Thứ Năm, ngày 02/01/2025 | 19:07
Cộng đồng dân cư vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh xưa, cũng như các cộng đồng khác thuộc đất Gò Quao, Long Mỹ... dọc theo hai bờ sông Cái Lớn, giáp rừng U Minh. Do đó, quá trình khẩn hoang, mở đất cũng đồng cảnh ngộ, nhất là phải đối phó với bao gian nan, trắc trở, hiểm nguy để sinh tồn. Từ thực tế đó, đã sản sinh ra nhiều truyện kể dân gian lý thú.
Địa danh rạch Tràm Cửa bắt nguồn từ câu chuyện trước đây là lối mòn của thú rừng, như: voi, trâu rừng, heo rừng, nai… đi lại lún xuống thành con rạch.
Truyện kể thường gắn với sự tích ngắn hình thành địa danh như Rạch Nàng Chăn, tiếng Khmer gọi là Nèn Chan, tên người phụ nữ đầu tiên về khai khẩn đất.
Rạch Tràm Cửa, trước là con đường mòn trong rừng tràm rậm rạp che khuất phía trên, thuận lợi cho việc di chuyển của các loại thú rừng như voi, trâu rừng, heo rừng, nai... đến rạch Cái Nhum (nội ô phường I, thành phố Vị Thanh ngày nay) uống nước. Lâu ngày, đường rừng lún xuống thành con rạch chảy ra cửa gặp rạch Cái Nhum, nên dân gian đặt gọi Tràm Cửa.
Hỏa Lựu, là tên làng từ thời Minh Mạng, có lẽ xuất xứ từ địa chất ở đây có lớp than bùn bên dưới, người ta đào lên đem phơi khô làm củi đốt cháy được, nên tên làng được đặt gọi Hỏa Lựu. Nhiều truyện kể khá dài hơn, nhưng tập trung chủ yếu xoay quanh quá trình mở đất, đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt, chống diệt thú dữ để sinh tồn như sự dũng mãnh, thông minh, gan dạ khi đối phó với sấu, cọp; về cách bắt sấu, đánh cọp, bẫy chim, bắt cá hô, gác kèo ong...
Nhiều vị cao niên khoảng 70-80 tuổi còn tại thế, kể rằng họ từng đặt bẫy bắt heo rừng, câu lưới cá hô 40-50kg, đôi khi đến 80kg; từng tham gia đánh đuổi cọp, nhìn thấy cá mập, cá hô, cua đinh trên sông Cái Lớn cả trăm ký.
Khá nhiều truyện kể, nhưng ít có “đầu, đuôi”, chỉ phớt qua như “Cọp chúa, cọp điếc” bên Gò Quao, truyện khỉ phá rẫy bị dụ bắt. Đặc biệt, là vài mẫu chuyện có tính chất mang tính nhân văn, khá hấp dẫn như “Cọp ba chân” kể về con cọp cái hết sức dữ tợn, không may bị sập bẫy. Tuy nó vùng vẫy thoát được sự truy đuổi của các thợ rừng, nhưng bị thương cụt một chân. Từ đó, cọp cái căm hận càng dữ tợn hơn, nên tìm cách tấn công người dù chỉ là ba chân, làm cho cư dân vùng Vị Thanh rất sợ ông cọp ba chân này.
Hay bà Ba Nguyệt kể về “ổ cọp”, buổi đầu khẩn hoang, thời Pháp thuộc, ông Cả Lợi về dựng nghiệp, lập điền tại rạch Cái Su, làng Hỏa Lựu. Bà Ba Nguyệt hậu duệ của ông Lợi kể rằng, thời ấy cư dân thường cất nhà cao cẳng (nhà sàn) để ở, phòng tránh cọp dữ. Bữa nọ, sáng thức dậy, cha bà Nguyệt (con ông Cả Lợi) nhìn qua cửa sổ, tưởng chừng như thấy một con “mèo lớn” đứng dưới nhà. Tới lúc kêu mọi người ra xem, hóa ra là con cọp đang rình nhà, nên liền rút cây thang để tránh cọp.
Bà Ba Nguyệt còn nhắc chuyện “ổ cọp” trong bụi cây rậm rạp, bên bờ rạch Cái Su. Ngày nọ, dân trong vùng phát giác một con cọp cái cộ chửa, về làm ổ đẻ. Cọp không hại ai, nên mọi người trong làng qua lại cũng để yên. Ngày kia, cọp cái đẻ ra mấy cọp con, thường cho con bú, nhưng dường như thiếu sữa. Dân làng cảm thương hay đem nước mưa tới cho cọp mẹ - cọp con uống (vì con rạch Cái Su nước mặn).
Đến lúc lũ cọp con lớn, cọp mẹ dắt đi mất luôn mà không phá hại ai. Qua những câu chuyện kể về cọp, tuy có lúc phải “đâm”, “giết” cọp, ấy là bất khả kháng, để tự vệ, bảo vệ xóm làng. Nhìn chung, người xưa thường “nhường nhịn” cọp, hay “sống chung với cọp”, một thái độ ứng xử khá nhân văn của người Hỏa Lựu - Vị Thanh xưa.
Ngay trong đình Nguyễn Trung Trực (Hỏa Lựu - phường VII), vẫn có miễu phù điêu thờ cọp (sơn quân). Dân gian quen miệng kêu “Ông Hổ”, để tỏ lòng kính trọng nhưng mong loài cọp biết vậy mà không phá hại người.
Chuyện bẫy chồn ở Sóc Giữa, vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh xưa, có thể nói như quê hương của loài chồn, bởi chúng vô số, đủ các loại: chồn đèn, chồn mướp, chồn cáo cộc... Dân gian kể rằng, kinh ở Sóc Giữa, thời Pháp thuộc có một nông dân không đất, nên làm nghề bẫy chồn đổi gạo. Anh ta bắt được chồn nhiều đến nỗi phải chèo ghe rao bán, như ghe hàng. Có lúc, giá một con chồn chỉ đáng 2 lít gạo.
