Phòng chống tham nhũng cần “con hổ có răng”

Thứ Hai, ngày 04/01/2016 | 15:51

Hệ thống pháp luật, chính sách khá đầy đủ nhưng phát hiện, xử lý tham nhũng còn hạn chế, bởi giống “con hổ không răng” vì chưa đủ sức mạnh.

Có sự ví von rằng hệ thống cơ chế, chính sách trong phòng chống tham nhũng của chúng ta tuy khá đầy đủ nhưng lại giống như "con hổ không răng". Theo TS Đinh Văn Minh - Phó Viện trưởng Viện khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ, vừa qua chúng ta làm cho “hổ có răng” như sửa Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự. Các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cũng như cơ quan có trách nhiệm khá rất ráo riết để dần hình thành các biện pháp trực tiếp, cụ thể. Cơ quan phụ trách cũng được tăng cường về nhiều mặt để nâng sức mạnh.

Phát hiện ít không có nghĩa là tình hình tham nhũng giảm

PV: Theo đánh giá của tổ chức quốc tế, tình hình tham nhũng ở Việt Nam tăng và trong ba năm qua, số điểm đánh giá về nhận thức tham nhũng không đổi. Trong khi theo báo cáo của các cơ quan Nhà nước thì tình hình tham nhũng tuy diễn biến phức tạp nhưng giảm. Theo ông, tại sao lại có sự khác nhau trong đánh giá như vậy?

TS Đinh Văn Minh: Đấy chính là sự khác nhau khiến chúng ta cần suy nghĩ. Sự đánh giá của quốc tế là tương đối toàn diện. Còn đánh giá của cơ quan Nhà nước tùy thuộc vào số liệu chính thức của các cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án đối với các vụ việc. Cho nên có sự khác nhau như vậy.

Bản thân chúng ta cũng thấy tham nhũng vẫn nghiêm trọng và phức tạp nhưng việc điều tra, truy tố, xét xử gặp khó vì tham nhũng tinh vi hơn nên số liệu về vụ việc được phát hiện giảm chứ không phải tình hình giảm.

Theo TS Đinh Văn Minh - Phó Viện trưởng Viện khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ.

PV: Từ thực tế đó cho thấy băn khoăn của người dân: Tham nhũng đang trốn ở đâu? chống ai, ai chống vẫn đang cần lời giải đáp minh bạch, không thể chung chung?

TS Đinh Văn Minh: Đúng là như vậy. Thực ra thì câu chuyện này từ xưa đến nay ta luôn luôn đặt ra. Ngoài giải pháp phòng ngừa thì chúng ta cũng cố gắng nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng. Trên thực tế thời gian vừa qua có nhiều vụ việc nghiêm trọng, lớn được xử lý.

Mặc dù tình hình tham nhũng còn phức tạp nhưng từng bước chúng ta cũng có biện pháp, giải pháp mới, đặc biệt là sự sửa đổi quy định pháp luật có liên quan và sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng nên có tiến bộ nhất định như ta đã thấy.

PV: Có sự ví von rằng hệ thống cơ chế, chính sách trong phòng chống tham nhũng của chúng ta tuy khá đầy đủ nhưng lại giống như con hổ không răng. Ông có bình luận gì về nhận định này?

TS Đinh Văn Minh: Đây cũng là một nhận xét cần suy nghĩ để xem điều đó cần tiếp nhận như thế nào. Xét về hệ thống pháp luật khá đầy đủ nhưng việc phát hiện và xử lý tham nhũng còn hạn chế. Hình ảnh con hổ không răng là sức mạnh của nó không đủ mạnh.  

Vừa qua ta làm cho con hổ “có răng” như sửa Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự. Các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cũng như cơ quan có trách nhiệm khác rất ráo riết để dần hình thành các biện pháp trực tiếp, cụ thể. Cơ quan phụ trách đấu tranh phòng chống tham nhũng cũng được tăng cường về nhiều mặt để nâng sức mạnh.

PV: Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu tập trung đẩy mạnh tiến độ điều tra, truy tố xét xử các vụ án trọng điểm, thúc đẩy các địa phương làm ráo riết, quyết liệt hơn, nhất là những địa bàn trọng điểm, các cơ quan, lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng… Ông đánh giá như thế nào về tiến độ triển khai các công việc này từ thời điểm đó đến nay?

