Thứ Tư, ngày 29/08/2018 | 16:17
Nhân dịp kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, phóng viên Báo SGGP đã gặp nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu và cư sĩ Tống Hồ Cầm, nghe các ông kể về cuộc Cách mạng Tháng Tám với tư cách là nhân chứng, đại diện các giới đồng bào trực tiếp tham gia cuộc tổng khởi nghĩa, giành chính quyền ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn tháng 8-1945…
1. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, ngày 28-8-1945 ở Hà Nội có cuộc diễu hành rất lớn của dân chúng ủng hộ Việt Minh và Cụ Hồ. Ông nhớ lại: “Nhà tôi ở ngã tư Trung Hiền, ngoại ô Hà Nội. Rất nhiều người ở khu vực nhà tôi ở kéo thành từng đoàn đi theo Phố Huế tiến ra Bờ Hồ và Nhà hát Lớn. Khi ấy, quân Pháp không còn ra mặt nữa, quân Nhật thì bị giải giáp. Lúc bấy giờ chưa ai biết Cụ Hồ là ai cả, nhiều người chỉ biết đến Việt Minh và Nguyễn Ái Quốc. Nhưng tôi thì đã nghĩ không có Cụ Hồ thì không có nền độc lập được. Sau ngày tuyên bố độc lập, nhiều người mới biết Cụ Hồ là chủ tịch của Chính phủ lâm thời - Nhà nước độc lập đầu tiên của Việt Nam, nên đã đi theo ủng hộ rất đông, trong đó có gia đình tôi và những người Công giáo. Tại một số chủng viện ở Hà Nội, các linh mục có chỉ thị kêu gọi giáo dân tham gia biểu tình ủng hộ Việt Minh và dự mít tinh trong ngày độc lập 2-9-1945”.
Còn ở Sài Gòn, cuộc Cách mạng Tháng Tám diễn ra chậm hơn các địa phương trong cả nước, khi quân Anh đến giải giáp quân Pháp. Nhưng trước ngày tuyên bố độc lập ở Hà Nội, quân Anh và Pháp lại chiếm đóng một số nơi ở Sài Gòn và miền Nam.
Ông Trần Văn Giàu và nhiều người đã đứng lên tranh đấu, kêu gọi dân chúng cướp chính quyền ở nhiều nơi và tuyên bố thành lập Ủy ban Hành chính lâm thời Nam bộ vào ngày 25-8-1945.
Giành chính quyền ở Sài Gòn ngày 25-8-1945. (Ảnh tư liệu)
Ông Trần Văn Giàu làm chủ tịch của ủy ban này và chủ trương đưa 5 người không phải là đảng viên Cộng sản nhưng hoạt động cho cách mạng và hiểu được lịch sử của Sài Gòn tham gia vào ủy ban, trong đó có Nguyễn Đình Đầu.
Lúc bấy giờ khí thế cách mạng ở Sài Gòn lên rất cao, quần chúng nhân dân tập hợp lại để tham gia vào lực lượng Thanh niên tiền phong, Phụ nữ cứu quốc… Chính vì vậy, chính quyền non trẻ ở Sài Gòn lúc bấy giờ được giữ vững tại nhiều nơi, cho đến khi quân Pháp trở lại nước ta.
Thế nhưng, theo ông Nguyễn Đình Đầu, lúc bấy giờ cũng có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau trong quần chúng nhân dân tham gia lực lượng cách mạng. Có người nói Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng của những người cộng sản vô thần.
Nhưng, thực tế thì phần đông dân chúng nói Việt Minh là những người giải phóng dân tộc nên đã đi theo ủng hộ. Nguyễn Đình Đầu và ông Nguyễn Mạnh Hà nằm trong phe này. Cụ Hồ biết ông Nguyễn Mạnh Hà là con rể của một đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, bạn thời hoạt động bên Pháp với Cụ Hồ.
Chính phủ lâm thời do Cụ Hồ đứng đầu, có Bảo Đại và ông Nguyễn Mạnh Hà. Nguyễn Đình Đầu làm việc ở Bộ Kinh tế, do ông Nguyễn Mạnh Hà làm bộ trưởng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nói: “Được tiếp xúc trực tiếp với những người cách mạng, chúng tôi mới hiểu được vì sao Cách mạng Tháng Tám thành công và Chính phủ lâm thời của Cụ Hồ lại có nhiều người ủng hộ. Khi cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên ở Việt Nam thành công, thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù trong Quốc hội có nhiều đảng phái khác nhau, nhưng Cụ Hồ và những người cộng sản vẫn được ủng hộ mạnh nhất. Điển hình là trong Tuần lễ vàng có gia đình ông Trịnh Văn Bô ủng hộ đến hàng ngàn lượng vàng…”.
