, nửa tháng. Làm vệ sĩ nên các anh luôn túc trực kề cận chỉ huy ngày lẫn đêm. Mỗi người đều mang bên mình 2 khẩu súng K63, K54, dao bấm để sẵn sàng chiến đấu.

“Có lần Trung đoàn I - U Minh tổ chức đánh diệt đồn Tô Ma, dù đã chỉ đạo rất cặn kẽ Ban Chỉ huy Trung đoàn từ trước nhưng vị Tư lệnh Quân khu 9 vẫn muốn tổ vệ sĩ đưa đi xem diễn biến trận đánh, với nguy cơ có thể trúng pháo kích của giặc. Vậy là tổ vẫn phải đưa ông đi với sự canh phòng cẩn mật. Đây thật sự là vị Tư lệnh sâu sát với trận địa, góp phần cổ vũ, thôi thúc chiến sĩ tiêu diệt đồn Tô Ma trong thời gian ngắn”, ông Hai Đảo nhớ lại.

Ông Hai Đảo, 1 trong 4 vệ sĩ của cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Sớm xây bia tưởng niệm để giáo dục truyền thống

Chiến tranh đã lùi xa hơn 45 năm, chừng ấy thời gian đã làm cho khu căn cứ ở ấp 10, xã Vĩnh Viễn A và khu căn cứ Ba Lào, ở ấp 5, xã Lương Tâm mất đi dấu tích. Những căn nhà bằng cây lá cho bộ đội ở, những chiếc hầm trú tránh bom đạn ngày nào giờ đã không còn, chỉ còn trong kỷ niệm của những người từng là một phần của lịch sử.

Rừng cây rậm rạp tại khu căn cứ ở ấp 10, xã Vĩnh Viễn A giờ đã được phát quang trống trải; những chiếc hầm trú tránh bom, sân khấu bằng đất phục vụ cho lễ thành lập Sư đoàn 4 Quân khu 9 năm xưa đã được san phẳng. Trên đó, ông Ba Oanh và người em trai út Trần Thanh Tài trồng khóm, lúa.

Điều mà ông Ba Oanh tiếc nhất là cây sắn cổ thụ từng chứng kiến trọn vẹn quá trình hoạt động của Tư lệnh Quân khu 9 Lê Đức Anh đã già cỗi, chết; cây sắn đó còn là cả một bầu trời tuổi thơ của anh em ông Ba Oanh.

Có lần, Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Phu nhân về thăm quê hương Long Mỹ - nơi đầy ắp những kỷ niệm gắn liền với cuộc đời binh nghiệp của mình. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông vẫn tìm đến nhà ông Năm Hóa để nhìn lại cảnh vật xưa. Gặp lại cố nhân, Chủ tịch nước mừng rỡ, hỏi thăm ông Năm Hóa đủ điều về gia đình, cuộc sống...

Dấu tích xưa ở khu căn cứ Ba Lào, ấp 5, xã Lương Tâm cũng không còn. Khu vực này hiện nay được phủ xanh bởi cây dại và là một phần diện tích của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thỉnh thoảng, ông Hai Đảo chạy vỏ lãi đến kênh Ba Lào, nhìn cảnh để nhớ lại hình ảnh các thành viên trong tổ vệ sĩ cùng chia ngọt sẻ bùi, kiên gan thực hiện nhiệm vụ.

Ông Hai Đảo cũng may mắn được gặp lại người chỉ huy mà mình từng bảo vệ năm xưa khi Chủ tịch nước Lê Đức Anh về thăm Long Mỹ. Đó cũng là lần cuối cùng ông Đảo gặp cố nhân…

Địa thế, cảnh vật của 2 khu căn cứ đã khác xưa, nhưng giá trị của ký ức, của lịch sử vẫn còn tồn tại nguyên vẹn và đáng được trân trọng, phát huy.

Gần đây, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo tỉnh thực hiện các cuộc khảo sát đến 2 khu căn cứ trên. Theo nguyện vọng của các đồng chí lão thành cách mạng và Nhân dân huyện Long Mỹ, tỉnh đã và đang có động thái tích cực chuẩn bị các bước hướng tới xây dựng khu di tích lịch sử, bia tưởng niệm tại 2 địa điểm ấp 10, xã Vĩnh Viễn A và ấp 5, xã Lương Tâm.

Khu căn cứ ở ấp 10, xã Vĩnh Viễn A năm xưa giờ đã được cải tạo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

“Việc xây dựng di tích lịch sử để ghi nhớ những chiến công năm xưa là rất cần thiết, có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng, đồng thời phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh thời gian tới, vì vậy các địa phương, ngành liên quan phải sớm xúc tiến thực hiện”, Bí thư Tỉnh ủy Lê Tiến Châu từng yêu cầu như vậy.

Nơi ấy của một thời hoa lửa sẽ sớm có những bia tưởng niệm gấm hoa để quá khứ hòa quyện hiện tại và làm bừng sáng hơn lòng yêu nước cho ngày mai…!

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Năm Hóa từng đùm bọc, nuôi chứa Tư lệnh Quân khu 9 Lê Đức Anh và nhiều lãnh đạo Quân khu 9 tại phần đất nhà mình. Năm 2006, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất để tri ân sự đóng góp của ông Năm Hóa cho cách mạng.

 

“Phải công nhận là hệ thống thông tin của bộ đội mình lúc ấy cực kỳ giỏi. Khi hay tin giặc phát hiện nơi ở của Tư lệnh và chuẩn bị đánh phá thì họ thông báo ngay để di chuyển đến nơi khác. Có lần, người chỉ huy vừa đi khỏi là máy bay B52 đến đánh phá dữ dội”, ông Bảy Thâu kể.

 

TRƯỜNG SƠN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hậu Giang tiếp tục phát triển ấn tượng

07:52 30/06/2025

Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,

Kết nạp đảng viên đạt 54,31%

11:09 27/06/2025

(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.

11 công đoàn cấp huyện và tương đương kết thúc hoạt động kể từ ngày 30-6

08:39 27/06/2025

(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.

Một “mái nhà” - Một khát vọng

05:46 27/06/2025

Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.

Mỗi cán bộ đoàn, hội, đội không ngừng đổi mới, thích ứng, tiên phong và sáng tạo

09:54 25/06/2025

(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.

Xây dựng 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở

09:50 25/06/2025

(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.

Hậu Giang ơi, còn mãi trong tim !

05:54 25/06/2025

Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!

Đẩy mạnh chăm lo hội viên, nông dân nghèo

06:41 24/06/2025

(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

Lan tỏa phong trào phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng gia đình hạnh phúc

13:59 23/06/2025

(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Bố trí hài hòa, hợp lý chỗ làm việc cho từng cán bộ, công chức

05:52 23/06/2025

Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...