Chủ Nhật, ngày 26/01/2025 | 10:09
“Tư cách” là một từ nghe qua tuy rất đơn giản nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, đó là một phẩm chất mà mọi người thường hay quan tâm tới, chủ yếu là để đề cao ! Vậy tư cách là gì và nó có vai trò như thế nào đối với con người trong đời sống xã hội ? Chúng ta thử có đôi điều tìm hiểu, luận bàn về tư cách.
Bác Hồ luôn suy tư trong công việc.
Hiểu về tư cách
Ở nghĩa hẹp, tư cách là cách ăn ở, cư xử, biểu hiện phẩm chất đạo đức của một người, như “anh ấy là người đứng đắn, có tư cách”; hoặc một người đang thể hiện mình ở một góc độ nào đó, như “ông ấy nói với tư cách cá nhân”.
Ở nghĩa rộng, tư cách là những điều yêu cầu đối với một cá nhân để có thể được công nhận ở một vị trí hoặc thực hiện một chức năng xã hội nào đó, như “ông ấy có đủ tư cách để dự đại hội, có đủ tư cách để lãnh đạo dân chúng”.
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập trước quốc dân đồng bào.
Về yêu cầu của tư cách. Tùy theo triết lý sống và tôn chỉ đích hướng tới mà con người có tư cách thể hiện phù hợp. Các tôn giáo và đảng phái chính trị đều có triết lý sống của mình để thu hút dân chúng, như Phật giáo thì có “Từ bi bác ái”, Nho giáo thì có “Nhân lễ nghĩa…”, Lão giáo thì có “Vô vi thanh tịnh”. Đảng của Bác Hồ thì đề cao “Cần kiệm liêm chính”… Từ triết lý cốt lõi đó mà xây dựng lên những chuẩn mực phẩm cách hành động phù hợp cho các “tín đồ” của mình để cảm hóa dân chúng, đó là tư cách. Xin lấy Nho giáo và Đảng ta chứng minh.
Nho giáo xưa lấy đức trị làm gốc nên chú trọng xây dựng mẫu hình người quân tử. Theo nghĩa cổ thì, quân tử là từ mà người phụ nữ xưa gọi người chồng hoặc người đàn ông được yêu mến, nói chung là người được trọng kính, mến mộ. Bởi vậy, tư cách người quân tử được “thiết kế” với những phẩm hạnh rất toàn diện và sâu sắc, gồm 22 điều, được phân ra thành 3 phần.
Phần thứ nhất, người quân tử phải có 5 đức tính cơ bản, gọi là ngũ thường, đó là: Nhân, nhân đức; Lễ, lễ phép; Nghĩa, lẽ phải; Trí, hiểu biết; Tín, uy tín. Theo đó, Nhân là gốc gác của đạo đức xã hội; còn lễ là biểu hiện hành vi của nhân; còn nghĩa, trí, tín là các phép thực thi của nhân. Nhân lễ nghĩa trí tín là lời nhắc nhớ con người hãy sống đúng với đạo lý và lẽ phải!
Phần thứ hai, người quân tử cần có 9 nghĩ suy (tư) khi hành động, đó là: Thị tư thông, mắt tinh anh để nhìn rõ vạn vật; Thính tư thông, tai tinh tường để nghe rõ vạn vật; Sắc tư ôn, mặt ôn hòa; Mạo tư cung, tướng mạo khiêm tốn; Ngôn tư trung, lời nói trung thực; Sự tư kính, hành động cẩn trọng; Nghi tư vấn, hỏi cho rõ; Phẫn tư nan, không giận quá mất khôn; Kiến đắc tư nghĩa, thấy lợi phải nghĩ đến nghĩa. 9 điều trên giúp con người sống hợp với đạo lý, lẽ phải, làm cho con người có khí tiết để có được uy tín.
Phần thứ ba, người quân tử hành động theo 8 bậc thang, đó là: Cách vật: nghiên cứu sự vật. Trí tri: ngẫm nghĩ để thấu hiểu. Thành ý: chân thật. Chính tâm: ngay thẳng. Tu thân: nghiêm khắc để hoàn thiện bản thân. Tề gia: làm cho gia đình có nề nếp, gia phong. Trị quốc: lo toan việc nước đạt thành và kỷ cương. Bình thiên hạ: khiến cho thiên hạ thái bình, lòng người quy thuận. 8 bậc thang hành động đó được lựa chọn, sắp xếp theo một trật tự lô gíc, chặt chẽ, hợp lý và khoa học, từ thấp đến cao, cái trước làm tiền đề cho cái sau. Phải tu thân thì mới có thể tề gia, có tề gia thì mới có thể trị quốc, và có trị quốc thì mới có thể bình được thiên hạ. Những bậc thang đó giúp con người tránh được những thiếu sót, sai lầm trong làm người và làm việc.