TS Đinh Văn Minh: Các phiên họp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đều nhằm thúc đẩy công tác phòng chống tham nhũng nói chung, đặc biệt trong tình hình hiện nay chúng ta quan tâm nhiều đến việc phát hiện và xử lý.

Bộ Chính trị ra Chỉ thị 50 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện và xử lý các vụ án tham nhũng. Công tác phòng chống này là lâu dài, phức tạp, phải xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách, còn giai đoạn hiện nay thì quan tâm đẩy mạnh phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

Như Chỉ thị đã nhận định hiện nay số vụ việc phát hiện ít; quá trình phát hiện và xử lý chậm và thu hồi tài sản thấp.

Kết luận tại phiên họp thứ 8 được được triển khai tích cực nên đến nay gần 20 vụ được đưa vào diện chỉ đạo, trong đó có nhiều vụ việc lớn được đưa ra xét xử, tạo lòng tin nơi người dân.

Cùng với đó là việc kiểm tra tình hình đấu tranh phòng chống tham nhũng ở các bộ ngành, địa phương, đơn vị.

PV: Lâu nay vẫn có một thực tế là việc phát hiện tham nhũng vốn khó khăn nhưng phát hiện được rồi thì quá trình xử lý sau đó còn khó khăn hơn nhiều. Thu hồi tài sản tham nhũng chỉ được 20%. Đó là những diễn biến khiến tình hình tham nhũng sẽ còn tiếp tục phức tạp và trở nên khó khăn hơn, thưa ông?

TS Đinh Văn Minh: Đúng là như vậy. Bởi một điều chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận hành vi tham nhũng là vi phạm trong đội ngũ cán bộ công chức trong cơ quan Nhà nước nên việc phát hiện đã là khó rồi, việc xử lý còn khó hơn rất nhiều.

Vì cùng một sự việc nhưng mỗi bên đánh giá rất khác nhau, đặc biệt vấn đề kinh tế hiện nay nhìn nhận rất khó. Dễ hiểu vì sao trong quá trình tha kiểm tra, điều tra có thể phát hiện vụ việc nhưng khi xử lý khó khăn.

Việc thu hồi tài sản thấp vì còn nhiều khó khăn về phía pháp luật. Hiện nay hầu hết việc thu hồi tiến hành sau khi có bản án. Như vậy quá trình cả năm trời thanh kiểm tra, truy tố mà không làm gì thì người ta sẽ tẩu tán tài sản.

Cùng với bổ sung cơ chế ngăn chặn tẩu tán tài sản, vừa rồi có sự đổi mới ở Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự và sắp tói có quy định khác nữa liên quan đến thanh tra, kiểm toán thì sẽ nâng cao được hiệu quả thu hồi tài sản.

Người dân cần được tiếp cận bản kê khai tài sản của cán bộ

PV: Các chuyên gia nhiều lần đề xuất cần trao độc lập cho hệ thống các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong chống tham nhũng nhưng xem ra còn nhiều việc cần bàn, thưa ông?

TS Đinh Văn Minh: Độc lập là vấn đề nguyên tắc của cơ quan đấu tranh phòng chống tham nhũng hay các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung. Trên thực tế không phải chúng ta không có vì từ Hiến pháp đến các quy định pháp luật đều thể hiện các cơ quan tư pháp đảm bảo tính độc lập trong hoạt động.

Tuy nhiên bảo đảm như thế nào lại là vấn đề thực tế. Và rõ ràng hiện nay có nhiều biểu hiện, vấn đề khiến cho người dân băn khoăn về tính độc lập của các cơ quan tư pháp.

Ý kiến có cơ quan riêng về đấu tranh phòng chống tham nhũng thì lâu nay chúng ta vẫn bàn và tôi nghĩ các thiết chế như Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu hoặc các đơn vị chuyên trách phòng chống tham nhũng trong các cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm sát thực ra đó cũng là thiết chế hình hài của một tổ chức độc lập để đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Hiện nay để tổ chức hẳn một cơ quan riêng thì vẫn tiếp tục bàn. Nhưng chúng ta nhấn mạnh làm sao đảm bảo tính độc lập của cơ quan điều tra, thanh tra, xét xử, kiểm sát trong quá trình xử lý vụ việc tham nhũng. Sự bảo đảm đó là hoạt động của Ban Chỉ đạo chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc phối hợp để đẩy nhanh vụ án cũng chính là thiết chế để đảm bảo tính độc lập trong hoạt động của cơ quan tư pháp.

