Thứ Ba, ngày 30/10/2018 | 09:47
Ngày 29-10, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận tại hội trường về dự toán ngân sách nhà nước và đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Phát biểu tham luận tại hội trường, đa số các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả điều hành tài chính, ngân sách, đầu tư công của Chính phủ và các bộ, ngành. Đồng thời, các đại biểu cũng chỉ ra một số hạn chế trong thực thi chính sách thu, cơ cấu chi ngân sách nhà nước, phân bổ, điều hòa vốn, cân đối nguồn vực đầu tư, hiệu quả đầu tư... Từ đó, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất các giải pháp để Chính phủ thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ tài chính, ngân sách, đầu tư công trong thời gian tới.
Làm rõ nguyên nhân thu ngân sách từ thuế, phí giảm
Đánh giá về việc thực hiện kế hoạch tài chính quốc gia 3 năm 2016-2018, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, qua 3 năm thực hiện, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 3.750 nghìn tỷ đồng, bằng 54, 68% kế hoạch; số thu năm sau cao hơn năm trước và vượt dự toán. Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch tài chính quốc gia trong 2 năm tới, tổng thu ngân sách nhà nước phải đạt khoảng 3.110 nghìn tỷ đồng, trong đó dự kiến thu ngân sách nhà nước năm 2019 là 1.411 nghìn tỷ đồng, số thu còn lại cho năm 2020 phải thực hiện khoảng 1.699 nghìn tỷ đồng (tăng khoảng 20,4% so với năm 2019), rất khó để hoàn thành kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm.
Từ phân tích trên, đại biểu đề nghị, ngay từ đầu năm 2019, các cấp, các ngành và các địa phương phải có giải pháp để số thu năm 2019 vượt dự toán thì năm 2020 mới có thể hoàn thành số thu còn lại.
|
|
Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) phát biểu ý kiến. |
Ngoài ra, theo đại biểu, tỷ lệ thu từ thuế, phí trên GDP đang giảm dần. Cụ thể, năm 2016 đạt 20,4%; năm 2017 đạt 20,2%; năm 2018 đạt 20,7% và dự kiến năm 2019 đạt 20%. “Như vậy, mục tiêu tỷ lệ thu từ thuế, phí giảm dần và khó đạt được mục tiêu của 5 năm 2016-2020”, đại biểu nêu rõ và đề nghị làm rõ nguyên nhân việc không đạt chỉ tiêu đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu và nợ thuế.
Về tỷ trọng thu nội địa trên tổng thu ngân sách nhà nước, đại biểu cho biết, theo kế hoạch bình quân đạt khoảng 84 - 85%. Tuy nhiên, số liệu cụ thể cho thấy rất khó hoàn thành chỉ tiêu này (năm 2016 đạt 80,1%, năm 2018 đạt gần 82% và dự kiến năm 2019 đạt 83,2%). Đại biểu yêu cầu Chính phủ tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục.
Nguồn thu chính từ các hoạt động kinh tế thiếu ổn định
Cũng tham luận về vấn đề cân đối ngân sách, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho rằng, trong mấy năm gần đây chúng ta đã đạt nhiều tiến bộ như: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách không còn vượt dự toán như trước đây, tỷ lệ nợ công so với GDP đang giảm dần, kỳ hạn vay nợ dài hạn hơn và lãi suất cũng thấp hơn, tỷ trọng vay trong nước cũng cao hơn. Tuy nhiên, đại biểu tỉnh Thái Bình cho rằng: Nếu nhìn sâu hơn, chúng ta có thể thấy những chuyển biến này chưa thực sự bền vững, nguồn thu chính từ các hoạt động kinh tế, điển hình là thu từ thuế đối với khu vực doanh nghiệp có dấu hiệu thiếu ổn định, không đạt được dự toán, thậm chí sụt giảm; trong khi đó thì tỷ lệ chi thường xuyên so với tổng ngân sách vẫn luôn ở mức cao, trên 60%, và chưa có chuyển biến gì theo chiều hướng tích cực trong suốt nhiều năm qua, dẫn tới thu ngân sách nhà nước về cơ bản mới chỉ đủ đáp ứng cho mục đích tiêu dùng và trả nợ. Cân đối ngân sách do đó vẫn phụ thuộc nhiều vào việc bán đất, bán tài nguyên, bán tài sản nhà nước, tức là phụ thuộc vào các khoản thu một lần và thiếu tính bền vững...