Tư cách theo Bác Hồ
Đảng ta do Bác Hồ sáng lập và rèn luyện nên ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng bởi Người! Là bậc thông Nho, có lẽ Bác Hồ đã có “rút tỉa” và kế thừa những tinh hoa trong Khổng giáo để vận dụng xây dựng mẫu hình (tư cách) người cách mạng trong hoàn cảnh mới - hoàn cảnh Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc. Đối với Bác Hồ, người cách mạng, cũng giống bậc quân tử xưa, phải có phẩm hạnh, tư cách, được trọng kính mến mộ để cảm hóa và lãnh đạo được dân chúng. Theo Bác, tư cách người cách mạng gồm có 23 điều yêu cầu, được phân ra làm 3 phần: với mình, với người và với việc. Cụ thể như sau:
Bác Hồ luôn cần kiệm, không xa hoa vật chất.
Với mình, có 14 điều, đó là: Cần kiệm, không lười biếng và lãng phí; Hòa mà không tư, đoàn kết chân thành (Quân tử hòa nhi bất đồng/Tiểu nhân đồng nhi bất hòa); Cả quyết sửa lỗi mình, nhất quyết sửa sai; Cẩn thận mà không nhút nhát, thận trọng nhưng không rụt rè mềm yếu; Hay hỏi, tìm hiểu cho tỏ rõ (sự việc); Nhẫn nại, chịu khó, kiên trì; Hay nghiên cứu, xem xét, tìm hiểu kỹ để nắm vững vấn đề; Vị công vong tư, đặt việc chung trên việc riêng; Không hiếu danh, không kiêu ngạo, không ham thích địa vị, không tự cao để coi khinh người khác; Nói thì phải làm, giữ uy tín, không nói suông; Giữ chủ nghĩa cho vững, trung thành với “lý tưởng” đã chọn; Hy sinh, dám chấp nhận sự thiệt thòi mất mát về mình; Ít lòng ham muốn về vật chất, không để vật chất sai khiến mình; Bí mật, không để lộ thông tin có hại cho công việc.
Với người, có 5 điều, đó là: Với từng người thì khoan thứ, rộng lòng tha thứ, không hẹp hòi đố kỵ; Với đoàn thể thì nghiêm, chặt chẽ, đứng đắn, không tự do tùy tiện; Có lòng bày vẽ cho người, chân thành chỉ bảo điều hay lẽ phải cho mọi người; Trực mà không táo bạo, thẳng thắn nhưng không quá mức làm mất lòng người; Hay xem xét người, tìm hiểu, quan sát kỹ con người để có sự đánh giá đúng đắn.
Với việc, có 4 điều, đó là: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng, tìm hiểu, quan sát kỹ nhân tố ảnh hưởng, không để sai sót; Quyết đoán, quyết định dứt khoát, không do dự; Dũng cảm, không sợ khó khăn, nguy hiểm; Phục tùng đoàn thể, tuân theo, không làm trái.
Đến năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác Hồ lại đặt ra yêu cầu về tư cách của Đảng chân chính cách mạng, gồm 12 điều cốt yếu, đó là:
“Đảng không phải là tổ chức để làm quan phát tài. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau. Từ thực tế mà đặt ra khẩu hiệu, ra chỉ thị. Luôn để quần chúng kiểm soát kết quả thực hiện các khẩu hiệu và chỉ thị. Mọi công việc của Đảng phải vì lợi ích quần chúng. Công việc của Đảng phải giữ nguyên tắc và dựa vào quần chúng. Công việc của Đảng phải linh hoạt, sáng tạo, khéo léo. Đảng không che giấu khuyết điểm, phải tự phê bình để tiến bộ, để dạy cán bộ. Đảng phải chọn và dùng cán bộ tốt, trung thành. Đảng phải tẩy bỏ những phần tử thoái hóa. Đảng phải giữ kỷ luật nghiêm từ trên xuống dưới. Đảng phải luôn xét lại những nghị quyết và chỉ thị của mình, nếu không đó chỉ là lời nói suông, hại đến lòng tin của Nhân dân với Đảng”.
Và Bác căn dặn:
“Muốn cho Đảng được vững bền/
Mười hai điều đó chẳng quên điều nào”.
