Thứ Tư, ngày 19/03/2025 | 16:03
Các chuyên gia cho rằng tên gọi địa phương sau khi sáp nhập có thể thay đổi, không còn tên cũ nhưng quê hương không mất đi mà vẫn ở đó.
Một góc của Hà Nội hiện nay, sau khi sáp nhập Hà Tây và một số địa phương của Vĩnh Phúc, Hòa Bình vào năm 2008 - Ảnh: NAM TRẦN
Với việc giảm gần 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh, và 60 - 70% đơn vị hành chính cấp xã, tên của các đơn vị sáp nhập đang là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bởi tên gọi của tỉnh, xã sau sáp nhập không đơn thuần là tên, địa danh đơn vị hành chính mà còn nhiều vấn đề liên quan đến đời sống, tình cảm, quê hương, giấy tờ, thủ tục hành chính...
Về nội dung này, Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ trong buổi làm việc với tiểu ban kinh tế xã hội: "Khi sáp nhập có tâm lý, tâm trạng về quê hương thì đúng rồi, tôi hết sức chia sẻ. Nhưng đất nước chính là quê hương, chúng ta phải vì sự phát triển chung.
Sáp nhập để gọn lại, tiết kiệm chỉ là một phần, sáp nhập để tạo động lực, tạo dư địa cho phát triển mới là quan trọng".
Quê mình vẫn còn đó
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, GS.TS Đỗ Quang Hưng, chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho hay nhiều người có lo lắng, suy nghĩ khi sáp nhập tỉnh, xã, một số nơi bị mất tên, dẫn đến mất quê...
GS Hưng chỉ rõ tâm lý này có phần đúng khi trong suy nghĩ, tâm lý không ít người vẫn mang nặng chủ nghĩa địa phương do cố kết địa phương còn ăn sâu.
Tuy nhiên với những cái tên mọi người luôn giữ, giới thiệu như tôi là người Yên Bái, Thanh Hóa, Nam Định, Quảng Bình... cũng chỉ là một phạm trù lịch sử theo sự biến đổi địa danh, thời gian nhất định chứ không phải là vĩnh viễn.
"Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển chung nên suy nghĩ mở rộng khái niệm địa phương ra, đừng nghĩ đó là xã, huyện, tỉnh mà phải nghĩ quê hương chính là quốc gia, đất nước Việt Nam mình. Phải thay đổi chủ nghĩa địa phương thành chủ nghĩa quốc gia, dân tộc.
Việc sáp nhập đang được nghiên cứu, thực hiện chính là hướng mở rộng không gian phát triển địa phương nói riêng và quốc gia nói chung", GS Hưng chia sẻ.
Ông Hưng nhấn mạnh tên gọi của địa phương sau sáp nhập có thể thay đổi, tên cũ bỏ đi nhưng quê hương không mất đi mà vẫn ở đó. Kể cả các tên tỉnh, huyện, quận, xã, phường đã nằm trong ký ức, văn hóa của cộng đồng, người dân...
Về đề xuất cụ thể với tên gọi các đơn vị mới sau sáp nhập, ông Hưng nói ưu tiên số một vẫn là các tên gợi đến truyền thống mà không triệt tiêu các đơn vị đã có.
Hướng thứ hai, theo ông Hưng, khi sáp nhập 2 hay 3 tỉnh lại thì nghiên cứu chọn giữ tên 1 địa phương để đại diện chung. Tên được lựa chọn cần xem xét trên yếu tố lịch sử và nơi đó có tiềm năng hơn, bản thân có bước phát triển hơn so với các địa phương còn lại.
Việc đặt tên như vậy sẽ giúp giảm bớt làm lại giấy tờ, thủ tục, nhưng cần tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Hướng thứ ba, ông Hưng nêu có thể lắp ghép để thành một tên mới. Nếu 2 hay 3 tỉnh chưa thỏa mãn về tên sau sáp nhập có thể hình thành một tên mới.
Ông nhấn mạnh đây là phương án không chiều ai, không nịnh ai để nhập 2 hay 3 tỉnh thành 1 tên. Nhưng tên mới ghép đó phải thuận về mặt ngôn ngữ, có sự đồng thuận của người dân.
Chọn tên tiêu biểu, tránh gây lãng phí, làm lại giấy tờ
PGS.TS Đặng Văn Bài, phó chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng đối với tên của các tỉnh thành sau sáp nhập thì với các tỉnh ở vùng văn hóa lớn, tiêu biểu nên cố gắng giữ lại để gắn với vùng văn hóa đó, đừng để mất.
Ông đề xuất, đặt các tên tỉnh mới phải tránh việc thay đổi quá nhiều khiến phải làm lại nhiều giấy tờ, thủ tục gây tốn kém lãng phí xã hội.