Nghệ nhân Danh Tài, 70 tuổi (chùa Ô Chum WoongSa - xã Hỏa Lựu) kể chuyện cọp và vùng đất Hỏa Lựu xưa. Vùng đất Hỏa Lựu xưa có rất nhiều chim, thú, kể cả các loài sống dưới nước như chàng bè, bồ nông, le le. Trên rừng bụi, nhiều nhất là khỉ, chồn, heo rừng.
Đến khoảng năm 1930, người ta còn thấy rất nhiều sấu ở kinh Ông Cả hay rình cắn chân người chèo ghe, bơi xuồng. Phía sau chùa Ô Chum WoongSa xưa có một vùng lung nước rộng, lớn nên có nhiều sấu ở. Ngày nọ có cặp sấu đen, trắng rất to cắn nhau chí tử đến thương tích đầy mình, rồi bỏ đi. Ông kể đến năm xây dựng khu trù mật (1959), người ta còn thấy sấu, cua đinh nổi lên ở khu vực Hồ sen cũ (Hỏa Lựu, nay là phường I).
Về chuyện cọp, ông kể, ông cố nội ông tên là Lâm, tính ngang tàng, không sợ ai. Vào buổi tối nọ, ông cùng người bạn đi săn trong rừng Hỏa Lựu, đến nửa đêm chợt nghe tiếng hú ghê rợn, người bạn nhắc coi chừng cọp, đòi về, nhưng ông Lâm chửi thề. Khoảng tháng 9 năm ấy, buổi tối, khi ông đang ngồi trên nhà sàn, bất ngờ một con cọp chồm lên vẹt 2 tấm ván gác ra, rồi bắt ông đi. Sau đó, cả xóm làng đi lùng kiếm mấy ngày, gặp xác ông tại một đám cỏ trong rừng. Mọi người bảo nhau, do ông chửi tục con cọp, nên bị nó trả thù.
Khoảng năm 1940, đất Hỏa Lựu phá hoang gần hết. Một buổi tối, cọp về vùng Cầu Đúc thật nhiều, đông đến cả đàn chục con, đồng loạt kêu rống lên một cách thống thiết, như một lời giã từ vùng đất, trước khi bỏ đi. Kể từ đó, người ta không còn thấy bóng dáng cọp trong vùng Hỏa Lựu.
Trên đất Hỏa Lựu - Vị Thanh còn biết bao truyện tích xưa, như: Nhà nông lập vườn cò để thưởng ngoạn; chuyện bão lụt năm Thìn, nhiều tán rừng tràm ngả thành củi lụt và các câu chuyện kháng chiến đánh Tây, đuổi Mỹ...
VỊ THANH
07:33 12/05/2025
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nhiệm thu cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hậu Giang”, do Ths. Lê Văn Tuyên làm chủ nhiệm, Trường Chính trị tỉnh là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ tháng 5 năm 2023 đến nay, với tổng kinh phí gần 1,2 tỉ đồng.
05:55 12/05/2025
Thiết thực lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, lan tỏa tinh thần thi đua xây dựng quê hương giàu đẹp.
10:12 10/05/2025
(HGO) - Sáng ngày 9-5, Liên đoàn Lao động thị xã Long Mỹ tổ chức Lễ ra mắt Nghiệp đoàn dân quân tự vệ và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở phường Thuận An.
08:21 09/05/2025
Đầu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sau Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ 1954, trong vùng giải phóng Vị Thanh - Hỏa Lựu vẫn tiếp nối, duy trì các trường học dạy con em nhân dân, nhưng khi địch ban hành Luật 10/59 tố cộng, diệt cộng; các thầy, cô giáo cách mạng phải tạm lánh đi.
07:52 09/05/2025
(HG) - Ngày 8-5, Công đoàn UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025.
05:20 08/05/2025
Từ vùng đất ghi dấu những năm tháng kháng chiến khốc liệt, Vĩnh Viễn hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, “thay da đổi thịt” với hạ tầng hiện đại, kinh tế phát triển và đời sống người dân ngày càng nâng cao.
09:07 07/05/2025
(HG) - Ban Thường vụ Tỉnh đoàn vừa có Kế hoạch tổ chức Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2025 (diễn ra từ nay đến hết tháng 8-2025).
08:49 07/05/2025
(HG) - Nằm trong chuỗi hoạt động Tháng công nhân 2025, sáng ngày 6-5, Liên đoàn Lao động thành phố Ngã Bảy tổ chức lễ khởi công xây dựng mái ấm công đoàn cho công đoàn viên Hà Minh Thi,
08:36 07/05/2025
(HG) - Thực hiện Kế hoạch số 264-KH/TCT ngày 20-3-2025 của Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang về tổ chức nghiên cứu thực tế năm 2025,
07:29 06/05/2025
Công tác sắp xếp bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp đang được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu quả.
14:10 12/05/2025
(HGO) - Ngày 12-5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết, vừa phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh bắt 2 nhóm thanh niên đánh nhau, thu giữ nhiều hung khí, súng và ma túy.
07:34 12/05/2025
(HG) - Ngày 11-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ tư Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
07:33 12/05/2025
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nhiệm thu cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hậu Giang”, do Ths. Lê Văn Tuyên làm chủ nhiệm, Trường Chính trị tỉnh là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ tháng 5 năm 2023 đến nay, với tổng kinh phí gần 1,2 tỉ đồng.
07:31 12/05/2025
(HG) - Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong tháng 5 được Thường trực HĐND tỉnh đề ra.