Thứ Sáu, ngày 01/12/2023 | 09:39
Khi đặt chế độ cai trị tại Rạch Giá, Cần Thơ; thực hiện ý đồ “thực dân”, tiến hành khai thác lớn về nông nghiệp, người Pháp cũng chú trọng mở mang tiểu thủ công nghiệp, rồi công nghiệp.
Các nghề thủ công như đan đát đã xuất hiện tại vùng đất Vị Thanh từ thời Pháp thuộc đến nay.
Theo một số tư liệu, đến cuối thế kỷ XIX, vùng Cần Thơ, Rạch Giá (bao gồm Vị Thanh, Hỏa Lựu) đã khá phát triển ngành, nghề thủ công, với các nhóm nghề làm công cụ, vật dụng.
Trong đó, nhóm nghề mộc gồm đóng ghe, xuồng, cất nhà, đóng vật dụng giường ngủ, tủ, bàn, ghế, vòng gặt, cối xay lúa, bồ đập lúa, cộ trâu, bừa, trục... Đây thường là số thợ gia đình, đôi khi nhận đặt hàng làm thuê.
Số thợ làm nhóm nghề sắt, làm lưỡi cày, cây phảng, lưỡi hái, lưỡi len, búa, cuốc, chĩa, dao, rựa... thường hoạt động theo lò rèn. Về sau, ra đời thêm nghề hàn thiếc (thùng, máng xối), thợ thiếc thường có cửa hàng ngoài chợ.
Nhóm đan đát thường dệt chiếu, đan giỏ (bàng), đan nóp, bao bố, bao cà ròn, cùng đan vật dụng rổ, thúng, nia, sàng, xề, giỏ cá, nôm, lờ, lọp,... Chưa rõ vùng Vị Thanh có hay không nghề làm công cụ bằng đất sét như cà ràng, ông táo. Riêng nghề làm gạch thì sau năm 1975 mới có.
Về chế biến thực phẩm, nghề làm bánh dân gian sớm hình thành, được trao truyền từ miệt Cần Thơ, Rạch Giá đưa về như gói bánh tét, bánh ít, bánh ú, bánh lọt, bánh bò, bánh in, cốm dẹp,... nấu các loại chè đậu, chè khoai, nấu xôi... Đầu tiên bánh làm ra để ăn khi lao động khẩn hoang, đồng áng, dần trở thành món ăn giặm, ăn chơi và bánh để dâng cúng đình, miễu hay trong lễ hội gia đình.
Theo một tư liệu báo cáo của chính quyền Pháp ở tỉnh Cần Thơ, trước năm 1899, Cần Thơ đã có “50 thợ kim hoàn, 28 thợ xẻ (cưa), 8 thợ hàn thiếc, 99 thợ rèn,...”. Vùng Rạch Giá cũng có thể có số lượng tương tự hoặc ít hơn.
Cư dân hội tụ về càng đông, sản xuất nông nghiệp phát triển thì mỗi làng hay ấp đều có một lò rèn. Khi số người giàu có gia tăng, nghề mộc mở rộng, có thêm nghề làm ghe hầu, ghe kiếng cho điền chủ. Vùng Hỏa Lựu, Vị Thanh nhiều sông, rạch, kinh đào; giao thương lúa, gạo, nông sản với Rạch Giá, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, nên nghề đóng ghe càng quy mô, tinh xảo, với các kiểu ghe chài có nhiều tay chèo, chở hàng ngàn giạ lúa.
Nghề mộc - cất nhà cũng nâng lên việc khéo tay. Bởi nhiều điền chủ cất nhà lớn, thường ra miền ngoài (Huế, Quảng Nam) mướn “thợ Bắc” về cất nhà kiên cố lợp ngói Tây, rộng rãi, sang trọng, khang trang hơn so với các kiểu nhà chôn chân, kê tán, lợp lá.