Từ những phân tích trên, đại biểu đề nghị nên sử dụng các khoản vượt thu ngân sách nhà nước theo dự toán hằng năm để giảm nợ công, giảm áp lực trả nợ, không chỉ dùng để tiếp tục tăng chi như hiện nay.
“Về giải pháp căn cơ để đạt được cân đối tài chính quốc gia trong trung và dài hạn, bên cạnh những nỗ lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh để tăng thu vẫn phải kiên quyết cắt giảm bộ máy nhà nước về mức hợp lý, để từ đó có thể giảm được chi thường xuyên xuống còn khoảng dưới 50% theo đúng tinh thần các nghị quyết của Đảng và của Quốc hội”, đại biểu kiến nghị.
|
|
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội. |
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chống lãng phí
Nhấn mạnh việc sử dụng ngân sách lãng phí khiến cử tri rất bức xúc, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho rằng nguyên nhân lãng phí do tư duy, coi ngân sách là tiền chùa; do chi sai mục đích, chi phục vụ bệnh thành tích như tổ chức nhiều sự kiện, lễ kỷ niệm, lễ đón nhận danh hiệu một cách hoành tráng, rầm rộ, các hoạt động thăm hỏi rình rang, xây dựng các trụ sở quan tâm nhiều hơn là thực hiện các chính sách dân sinh...
Ngoài ra, cách đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách hiện nay có bất cập; chủ yếu đang đánh giá dựa trên tỷ lệ giải ngân và khi cần tiết kiệm thì cắt giảm hoạt động một cách cơ học, trong khi lẽ ra hiệu quả đầu tư phải được đánh giá qua sản phẩm thu được từ tiền ngân sách như thế nào. Đại biểu dẫn chứng, một cuộc hội thảo được tổ chức đang được đánh giá thông qua quy mô, số lượng đại biểu, thành phần tham dự, kinh phí hội trường, kinh phí dành cho việc hỗ trợ đi lại ăn nghỉ, trong khi hiệu quả cần đánh giá thông qua sản phẩm được nghiệm thu, đó là những bài tham luận có giá trị.
Từ thực tiễn trên, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị, Chính phủ cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo điều hành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiên quyết chống lãng phí, xác định rõ trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong quản lý ngân sách. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ giao tự chủ, gắn trách nhiệm giải trình khoán chi, tạo cơ chế giám sát chặt chẽ.
Nhận định thu ngân sách nhà nước năm 2018 là một con số “đáng khích lệ” (vượt 39,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với dự toán), song đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cho rằng, nếu nhìn vào cơ cấu nguồn thu cho thấy, nguồn thu từ 3 khu vực: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều không đạt như dự toán. Ngược lại, thu từ dầu thô tăng hơn 50% so với dự toán chứng tỏ việc dự báo thu của chúng ta cần được cải thiện hơn nữa. Bên cạnh đó, trong cơ cấu thu của doanh nghiệp thì thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có dấu hiệu tăng nhanh, năm 2018 ước đạt hơn 213 tỷ đồng, song dư địa và tiềm năng của khu vực này còn rất lớn...
Cũng theo đại biểu tỉnh Hà Nam, chi đầu tư phát triển 9 tháng đầu năm 2018 mới đạt 203.583 tỷ đồng, chưa đầy 51% dự toán, Chính phủ ước thực hiện cả năm đạt 418.385 tỷ đồng, chưa bằng số vượt thu dành cho ngân sách đầu tư phát triển. Đại biểu cho rằng, để đạt được mục tiêu như Chính phủ báo cáo, cần nỗ lực rất nhiều mới có thể hoàn thành, 3 tháng cuối năm phải giải ngân được ít nhất 214.782 tỷ đồng, đây là một thách thức không nhỏ trong việc cân đối và thực hiện ngân sách trong những tháng cuối năm.
Theo PHƯƠNG HẰNG/qdnd.vn
07:52 30/06/2025
Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,
11:09 27/06/2025
(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.
08:39 27/06/2025
(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.
05:46 27/06/2025
Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.
09:54 25/06/2025
(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.
09:50 25/06/2025
(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.
05:54 25/06/2025
Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!
06:41 24/06/2025
(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
13:59 23/06/2025
(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
05:52 23/06/2025
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...