Vị Thanh: Hình thành và phát triển

Thức uống của vùng đất Vị Thanh - Hỏa Lựu

Thứ Sáu, ngày 19/07/2024 | 09:41

Thức uống của người Hỏa Lựu - Vị Thanh khá đa dạng, do sự phong phú của các loại cây trái. Thức uống ngoài chức năng để giải khát khi lao động, còn mang giá trị thưởng thức, giao tiếp và mang ý nghĩa sâu xa như cửa miệng dân gian: “Khách tới nhà không trà thì rượu!”.

Rượu khóm được chế biến từ loại khóm trồng tại vùng Vị Thanh - Hỏa Lựu.

Qua nhiều thời kỳ lịch sử, việc uống trà thành thói quen, sở thích của người phương Nam nói chung, bao gồm cả Vị Thanh. Bởi hương vị nước trà, làm cho trí óc con người sảng khoái, minh mẫn. Dù đất đai nơi đây không trồng được trà, nhưng đã có nguồn cung từ miệt trên đưa về. Trong các kinh, rạch, ghe hàng lúc nào cũng có bán trà gói, trà sợi.

Thời Pháp thuộc, người ta hay chuộng uống trà Thái Nguyên. Sau này, là trà Bảo Lộc (Đà Lạt). Ăn cơm xong, phải uống trà để tráng miệng “bán mùi cơm, canh”. Sáng dậy sớm, trước khi ra đồng, nhà nông pha trà nhấp nháp thưởng thức vị đắng, hương trà. Trong gia đình, để tỏ việc quan tâm, cung kính, dâu - con thường pha trà, rót trà mời ông, bà, cha, mẹ và khách đến nhà.

Giai đoạn kháng chiến, cán bộ địa phương vùng giải phóng lân cận, hoạt động bí mật cũng hay dùng cách uống trà để nghiền ngẫm, trao đổi với nhau về tình hình, nhiệm vụ công tác. Tuy nhiên, người thích uống trà thường là người cao tuổi; còn người trẻ hay uống nước lạnh, nước mưa. Lắm khi đang lao động ngoài ruộng, gặp lúc khát vẫn có thể uống nước đìa, nước mương, nước vũng...

Giống như nhiều địa phương khác, người Hỏa Lựu - Vị Thanh biết nấu rượu từ xa xưa; chủ yếu nấu bằng gạo, còn gọi rượu đế, khá phố biến. Thỉnh thoảng cũng nấu rượu ngon từ nguyên liệu nếp, có nồng độ khá cao và ngon, nhưng hay bị thất (ra rượu không nhiều). Xóm, ấp nào cũng đều có “lò rượu”, bởi tính hữu ích, vừa có rượu sử dụng hoặc bán; vừa có bã hèm dùng nuôi heo. 

Vào giai đoạn khó khăn về lúa, gạo, người địa phương cũng biết tìm tòi nguyên liệu thay thế, nấu thành rượu chuối hột, rượu đậu nành, rượu khóm, riêng rượu cồn (từ bọt đường mía) khá nguy hiểm cho người dùng. Trong các lễ nghi gia đình, không thể thiếu rượu, bởi dân gian quan niệm “Vô tửu bất thành lễ”! (không có rượu, không đủ lễ nghi).

Trong lễ cưới, nhà trai luôn bưng theo khay rượu. Vị chủ lễ rót rượu mời, trước khi trình bày nội dung. Hai bên thông gia nhấp chút rượu, tỏ tình sơ giao. Cô dâu, chú rể mang khay rượu rót mời, ra mắt quan viên hai họ.

Uống rượu thành tập quán quen thuộc, lâu đời; một lối giao tiếp - giải trí xóm làng tốt đẹp, nếu chỉ uống chừng mực. Lại có nhiều người uống nhiều trở nên “ghiền”, gây tác hại sức khỏe. Một số người uống rượu sinh ra “mất nết”, làm mất an ninh, trật tự công cộng, gây đổ vỡ.

Từ thời Pháp thuộc, cà phê còn là thức uống quen thuộc của người Vị Thanh tại khu vực phố, chợ. Các quán nước của người Hoa thường bán hủ tiếu, cùng các loại cà phê đen, cà phê sữa hay sữa bò nóng... Dần dần thêm các loại nước giải khát lạnh có pha nước đá, như xi rô, xá xị, nước cam...

Đến thập niên 60 (thế kỉ XX), Vị Thanh - Hỏa Lựu bắt đầu phổ biến loại cà rem cây (kem), nước ngọt đóng chai, giới trẻ rất thích ăn, thích uống; những người khá giả mới dám nhậu bằng “la-ve” (bia), từ Cần Thơ đưa về. Sau năm 1975, nhất là qua thời đổi mới, nhiều quán cà phê mọc lên ở nông thôn. Nhà nông từ đó quen dần với vị đắng cà phê, vị ngọt của sữa bò. Trẻ con, thanh niên thích nước ngọt đóng chai.

