Thứ Tư, ngày 07/02/2018 | 13:39
Cách đây 5 năm, tôi có dịp gặp ông Năm Thanh (Văn Đình Thanh), ở ấp Thạnh Mỹ A, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, là cựu chiến binh “đóng vai” ông giáo làng truyền dạy lịch sử cho học sinh địa phương bằng những bài hát truyền thống. Bây giờ gặp lại, ông khoe lớp học của mình đã được “nâng cấp” lên thành câu lạc bộ hát nhạc truyền thống của huyện hẳn hoi.Đó như sự đền đáp xứng đáng cho bao tâm huyết mà cựu chiến binh này bỏ ra suốt hơn 20 năm ròng.
Lớp dạy sử của ông Năm luôn rộn rã tiếng cười.
Nhớ lần xuống gặp ông cách đây mấy năm, bây giờ trong đầu tôi vẫn thoang thoáng về lớp học với nhiều thứ… đặc biệt. Đặc biệt vì lớp học với “người thầy” là cựu chiến binh chẳng có chứng chỉ “hành nghề”; lớp học với học sinh không cùng tuổi, đứa mới lên 5, còn đứa thì cao nhòng ở tuổi 15; lớp học mà học sinh chẳng những không đóng học phí mà còn được nhận quà…
Tiếng thơm của lớp đã lan rộng khắp nơi khiến nhiều bậc cha mẹ ở xã Bình Thành và các xã lân cận đến xin cho con em vào học. Vì vậy, sĩ số lớp luôn duy trì ở mức 30-70 em, chủ yếu đang học cấp 1, cấp 2.
Về thăm lại lớp dạy sử đặc biệt lần này, tôi nhận ra đã có những thứ thay đổi theo thời gian: Mái tóc của ông Năm có nhiều hơn những sợi bạc; một số học sinh từng tiếp xúc 5 năm trước giờ đã không còn đến lớp vì trưởng thành, có người được vào giảng đường đại học... Nhưng những thứ mà tôi ấn tượng nhất và nhớ nhất đến nay vẫn vậy. Cũng ở bên hiên nhà cũ kỹ của mình, ông Năm vẫn ngồi trên chiếc bàn gỗ hoen ố thời gian, tay cầm cây đàn mandolin thả hồn vào những điệu nhạc hào hùng của các ca khúc cách mạng. Phía bên dưới, bọn trẻ ngồi gom tụ lại thành một nhóm và nhiệt tình hát vang:
Có anh Ba Hưng, vốn thiệt nông dân
Đi lính hơn năm trường vừa mới được huân chương…
Những ca từ trong bài hát “Có anh Ba Hưng” của tác giả Trần Kiết Phương được hát đi hát lại nhiều lần trong mỗi buổi học đã gieo vào tâm hồn và nhận thức của bọn trẻ về chiến tích anh hùng của anh Ba Hưng (Hứa Hòa Hưng, quê ở tỉnh Bạc Liêu; là đại tá pháo binh) từng khiến quân thù khiếp sợ. Hay giai điệu đầy hùng tráng của bài “Nam bộ kháng chiến” giúp các em hiểu hơn về dũng khí đấu tranh của cha ông ngày trước khi “sơn hà nguy biến”…
Sau mỗi bài hát, ông Năm còn giải thích thêm về tác giả, hoàn cảnh ra đời của nó, các trận đánh hay, những nhân vật quan trọng trong sự kiện đó để các em nắm vững thêm kiến thức.
Ông Năm đã truyền niềm đam mê học sử cho nhiều học sinh ở địa phương.
Ngoài ra, lịch sử tỉnh nhà cũng được ông giảng thành bài riêng, chẳng hạn lịch sử hình thành tỉnh Hậu Giang; rồi xã Bình Thành có bao nhiêu liệt sĩ, bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng...
Tấm lòng của ông Năm dành cho bọn nhỏ vẫn đong đầy như ngày nào. Thấy trên tay tôi kệ nệ mang 100 quyển tập đến tặng, ông thay mặt bọn trẻ cảm ơn không ngớt. Không chỉ có tôi, hễ gặp ai ông cũng vận động tặng tập, viết để phục vụ cho “lớp học đặc biệt” của mình. Bởi ngoài đánh đàn dạy bọn trẻ hát, ông cố gắng duy trì phần đố vui với giải thưởng là quyển tập, cây viết do mạnh thường quân gần xa hỗ trợ. Nhờ vậy mà bọn nhỏ rất thích thú và đứa nào cũng say sưa tìm hiểu thêm kiến thức lịch sử để có thể “cạnh tranh” nhận quà của ông Năm.