Tư cách có vai trò cực kỳ quan trọng. Tư cách tạo nên phẩm chất và uy tín cho con người trong xã hội. Người dân bình thường cũng cần có tư cách để được mọi người tôn trọng!
Người cách mạng gánh vác sứ mệnh lớn lao nên cần phải đặc biệt đề cao tư cách hơn. Tư cách người cách mạng, hiểu sâu xa là tư cách của người cán bộ, đảng viên của Đảng, của công chức, viên chức nhà nước, những người tham gia công cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo. Tư cách có thể giúp người cách mạng đạt tới mục đích lý tưởng cao cả của mình!
Do đó mà ngay khi chuẩn bị lập Đảng, Bác Hồ đã đặc biệt chú trọng tới vấn đề tư cách người cách mạng. Từ khi ra đời đến năm 1975, người cách mạng và Đảng luôn tu dưỡng tư cách nên đã chiếm được lòng tin của dân, từ đó đưa cách mạng đến đích thành công.
Tư cách như viên ngọc quý
Nhưng từ năm 1975 đến nay, do tư cách bị “sụt sịt” nên đã dẫn tới tình trạng “mất tư cách” trong đội ngũ những người cách mạng, thậm chí ở cấp cao. Thực trạng đó bộc lộ qua 10 căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân mà Bác Hồ từng điểm qua, như: bệnh quan liêu, bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, bệnh “hữu danh vô thực”, bệnh cận thị, bệnh tỵ nạnh, bệnh xu nịnh, bệnh a dua và kéo bè, kéo cánh; và hiện nay đang có những biểu hiện mới như: vô cảm, xa dân, thực dụng, lãng phí, đua đòi vật chất, nói không làm, chạy chọt, tùy tiện… Tệ trạng đó không những hạ thấp hình ảnh cán bộ đảng viên mà còn ảnh hưởng tới uy tín của Đảng đối với Nhân dân. Đây là nguy cơ của một đảng cầm quyền mà Bác Hồ từng cảnh báo!
Đã qua, có lẽ trong thời buổi thị trường dễ bị lôi cuốn, nhưng do “lơi là” về tư cách, để chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy quá mức nên làm cho nhiều cán bộ, đảng viên bị tha hóa biến chất bởi tiền tài, danh lợi, tửu sắc!
Sắp tới, nói như Bác Hồ, Đảng phải cả quyết sửa lỗi mình, phải trở về những điều căn cơ của Bác Hồ về xây dựng đảng chân chính cách mạng, trong đó có vấn đề tư cách! Phải xây dựng hình ảnh lý tưởng của người cán bộ đảng viên trong con mắt của quần chúng nhân dân với những chuẩn mực cụ thể, sát thực. Đảng lãnh đạo còn phải thông qua hình ảnh tiêu biểu của đội ngũ cán bộ đảng viên của mình! Phải theo nguyên lý “ít mà tốt” (Quý hồ tinh/Bất quý hồ đa).
Xưa kia Đảng chỉ có 5.000 đảng viên mà vẫn lãnh đạo làm nên Cách mạng tháng Tám long trời lở đất, nay Đảng có hơn 5 triệu đảng viên, nhưng dường như sức mạnh tự giác, tiêu biểu thì không bằng!
Đảng phải dựa vào dân để giám sát tư cách và phải dùng tư cách để đánh giá, cất nhắc cán bộ đảng viên! Phải làm cho Đảng thật sự “là đạo đức, là văn minh”, “là lẽ sống của tôi”… khiến cho cán bộ đảng viên tự giác tu dưỡng đạo đức, giữ gìn hình ảnh tư cách của mình.
Nghĩa là, làm cho “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài”, cán bộ, đảng viên phải “Cần kiệm liêm chính”, “Ít lòng ham muốn về vật chất”, “Giữ chủ nghĩa cho vững…” như lời khuyên dạy của Bác Hồ !
Cần phải học và hành theo phong cách cực kỳ thực tế, giản đơn với cách nói, cách viết giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm… Có rất nhiều điều bổ ích của Bác Hồ về xây dựng đảng chúng ta có thể kế thừa phát huy, cụ thể trong các tác phẩm tiêu biểu của Người, như “Đường Kách mệnh”, “Sửa đổi lối làm việc”, “Nâng cao đạo đức cách mạng”, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “Di chúc”…
Đảng đang quyết liệt cải cách về thể chế và tổ chức bộ máy cán bộ của hệ thống nhằm tạo ra “chất mới” để có thể bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Thiết nghĩ trong công tác xây dựng Đảng sắp tới, chúng ta cũng nên căn cơ, thiết thực trở lại, trong đó có vấn đề tư cách!