Sang thời hiện đại, các loại thức uống mới xuất hiện nhiều thêm, nhất là bia chai, bia lon. Nếu thời trước, người đi đám giỗ chỉ mang 1 chai rượu đế 3 xị thì sau này, khách đi bằng thùng bia, bằng bao thơ (tiền). Cá biệt, có người đi bằng rượu Tây. Điều đáng mừng là nguồn nguyên liệu mía, khóm dồi dào, đã được chế biến thành thức uống trên thị trường. Ngoài phố chợ, đi đâu cũng có xe nước mía ép bán. Riêng loại nước khóm hứa hẹn sẽ trở thành thức uống, mang thương hiệu “Cầu Đúc - Vị Thanh”.

Về cung cách ăn uống của người Vị Thanh, có thể thấy là “ăn to, nói lớn”, “ăn mặn, uống đậm”. Ăn to, kiểu cách ăn nguyên con, nguyên miếng, nguyên khúc, ít chịu giẽ ra từng miếng nhỏ, vậy mới ngon. Tính cách này, có nguồn gốc từ xưa, các lớp người khẩn hoang thường ăn miếng lớn nhiều đạm dinh dưỡng cao, để chống chọi với bệnh tật. Hơn nữa, ở đây thực phẩm dư thừa.

Bên cạnh việc ăn uống, người Vị Thanh xưa cũng có tục ăn trầu, dần chỉ còn phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Đàn ông, thanh niên thường hút thuốc lá (thuốc rê). Về sau, mới dùng thuốc điếu trong gói. Dân phố chợ Vị Thanh trước năm 1975, làm quen thuốc gói Mỹ hoặc các hãng thuốc lá Sài Gòn đưa về.

Trong quá trình cộng cư lâu đời, việc giao thoa văn hóa trong ẩm thực của các cộng đồng dân tộc là đương nhiên. Vì vậy, các món ăn, thức uống cũng dần chuyển hóa giống nhau, nhưng vẫn tùy theo khẩu vị của mỗi dân tộc mà có cách chế biến riêng.

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy không thể chậm trễ

15:41 02/12/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là vấn đề rất cấp bách, phải làm ngay, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước.

Nỗ lực tổ chức tốt đại hội chi bộ

10:31 02/12/2024

​​​​​​​Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đang được các cấp ủy trên địa bàn thành phố Ngã Bảy chỉ đạo thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, đúng quy định.

Thẩm định cấp Học viện Trường Chính trị Hậu Giang đạt chuẩn mức 1

16:48 01/12/2024

(HG) – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1 theo Quy định số 11- của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

19 giải thưởng Cuộc thi “Đường hoa, nhà sạch”

07:19 29/11/2024

(HG) - Kết thúc Cuộc thi “Đường hoa, nhà sạch” năm 2024, Ban tổ chức xét chọn trao 19 giải thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, trong đó, giải nhất tập thể thuộc về Hội LHPN xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy.

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng

10:15 28/11/2024

(HG) - Ngày 27-11, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng cho hơn 270 học viên là cán bộ phụ trách công tác tổ chức xây dựng Đảng thuộc đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở cấp huyện.

Phối hợp thực hiện hiệu quả phong trào “Dân vận khéo”

09:59 28/11/2024

Nhờ phối hợp tốt trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị mà các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh đã góp phần củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trên địa bàn.

Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị đạt chuẩn mức 1 phải trang trọng

17:28 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 27-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, có cuộc họp Ban tổ chức Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1, theo Quy định số 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị đạt chuẩn.

Mỗi ngày lan tỏa một thông tin tích cực

08:29 27/11/2024

Tập trung vào mục tiêu lấy “xây” để “chống”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, mô hình “Phủ xanh thông tin tích cực” được Hội LHPN tỉnh thực hiện thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền trong toàn Hội và ngoài xã hội.

Nâng cao nhận thức phụ nữ về bình đẳng giới

08:18 27/11/2024

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ đang tiếp tục tăng cường thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ trên địa bàn về bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong tình hình mới.

Góp sức xây dựng Đảng của những chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở

17:58 26/11/2024

Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hơn 180 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi

21:42 02/12/2024

(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, GDTX cấp tỉnh năm học 2024-2025. Tham gia hội thi năm nay, có 185 giáo viên giỏi (119 giáo viên THCS và 66 giáo viên THPT, GDTX cấp THPT) được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, trung tâm, cấp huyện 1-2 năm liền kề.

Phát động Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường”

21:40 02/12/2024

(HG) - Ngày 2-12, tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Sở Tư pháp phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường” năm 2024. Cuộc thi được phát động đến học sinh đang học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi đợt II

19:18 02/12/2024

Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Triển vọng từ mô hình trồng nấm mối đen

19:15 02/12/2024

Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.