Ông dẫn chứng trước đây khi Hoàng Liên Sơn chia ra 2 tỉnh (Yên Bái, Lào Cai) thì đã phải thay đổi giấy tờ của cả 2 tỉnh. Hay Tuyên Quang và Hà Giang nhập lại thành Hà Tuyên phải làm lại giấy tờ của 2 tỉnh.
Vì vậy, ông đề xuất nếu Yên Bái sáp nhập với Lào Cai có thể nghiên cứu lấy tên 1 tỉnh như Lào Cai. Hay Tuyên Quang sáp nhập Hà Giang có thể nghiên cứu lấy tên 1 tỉnh là Tuyên Quang vì nơi đây có yếu tố lịch sử lưu giữ với các địa danh Tân Trào, chiến khu ATK...
Hoặc với các thành phố trực thuộc trung ương khi nghiên cứu sáp nhập thêm thì giữ nguyên tên để còn thuận tiện trong giao dịch. Đối với những tỉnh có dân số đông hơn cũng có thể giữ lại và lấy tên theo tỉnh đông hơn để đỡ phải làm lại nhiều giấy tờ có liên quan...
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (phó Đoàn đại biểu Quốc hội TP Huế) nêu quan điểm, khi sáp nhập 2 - 3 tỉnh thành thì tên không có nghĩa phải nối dài mà chọn điển hình nhất có được trong 2 - 3 địa danh đó.
Điển hình nhất có thể ở góc độ văn hóa, kinh tế, ngoại giao, an ninh quốc phòng. Và tùy từng vị trí mà có thể đưa ra mức độ ưu tiên phù hợp.
Bà nói thêm cần phân tích kỹ nếu nhập 2 - 3 tỉnh mà mang tên 1 tỉnh sẽ được - mất gì, mang tên ghép của 2 tỉnh thì được - mất gì.
"Chúng ta phải có tiêu chí, bởi đặt tên cho một đơn vị hành chính càng ngắn gọn, càng súc tích càng thuận lợi.
Bởi tên gọi không đơn thuần chỉ cho riêng mình mà còn liên quan câu chuyện hội nhập, ngoại giao. Đây là vấn đề cần có sự phân tích, định hướng của cơ quan có thẩm quyền một cách đồng bộ, toàn diện và khách quan", bà Sửu nêu quan điểm.
Theo THÀNH CHUNG/tuoitre.vn
08:21 09/05/2025
Đầu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sau Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ 1954, trong vùng giải phóng Vị Thanh - Hỏa Lựu vẫn tiếp nối, duy trì các trường học dạy con em nhân dân, nhưng khi địch ban hành Luật 10/59 tố cộng, diệt cộng; các thầy, cô giáo cách mạng phải tạm lánh đi.
07:52 09/05/2025
(HG) - Ngày 8-5, Công đoàn UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025.
05:20 08/05/2025
Từ vùng đất ghi dấu những năm tháng kháng chiến khốc liệt, Vĩnh Viễn hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, “thay da đổi thịt” với hạ tầng hiện đại, kinh tế phát triển và đời sống người dân ngày càng nâng cao.
09:07 07/05/2025
(HG) - Ban Thường vụ Tỉnh đoàn vừa có Kế hoạch tổ chức Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2025 (diễn ra từ nay đến hết tháng 8-2025).
08:49 07/05/2025
(HG) - Nằm trong chuỗi hoạt động Tháng công nhân 2025, sáng ngày 6-5, Liên đoàn Lao động thành phố Ngã Bảy tổ chức lễ khởi công xây dựng mái ấm công đoàn cho công đoàn viên Hà Minh Thi,
08:36 07/05/2025
(HG) - Thực hiện Kế hoạch số 264-KH/TCT ngày 20-3-2025 của Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang về tổ chức nghiên cứu thực tế năm 2025,
07:29 06/05/2025
Công tác sắp xếp bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp đang được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu quả.
16:25 05/05/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
09:52 05/05/2025
Đầu năm đến nay, thị xã Long Mỹ kết nạp được 134 đảng viên, vượt 15 đảng viên so với chỉ tiêu được tỉnh giao. Vậy đâu là nguyên nhân giúp thị xã đạt kết quả đáng phấn khởi này ?
09:48 05/05/2025
Câu chuyện được các vị khách mời chia sẻ trong buổi tọa đàm “Hậu Giang - Từ mùa xuân thống nhất đến chung bước vào kỷ nguyên mới”, do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức,
08:33 09/05/2025
(HG) - Kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2025), lực lượng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hậu Giang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, lập nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước,
08:32 09/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;
08:31 09/05/2025
Mô hình “Ứng dụng Hệ thống du lịch thông minh vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; hướng dẫn người dùng quản lý,
08:30 09/05/2025
(HG) - Ngày 7-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã tổ chức Lễ trao quyết định thành lập Đội Quản lý điện Vị Thủy và các quyết định bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó của Đội.