Tư cách là vậy đó! Muốn cảm hóa lòng người thì hãy coi trọng tư cách. Phải chính danh, chính trực, tự trọng, tự giác để nuôi dưỡng tư cách. Tư cách như viên ngọc quý cần được mài dũa, nâng niu giữ gìn. Nếu ở đời ai ai cũng có tư cách, nhất là cán bộ đảng viên, thì cuộc sống con người ắt sẽ rất tươi vui hạnh phúc, xã hội chắc sẽ rất tốt đẹp văn minh - cách mạng sẽ mau đến đích thành công!
LÊ HỮU PHƯỚC
06:30 27/01/2025
Ngày xuân, nghe chuyện thủ lĩnh đoàn tiếp lửa cho thanh niên khởi nghiệp thành công thật cuốn hút; chuyện của chị em khởi nghiệp làm giàu thì càng hấp dẫn biết chừng nào !
06:28 27/01/2025
Khép lại năm 2024, Công đoàn Hậu Giang với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, hoàn thành xuất sắc 3 nhiệm vụ đột phá đăng ký được Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao, 11 chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao và 24 chỉ tiêu Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) đề ra.
06:27 27/01/2025
Mùa xuân mới đã về, mang đến cho Hậu Giang không chỉ sắc xuân đất trời, mà còn là mùa của niềm tin và sự gắn kết, được xây dựng từ những thành quả dân vận trong suốt năm qua.
18:47 26/01/2025
Lần đầu tiên, Hậu Giang có một câu lạc bộ mà tất cả thành viên đều là nông dân tỉ phú. Câu lạc bộ ra đời đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ về đời sống kinh tế của bà con.
10:36 26/01/2025
Kết thúc năm 2024, Hậu Giang tự tin báo cáo với Nhân dân là đã hoàn thành toàn diện 18/18 chỉ tiêu Chương trình công tác đề ra.
09:51 26/01/2025
Bác Hồ chúc xuân Ất Mùi 1955: “Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ - tam dương khai thái / đoàn kết, thi đua, tăng gia, tiết kiệm - ngũ phúc lâm môn.
14:48 25/01/2025
Đón mùa xuân mới 2025, Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang với niềm hân hoan khi vinh dự là trường thứ 15 trong cả nước nhận bằng công nhận đạt chuẩn mức 1 theo Quy định 11 của Ban Bí thư.
19:00 24/01/2025
(HGO) – Hội Nông dân huyện Châu Thành vừa bàn giao 3 “Mái ấm nông dân” cho hội viên khó khăn về nhà ở tại xã Phú Hữu và Đông Phước A.
17:15 24/01/2025
Năm 2024, Đảng bộ tỉnh Hậu Giang tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện về phương thức lãnh đạo, tư duy, tầm nhìn chiến lược, đưa ra nhiều quyết sách đúng đắn và đạt nhiều thành tích nổi bật, toàn diện trên các lĩnh vực.
09:44 24/01/2025
(HGO) - Chiều ngày 23-1, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức tặng 30 phần quà cho đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, với tổng số tiền gần 20 triệu đồng.
08:08 27/01/2025
(HGO) - Tối 28-1, nhằm 29 tết, sau chương trình nghệ thuật đêm Giao thừa, đồng loạt 8 điểm tại 8 huyện thị trong tỉnh sẽ trình diễn những màn pháo hoa rực rỡ, đặc sắc để phục vụ Nhân dân, chào đón năm mới với niềm tin và kỳ vọng mới.
06:33 27/01/2025
Ngồi nghỉ ngơi sau buổi làm việc mệt nhọc, dưới những tán cây nhãn Ido đang cho trái xum xuê, ông Ba Cầu (Diệp Văn Cầu), ở ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, cười rôm rả, cất cái giọng đầy chất hào sảng của người miền Tây rặt: “Có ai nghĩ cũng là nhãn mà bán giá 1kg tới 2 triệu đồng đâu chớ”.
06:30 27/01/2025
Ngày xuân, nghe chuyện thủ lĩnh đoàn tiếp lửa cho thanh niên khởi nghiệp thành công thật cuốn hút; chuyện của chị em khởi nghiệp làm giàu thì càng hấp dẫn biết chừng nào !
06:28 27/01/2025
Khép lại năm 2024, Công đoàn Hậu Giang với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, hoàn thành xuất sắc 3 nhiệm vụ đột phá đăng ký được Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao, 11 chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao và 24 chỉ tiêu Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) đề ra.