Mấy ai biết được, dù gia đình chẳng khá giả, nhưng không ít lần ông bỏ tiền túi và vận động thêm mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí dẫn lũ trẻ tham quan Đền thờ Bác Hồ, Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ,... để chúng hiểu biết thêm lịch sử tỉnh nhà.
Cứ vậy, hơn 20 năm qua, ông để hết tâm sức truyền đam mê học sử đến nhiều lứa trẻ vùng quê, giúp các em yêu mến và tự hào về sử sách dân tộc.
Những dòng lịch sử trong những buổi “học mà chơi, chơi mà học” ấy đã được nhiều em vận dụng có hiệu quả vào việc học tại trường. Có những em được ông Năm truyền cảm hứng và tình yêu về môn lịch sử đã quyết chọn thi đại học khối C. Và vậy là mỗi độ thi giữa học kỳ hay cuối năm là bọn trẻ lại đến nhờ ông… tư vấn thêm kiến thức để làm bài thi tốt hơn.
Nghe tiếng ông Năm dạy sử vừa hay lại thú vị nên em Võ Phi Long, ở ấp Thạnh Mỹ A, một mực đòi cha mẹ dẫn đến lớp của ông Năm cách đây hơn 6 năm. Từ đó đến nay, Long ít khi vắng học vì đã trót… nặng tình.
Nhờ ông Năm dạy dỗ mà Long biết rõ những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước và địa phương. Tình yêu với môn lịch sử cứ lớn dần theo năm tháng nên em nuôi ý định chọn thi đại học khối C khi học hết cấp 3. Long chia sẻ: “Ông Năm đã yêu thương, dạy dỗ chúng em như những đứa cháu… ruột trong gia đình. Chúng em học ở ông không chỉ có kiến thức lịch sử mà còn cả đạo lý làm người để sống vẹn tròn trước sau như chính tấm gương của ông bây giờ”.
Còn đối với em Nguyễn Thị Cúc, ông Năm được coi là ân nhân của cả gia đình. Chuyện là cách đây 3 năm, khi biết vì hoàn cảnh khó khăn mà Cúc không có tiền cất lại căn nhà xập xệ nên ông đã vận động mạnh thường quân hỗ trợ 20 triệu đồng cất mới. “Gia đình em biết ơn ông Năm suốt đời!”, Cúc bộc bạch.
Lần này gặp lại, thấy ông Năm không còn khỏe như trước, nhưng tôi cảm nhận ngọn lửa nhiệt huyết với nghề giáo… nghiệp dư của ông vẫn còn rạo rực lắm. Ông Năm quả quyết, chỉ khi nào hai bàn tay không còn đủ sức để đánh đàn mandolin; đôi tai không còn nghe rõ tiếng bọn trẻ hát thì sẽ dừng việc dạy sử.
Trước khi ra về, tôi ngỏ ý muốn nghe ông Năm đệm đàn cho mấy đứa nhỏ hát lại bài “Nam bộ kháng chiến”. Lời ca, tiếng nhạc ấy cứ vang vọng trong tôi, rồi chợt nhận ra xã hội này rất cần những người như ông Năm Thanh để góp phần thực hiện được lời dạy của Bác Hồ: Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam!
Xuất thân từ quân đội, sau khi về hưu, ông Năm Thanh gắn với công việc đồng áng, ruộng vườn. Hơn 20 năm trước, thấy bọn trẻ ở quê chưa hiểu nhiều về lịch sử nên ông Năm cùng ông Sáu Quý - một cán bộ về hưu, mở lớp dạy sử bằng các bài hát truyền thống. Lớp học mở được 1 năm thì ông Sáu Quý mất, một mình ông Năm Thanh vẫn bền bỉ duy trì cho đến nay. Lớp học hoạt động đều đặn vào ngày chủ nhật hàng tuần, riêng những tháng hè, ông Năm cố gắng sắp xếp thời gian để dạy 3 buổi/tuần. |
TRƯỜNG SƠN
07:52 30/06/2025
Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,
11:09 27/06/2025
(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.
08:39 27/06/2025
(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.
05:46 27/06/2025
Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.
09:54 25/06/2025
(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.
09:50 25/06/2025
(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.
05:54 25/06/2025
Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!
06:41 24/06/2025
(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
13:59 23/06/2025
(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
05:52 23/06/2025
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...