Vị thanh hình thành và phát triển: Các loài thực vật đặc hữu của vùng đất Vị Thanh

Thứ Sáu, ngày 30/07/2021 | 09:39

Khi Mạc Cửu lập 7 xã vùng vịnh Xiêm La, dù dân cư đã sống rải rác theo các bờ sông Cái Lớn, Cái Tư, nhưng nhìn chung thảm thực vật bao trùm vẫn là các loại cây rừng hoang dã theo dạng rừng ngập nước, phù hợp điều kiện sinh thái nước ngọt, mặn, lợ. Tại địa bàn Vị Thanh xưa và nay, phổ biến, nhiều nhất vẫn là các loại cây.

Lục bình và dừa nước trên sông Nước Đục, đoạn qua địa bàn xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh.

Cây tràm

Loại cây gỗ cao từ 4-5m, vỏ màu xám, nhiều lớp, dễ róc, lá xanh, dài mọc so le. Bông tràm màu vàng, là thức ăn khoái khẩu của loài ong. Người khẩn hoang thường làm nghề “ăn ong”, mật ong từ bông tràm rất có giá trị kinh tế, là dược liệu quý chữa được nhiều loại bệnh. Đây là loại cây dễ mọc, có thể dùng làm cột nhà hay vật dụng hoặc làm củi chụm. Rừng tràm Hỏa Lựu - Vị Thanh nối tiếp đoạn cuối rừng U Minh về phía Đông, ven sông Cái Lớn, Cái Tư. Bên kia kinh Xà No, trên đất phường IV có con rạch dài khoảng 2.000m, rộng 10m, gọi là gạch Tràm Cửa. Nơi đây là con đường mòn trong khu rừng tràm rậm rạp, đất mềm do các lớp lá rơi xuống, hoai mục phía trên, hai bên đường che khuất bởi các nhánh lá tràm, thuận lợi cho thú rừng qua lại đến rạch Cái Nhum gần đó uống nước. Đường mòn lâu ngày bị voi, trâu rừng giẫm đạp lún xuống thành rạch chảy ra cửa rừng nên dân quen đặt gọi Tràm Cửa.

Ngày nay, tại vùng đất phèn, trũng thuộc các xã Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Tân Tiến vẫn còn một ít rừng tràm do nông dân trồng lấy gỗ, khai thác làm cây cừ đóng móng nền nhà.

Cây dừa nước

Sinh sống tự nhiên theo triền, bãi sông Cái Lớn, Cái Tư, Hốc Hỏa, Nước Trong, Nước Đục. Thời xưa dừa nước mọc thành rừng nên khu vực này có thể gọi là “vương quốc dừa nước”. Nó dễ sống dựa trên vùng đất nước mặn, lợ, ngọt, phèn. Do sự rậm rạp, rừng dừa nước luôn là chỗ ẩn nấp tốt, an toàn cho những toán nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, hoặc trở thành căn cứ hoạt động của lực lượng cách mạng thời chống Pháp, chống Mỹ.

Từ xưa, người đi khẩn hoang đã biết dùng lá dừa nước để lợp nhà, bằng cách xé ra phơi khô hoặc chằm lại thành tấm. Có thể nói, sau cây lúa, cây dừa nước mang lại nguồn lợi khá nhiều cho cư dân. Xem lại tư liệu xưa, đất trồng dừa nước thời nhà Nguyễn, bị đánh thuế cao hơn đất ruộng. Thời kháng Pháp, lúc có chính quyền cách mạng quản lý gắt gao rừng dừa nước không cho tự do khai phá.

Qua nhiều thời gian, cây dừa nước đã thành thảm thực vật đặc trưng gần gũi nơi vùng sinh thái Tây sông Hậu - Bắc bán đảo Cà Mau, qua lời ca dao:

Mắm trước, đước sau, tràm theo sát

Sau hàng dừa nước mái nhà ai.

Cây nhum

Tên sách vở gọi là “thiết tung”, mỗi bụi nhum có từ 4-5 cây. Thân nhum có nhiều gai, thớ gỗ đen, thịt chắc nên dân gian hay dùng làm cột nhà, lầu, gác. Xưa mấy cụ đồ nho xẻ thân nhum ra thành ván để viết lên câu đối. Tại các đồn lũy, căn cứ người ta lấy cây nhum vót chông đặt quanh vùng. Trái nhum đơm từng quầy như cau, có thể làm thực phẩm nấu canh hay xào với tôm thịt.

 Giữa nội thị xã Vị Thanh, thời xưa có một nhánh của rạch Cái Tư chạy vô, gọi là rạch Cái Nhum, sau khi hình thành chợ làng, cũng gọi là chợ Cái Nhum. Thời kháng chiến cho tới năm 1975, nhiều cán bộ chiến sĩ cách mạng vẫn còn thấy những bụi nhum trong vườn tạp ở khu vực Ổ Sấu - Ba Doi, giáp đất Gò Quao (Kiên Giang).

Vị Thanh - Hỏa Lựu ngày nay không còn dấu tích cây nhum nào, nhưng thỉnh thoảng người ta đào đất, thường bắt gặp cây nhum bị vùi lấp lâu đời.