2. Cư sĩ Tống Hồ Cầm sinh năm 1918, năm nay vừa tròn 100 tuổi. Sinh ra ở Huế và hoạt động cách mạng tại đây từ rất sớm, ông gần như là nhân chứng sống của các sự kiện ở miền Trung và của miền Nam trong suốt thế kỷ 20, trong đó có cuộc Cách mạng Tháng Tám.
Các cuộc tranh đấu của các giới đồng bào ở Huế những năm trước, trong và sau Cách mạng Tháng Tám đều có ông tham gia trong lực lượng cách mạng của thanh niên, học sinh, nhân sĩ và giới Phật giáo.
Trước ngày toàn quốc kháng chiến, cư sĩ Tống Hồ Cầm tham gia phong trào Phật giáo cứu quốc và hoạt động bí mật tại Huế, bị thực dân Pháp bắt giam và tra tấn dã man.
Chính trong giai đoạn này, tư tưởng của Phật giáo về đoàn kết dân tộc gắn với truyền thống yêu nước đã hình thành trong ông.
Ông tham gia vào các tổ chức và hoạt động của Phật giáo như: Hội trưởng Tỉnh hội Việt Nam Phật học tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tổng Trị sự Tổng hội Phật học Trung Việt… Thông qua các tổ chức này, ông đã vận động, tuyên truyền về Cụ Hồ, về Việt Minh và kêu gọi tăng ni, phật tử, các tầng lớp nhân dân tham gia tranh đấu cho nền độc lập dân tộc.
Cư sĩ Tống Hồ Cầm nhớ lại: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Huế nổ ra và thành công ngày 23-8, trước Sài Gòn 2 ngày. Nhưng trước đó, Trung ương Đảng đã cử nhiều lãnh đạo, trong đó có các ông Tố Hữu, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Duy Trinh vào Huế trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng đang lên rất mạnh trong các giới đồng bào.
Do những đặc điểm chính trị phức tạp ở Huế, là trung tâm cai trị của phát xít Nhật ở Trung bộ và là kinh đô của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, nên Thường vụ Việt Minh của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có những cố gắng cao nhất để tranh thủ mọi khả năng làm giảm bớt sức chống phá cách mạng của kẻ địch.
Huế lúc bấy giờ được coi là địa bàn quan trọng giành thắng lợi quyết định cho Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc.
Ngày 20-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa được thành lập gồm các ông: Tố Hữu, Hoàng Anh, Lê Tự Đồng, Lê Khánh Khang, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Sơn... Tối 21-8-1945, lệnh khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế đã được phổ biến đến các địa phương trong tỉnh.
Lực lượng cách mạng lúc này đã đông đảo, sẵn sàng chờ lệnh khởi nghĩa. Tại các xã, huyện, thành phố, khí thế cách mạng của quần chúng sôi sục, nhiều nơi từ ngày 18 đến 22-8 đã giành được chính quyền thắng lợi.
Đêm 22-8-1945, trước áp lực của cuộc khởi nghĩa, Bảo Đại phải cúi đầu tuyên bố “Nhường quyền lãnh đạo quốc gia cho Việt Minh”. 16 giờ ngày 23-8, tại sân vận động Huế, hàng vạn nhân dân Thừa Thiên - Huế đã tập trung thành hàng ngũ chỉnh tề dưới rừng cờ đỏ sao vàng, Ủy ban Khởi nghĩa tiến vào lễ đài giữa tiếng hoan hô vang dội…
Cũng theo cư sĩ Tống Hồ Cầm, Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 là một cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, biểu thị cho ý chí, tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước và sức mạnh của cả dân tộc.
Những giá trị này đã phát huy thành sức mạnh to lớn để dân tộc ta, đất nước ta chiến thắng mọi kẻ thù, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Theo HOÀI NAM/sggp.org.vn
07:52 30/06/2025
Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,
11:09 27/06/2025
(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.
08:39 27/06/2025
(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.
05:46 27/06/2025
Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.
09:54 25/06/2025
(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.
09:50 25/06/2025
(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.
05:54 25/06/2025
Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!
06:41 24/06/2025
(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
13:59 23/06/2025
(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
05:52 23/06/2025
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...