Thứ Sáu, ngày 29/04/2016 | 07:34
Giữa những ngày tháng 4 lịch sử, đong đầy cảm xúc nhất có lẽ vẫn là những người đã từng tham gia trận đánh giải phóng thị xã Vị Thanh cách đây 41 năm.
![]() |
Những cán bộ, chiến sĩ tham gia giải phóng thị xã Vị Thanh họp mặt hàng năm. Trong ảnh là ông Lê Hải (bìa phải), người đã bắt sống tên đại tá ngoan cố Hồ Ngọc Cẩn.
Ngồi gảy cây đàn cò lên mấy khúc Nam Xuân nghe chút rộn ràng, đôi mắt ánh lên niềm vui, với giọng nói hào sảng, ông Chín Trung (Hồ Chí Trung), nguyên Trưởng Ban An ninh thị xã Vị Thanh, vẫn háo hức khi nói về “sự kiện” trong cuộc đời ông: “Những ngày oanh liệt đó đã trở thành ký ức không thể phai mờ trong mỗi cán bộ, chiến sĩ từng tham gia giải phóng thị xã Vị Thanh năm ấy. Chúng tôi cũng luôn nhớ công lao của anh Lê Hồng Bông (Ba Tình), anh Lê Hải - người đã bắt sống tên đại tá ngoan cố Hồ Ngọc Cẩn… và rất nhiều những người khác nữa, tất cả các mẹ, các anh, các chị đã làm nên một phần của lịch sử rồi”.
Nhắc đến Vị Thanh nhiều người lại nhớ đến sự cứng đầu, tàn bạo, hung hãn của địch như Tiểu khu Chương Thiện, căn cứ Bộ Chỉ huy tiền phương Sư đoàn 21, căn cứ Trung đoàn 31, Ty cảnh sát địch, sân bay, căn cứ giang thuyền hải quân… là trung tâm các tỉnh miền Tây Nam bộ. Đây là nơi đặc biệt quan trọng về mặt quân sự, là địa bàn cơ động của ta. Ở đây có nhiều đầu mối giao thông thủy, bộ, là chiến trường trọng điểm, trung tâm then chốt của Quân khu 9; nếu địch chiếm được vùng này, khả năng chúng sẽ bảo vệ được cơ quan đầu não Vùng 4 chiến thuật ở Cần Thơ và làm bàn đạp tấn công vào căn cứ U Minh và các tỉnh xung quanh.
![]() |
Bờ kè kênh xáng Xà No. Ảnh: LÝ ANH LAM
Cách đây 41 năm, tại thị xã Vị Thanh (Trung tâm tỉnh lỵ Chương Thiện), lúc 5 giờ ngày 1-5-1975, các cánh quân của ta đồng loạt nổ súng tiến công vào các mục tiêu trên địa bàn thị xã. Các mũi tiến công vào Bộ Chỉ huy tiền phương Sư đoàn 21 và căn cứ Trung đoàn 31, hướng tiến công vào Tiểu khu Chương Thiện, vào Ty cảnh sát, và Chi khu Đức Long. Thấy tình hình diễn biến bất lợi, tên Hồ Ngọc Cẩn sử dụng vô tuyến điện ra lệnh cho các cứ điểm ở Trung đoàn 31, Vịnh Chèo, Chi khu Đức Long dùng pháo binh bắn yểm trợ cho bọn địch ở nội ô thị xã. Nhưng, các cứ điểm trên đã đầu hàng hoặc bị pháo của ta khống chế nên không chi viện được. Hồ Ngọc Cẩn ra lệnh cho lính lái xe đưa hắn xuống Trung đoàn 31 để liên hệ lực lượng tại đây phản công, nhưng bị quân ta chặn bắt sống. Ta buộc tên Hồ Ngọc Cẩn dùng vô tuyến điện kêu gọi binh lính địch trong tiểu khu và các điểm còn lại buông súng đầu hàng. Thị xã Vị Thanh hoàn toàn giải phóng vào lúc 9 giờ 30 phút, ngày 1 tháng 5 năm 1975.
![]() |
Ông Sáu Kỷ (bìa trái) hay kể những câu chuyện về thời chống Mỹ cho lớp trẻ nghe.