Đáng chú ý, lúc chợ Vàm Xáng (Hỏa Lựu) và chợ Cái Nhum (tức chợ Vị Thanh) ra đời, kéo theo hình thức cư trú tập trung phục vụ cho việc mua bán. Ngày càng nhiều nhà phố mọc lên, đường sá nối liền; nhu cầu sử dụng các công cụ, vật dụng càng đa dạng, số lượng nhiều thêm. Từ đó, cung ứng cho các tiệm tạp hóa, các ghe hàng bán lẻ lại cho người tiêu dùng nơi kinh, rạch xa xôi.
Thời điểm kinh xáng Xà No đào xong, rồi cây Cầu Đúc nối hai bờ Cái Tư, đường Rạch Giá - Long Mỹ - Cần Thơ được xây dựng gấp rút (1926-1936), đã tác động mạnh đến sự mở mang thương mại. Đồng thời, các ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp trong vùng Vị Thanh - Hỏa Lựu bước vào thời kỳ phát triển ban đầu.
Đến khoảng thập niên 30, 40 (thế kỷ XX), trên trục đường Vị Thanh - Hỏa Lựu; khu lẫm lúa và nhà máy xay lúa của điền chủ Huỳnh Tấn Tước (Chủ Chẹt) được xây cất, xay xát ra gạo chở lên Cái Răng hay Sài Gòn, Chợ Lớn tiêu thụ. Tiếp đó, một số điền chủ khác cũng lập nhà máy xay riêng cho lúa ruộng nhà, cũng như xay lúa cho bạn hàng xáo (ngày nay còn lưu lại một vài di tích nền gạch xưa).
Song song đó, nghề cưa xẻ gỗ cũng khởi phát khá mạnh. Bởi lúc này, rừng tràm, nhum, su và nhiều loại gỗ tốt đang được khai thác, bán ra thị trường. Tiêu biểu là rừng tràm của địa chủ Trần Kim Yến tại Hỏa Lựu. Mặt khác, đất Hỏa Lựu được nông dân lên bờ rẫy trồng cây mía thành công, diện tích được mở rộng, đã tác động hình thành nghề nấu đường chảy. Một số lò đường, ép mía bằng trâu kéo, góp phần giải quyết đầu ra cho cây mía; cung ứng đường chảy cho các chợ trong vùng, đến tận Rạch Giá, Cần Thơ
Nhiều nhân chứng nhớ lại, đến giữa thế kỷ XX, xung quanh Cái Nhum, chợ Vàm Xáng (Hỏa Lựu) đã nổi lên nhiều ngành nghề thủ công nghiệp như lò rèn, thợ thiếc, lò tương chao, lò bánh, trại cưa, tiểu trại đóng xuống ghe, tủ bàn ghế. Bên cạnh đó, có thêm nghề mới là tiệm may, tiệm chụp hình. Một vài nhân chứng cho rằng, dường như ở Vị Thanh còn có nghề đẽo guốc vông, bán lên Cần Thơ.
Thời kháng chiến chống Pháp, sau mấy năm đầu địch còn đóng đồn kiểm soát, từ năm 1948-1954, chúng rút đi do áp lực của cách mạng. Từ đó, Vị Thanh - Hỏa Lựu thành vùng giải phóng, bà con vẫn tiếp tục duy trì sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, trồng khoai, trồng mía, làm các nghề thủ công, phục vụ cho đời sống và chiến đấu.
Thỉnh thoảng, địch đổ quân càn quét, bắn phá, dội bom... nhưng sau khi chúng rút đi, mọi sinh hoạt và sản xuất trở lại bình thường. Lúc này, do các điền chủ bỏ về thành, nên việc vận hành các nhà máy xay lúa bị đình trệ, hư hao. Nhân dân Vị Thanh - Hỏa Lựu phải trở lại nghề xay lúa, giã gạo bằng thủ công.
VỊ THANH
07:52 30/06/2025
Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,
11:09 27/06/2025
(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.
08:39 27/06/2025
(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.
05:46 27/06/2025
Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.
09:54 25/06/2025
(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.
09:50 25/06/2025
(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.
05:54 25/06/2025
Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!
06:41 24/06/2025
(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
13:59 23/06/2025
(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
05:52 23/06/2025
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...