Cây mật cật

Vùng Long Mỹ, Vị Thanh xưa mọc đầy cây mật cật, nhất là các khu rừng ven sông, vườn tạp gần nhà. Ngày nay, mật cật được dùng làm cây kiểng trang trí. Mật cật còn có tên gọi là trúc mây, họ cau thường mọc thành bụi, lá kép chân vịt màu xanh bóng đậm. Ngày nay, thỉnh thoảng khi đào đất, dân trong vùng phát hiện nhiều lớp lá mật cật bị chôn vùi, tạo thành lớp than bùn. Lá mật cật dùng chằm nón lá xài rất lâu.

Dây choại (hoặc dây chại)

Loại cây như dây leo, thường mọc xen trong rừng tràm Vị Thanh, Long Mỹ hay Lung Ngọc Hoàng. Xưa choại để già dùng làm dây buộc để lợp nhà, đan sậy làm đăng bắt cá. Đọt choại non nấu canh, luộc ăn rất ngon bởi chất nhờn, giòn, vị lạ. Tại vùng căn cứ kháng chiến, dây choại đã trở thành loại thực phẩm giúp cán bộ, chiến sĩ qua những lúc khó khăn. Giờ đây, choại hoang không còn nữa nên người ta phải vun trồng, bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế, trở thành đặc sản trong các nhà hàng lớn.

Cây sắn

Trong các vườn tạp ở thôn quê Vị Thanh, thỉnh thoảng người ta bắt gặp những cây sắn mọc xen. Sắn là loại cây to, cao, mọc thẳng. Gỗ sắn già dùng làm cột nhà, đóng ghe xuồng chắc, bền. Đặc biệt, vỏ cây sắn vắt nước nhuộm lưới, nhuộm quần áo xài bền, lâu. Trái sắn chín màu tím sẫm, vị ngọt, chua, ăn được.

Cây bần

Xưa nay vẫn là loại cây hoang, thường mọc ở các bãi bồi ven vùng sông Vị Thanh - Hỏa Lựu. Bần cũng chịu được sinh thái mặn, ngọt, lợ. Thân cây to, có thể cao tới 15-20m, cành lá xum xuê. Trái bần ăn sống có vị chua - chát, nhiều người dùng nấu canh, bông bần đẹp màu trắng. Bần không mang lại nguồn lợi kinh tế, nhưng có tác dụng giữ đất bãi bồi phù sa hoặc chắn gió. Khi trái chín, rụng xuống, trôi theo thủy triều, hột phát tán mọc lan trên bãi bùn ven sông.

Ngày nay, quanh bãi, bờ sông, rạch Vị Thanh vẫn còn nhiều cây bần. Theo truyền thuyết, khi vua Gia Long bôn tẩu tại một cồn ở đất Bến Tre, được dân cho ăn quả bần, ngài khen ngon và đặc tên cây bần là thủy liễu.

Cây lục bình

Đây là loại cây đặc trưng, sống nổi trôi trên sông nước, mương vườn nhà ở miền Tây Nam bộ, chịu được nước ngọt và nước lợ. Hiện nay còn tồn tại khá nhiều tại các bờ vịnh ven sông Cái Lớn, Cái Tư, Cái Su cùng nhiều kinh, rạch nhỏ. Do cành lá có cuống, đưa lá nhỏ lên cao giống lọ lục bình nên dân gian gọi là cây lục bình.

Lục bình thường mọc thành bụi, thành giề. Hoa lục bình màu tím nhạt, có nét đẹp hoang dã. Cây lục bình xưa dùng để làm thức ăn cho heo hoặc phân hữu cơ. Trong thời hiện đại, cây lục bình trở thành nguyên liệu làm giỏ, bán cho du khách, góp phần cho ngành đan đát thủ công phát triển.

Ngoài các loại cây lấy gỗ, cây có giá trị kinh tế nêu trên - Vùng đất Vị Thanh còn có các loại cây khác vừa có tác dụng giữ bờ, vừa mang lại nguồn lợi thực phẩm như: Cây tra, bàng, xộp, gừa, rau mác, đế, ô rô, sậy, cóc kèn, bình bát…

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hậu Giang tiếp tục phát triển ấn tượng

07:52 30/06/2025

Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,

Kết nạp đảng viên đạt 54,31%

11:09 27/06/2025

(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.

11 công đoàn cấp huyện và tương đương kết thúc hoạt động kể từ ngày 30-6

08:39 27/06/2025

(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.

Một “mái nhà” - Một khát vọng

05:46 27/06/2025

Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.

Mỗi cán bộ đoàn, hội, đội không ngừng đổi mới, thích ứng, tiên phong và sáng tạo

09:54 25/06/2025

(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.

Xây dựng 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở

09:50 25/06/2025

(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.

Hậu Giang ơi, còn mãi trong tim !

05:54 25/06/2025

Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!

Đẩy mạnh chăm lo hội viên, nông dân nghèo

06:41 24/06/2025

(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

Lan tỏa phong trào phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng gia đình hạnh phúc

13:59 23/06/2025

(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Bố trí hài hòa, hợp lý chỗ làm việc cho từng cán bộ, công chức

05:52 23/06/2025

Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...