Với những người từng tham gia kháng chiến giải phóng thị xã Vị Thanh, ngày giải phóng được xem như ngày được sinh ra thêm lần nữa. Một niềm mơ ước về cuộc sống an bình đến nay đã dần thành hiện thực. Ngày giải phóng, với mỗi người đều có một ký ức riêng. Ông Trần Văn Kỷ (Sáu Kỷ), nguyên Tham mưu trưởng Thị đội Vị Thanh, nhớ lại ngày giải phóng, người dân tràn xuống các nẻo đường của trung tâm thị xã Vị Thanh, hô vang “Hoan hô quân Giải phóng”, “Hoan hô hòa bình, độc lập”, “Bác Hồ muôn năm!”. Từ người già đến trẻ nhỏ đều chung một niềm hân hoan. Những mẹ già mắt nhăn nheo tràn nước mắt đón con, những người vợ trẻ vui mừng reo hò đến khàn cả tiếng mừng chồng ngày toàn thắng…
Mấy ông bạn già của ông Chín Trung hay hàn huyên về những chuyện cũ, về những đổi thay của tỉnh mới Hậu Giang. Lúc đó, cán bộ, công chức của tỉnh mới phải ở nhà thuê, nhà tạm, đời sống còn nhiều khó khăn. Thế mà chỉ hơn mười năm, Hậu Giang đã vươn lên mạnh mẽ và làm được biết bao nhiêu việc có lợi, có ích cho dân, đó là cái nghĩa, cái tình với dân vùng kháng chiến. Vị Thanh hôm nay đã là thành phố, từng con đường, ngõ phố đã đổi thay. Đi dọc theo hai bên kênh Xà No, ông Sáu Kỷ bồi hồi: “Thời chiến tranh đâu có ai nghĩ mình còn sống để hưởng hòa bình. Bây giờ, thị xã Vị Thanh hiện đại quá, cuộc sống thay đổi từng ngày, bỏ dép đi chân không dọc bờ kè kênh Xà No cũng thấy sướng nữa, gạch lát vỉa hè láng o, chứ mấy chục năm trước lộ đất còn không có mà đi nữa”.
41 năm qua đi, vết thương chiến tranh vẫn còn, nhưng vì tương lai, vì một cuộc sống tươi đẹp, những vết thương đó được phủ lên trên bằng những nụ cười hạnh phúc, được hàn gắn bằng những công trình, những sự quan tâm, chia sẻ, chăm lo. Ông Nguyễn Phong Quang, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, từng chia sẻ, ngay từ đầu nhiệm kỳ đầu tiên, Đảng bộ tỉnh Hậu Giang khi đó đã tập trung chăm lo trước cho hộ nghèo, gia đình chính sách… luôn lo cho dân trước, để dân có cuộc sống ổn định, còn cán bộ chịu cực khổ chút. Một vùng đất coi như vùng ven, vùng sâu của tỉnh Cần Thơ ngày xưa giờ đây đã có những bước tiến đáng khen ngợi.
Vị Thanh - tên gọi thân thương và cũng là nơi lưu giữ những ký ức không quên của những người kháng chiến. Nhìn lại nơi một thời mình đã gắn bó, chiến đấu, ông Lê Hồng Bông (Ba Tình), nguyên Bí thư Thị xã ủy Vị Thanh, bày tỏ: “Mình thì ngày một già, còn đất Vị Thanh cứ như trẻ ra, đã là thành phố rồi nên cuộc sống đổi khác dữ lắm. Tỉnh mình thành lập sau nên cũng không dám so với ai, nhưng với một vùng đất đầy vết tích chiến tranh, mà giờ đây nhà cửa san sát, mua bán nhộn nhịp, xe chạy đầy đường, thì thật sự khó mà ngờ được”.
“Chúng ta thực sự vui mừng thấy rằng trên vùng đất chiến đấu rất ác liệt và chiến thắng oanh liệt, nhưng cũng đã bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, nay đang hình thành một khu vực phát triển trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con ta, đồng bào, đồng chí Hậu Giang chúng ta”. (Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được tổ chức tại Hậu Giang năm 2015). |
“Từ khi thành lập tỉnh đến nay, với quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, với sự phấn đấu khắc phục khó khăn của các tầng lớp nhân dân, Hậu Giang luôn hoàn thành các mục tiêu đề ra, nền kinh tế không ngừng phát triển. Những thành tựu quan trọng đó thể hiện sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của Đảng bộ, dân và quân Hậu Giang trên tất cả các lĩnh vực. Những kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo nên thế và lực mới cho vùng đất giàu truyền thống cách mạng Hậu Giang”. (Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh) |
Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN
07:52 30/06/2025
Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,
11:09 27/06/2025
(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.
08:39 27/06/2025
(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.
05:46 27/06/2025
Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.
09:54 25/06/2025
(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.
09:50 25/06/2025
(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.
05:54 25/06/2025
Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!
06:41 24/06/2025
(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
13:59 23/06/2025
(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
05:52 23/06/2025
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...