PV: Về cơ chế phòng ngừa tham nhũng, chúng ta trông đợi vào biện pháp kê khai tài sản cán bộ, công chức song lại thấy rất rõ tính chiếu lệ, hình thức. Ông có đề xuất gì để khắc phục hạn chế này?

TS Đinh Văn Minh: Đúng là một trong những vấn đề người ta nói đến nhiều nhất. Quản thật chặt tài sản của người có chức vụ quyền hạn thì thì có nghĩa giải quyết được đáng kể vấn đề.

Tuy nhiên chúng ta cũng phải thừa nhận việc kê khai tài sản nói riêng cũng như kiểm soát tài sản nói chung của người có chức vụ quyền hạn vẫn còn hạn chế, hình thức.  Số lượng kê khai rất lớn, quá trình thẩm tra xác minh khó khăn, hạn chế và việc xử lý còn ít. Thậm chí chúng ta cần xem xét lại toàn bộ hệ thống giải pháp này để hoàn thiện hơn, đặc biệt là trong sửa đổi bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng sắp tới.

Ảnh minh họa: VnEconomy

Tôi cho rằng trước hết việc kê khai tài sản phải xem lại đối tượng. Hiện tại quá nhiều, 1 triệu bản kê khai mà như một chuyên gia nước ngoài nói nếu mỗi bản 4 tờ mà ta nối liền lại với nhau thì kéo dài từ đây tới Đà Lạt. Do đó kiểm soát, thẩm tra, xác minh rất là khó.

Cần thu hẹp đối tượng kê khai tài sản nhưng không có nghĩa kiểm soát ít đi mà đồng thời mở rộng kiểm soát toàn xã hội thì mới giải quyết được vấn đề.

Để làm được điều đó phải chuyên trách hóa để cơ quan có điều kiện chuyên thẩm tra xác minh. Người ta đọc thấy bản kê khai có điểm vô lý thì có quyền quyết định xác minh, thậm chí là xác minh một cách xác suất.

Người dân nghi ngờ tính trung thực của kê khai thì đến cơ quan đó chứ hiện tại người dân tố cáo cũng không biết cơ quan nào quản lý bản kê khai tài sản. Quản lý như vậy thì sự tiếp cận thông tin của người dân tới bản kê khai tài sản đó thuận lợi hơn rất nhiều và tất nhiên anh phải bảo đảm bí mật, an toàn cho người có tài sản.

PV: Chúng ta nói nhiều đến công khai, minh bạch và đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng nhưng lại trông đợi vào sự tự giác khi thực hiện trách nhiệm hơn là đưa ra chế tài ràng buộc?

TS Đinh Văn Minh: Chỉ thị 50 của Bộ Chính trị vừa qua cũng nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan tổ chức trong phòng chống tham nhũng, đặc biệt là trong phát hiện và xử lý tham nhũng.

Thực ra xét cho cùng vẫn phải kết hợp cả hai yếu tố: Có cơ chế ràng buộc trách nhiệm người đứng đầu về mặt pháp lý và “trách nhiệm chính trị” khi để xảy ra tham nhũng trong tổ chức, địa phương mình.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo Ngọc Chi-Ngọc Thành/VOV

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hậu Giang tiếp tục phát triển ấn tượng

07:52 30/06/2025

Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,

Kết nạp đảng viên đạt 54,31%

11:09 27/06/2025

(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.

11 công đoàn cấp huyện và tương đương kết thúc hoạt động kể từ ngày 30-6

08:39 27/06/2025

(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.

Một “mái nhà” - Một khát vọng

05:46 27/06/2025

Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.

Mỗi cán bộ đoàn, hội, đội không ngừng đổi mới, thích ứng, tiên phong và sáng tạo

09:54 25/06/2025

(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.

Xây dựng 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở

09:50 25/06/2025

(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.

Hậu Giang ơi, còn mãi trong tim !

05:54 25/06/2025

Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!

Đẩy mạnh chăm lo hội viên, nông dân nghèo

06:41 24/06/2025

(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

Lan tỏa phong trào phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng gia đình hạnh phúc

13:59 23/06/2025

(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Bố trí hài hòa, hợp lý chỗ làm việc cho từng cán bộ, công chức

05:52 23/06/2025

Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...