Vị Thanh: Hình thành và phát triển: Nông nghiệp Vị Thanh thời mở đất đến cuối triều Nguyễn

Thứ Sáu, ngày 21/07/2023 | 08:24

Trước khi Mạc Cửu lập 7 xã, thôn; đất Rạch Giá xưa, về phía Giồng Riềng, Gò Quao, Long Mỹ bao gồm Hỏa Lựu, Vị Thanh đã có di dân sinh sống rải rác. Sang thời các chúa Nguyễn, rồi triều Nguyễn; chủ trương khẩn hoang, lập ấp, lập đồn dần được đẩy mạnh, nên nơi đây ngày càng đông dân cư. Họ kiếm sống bằng nghề rừng; vừa nỗ lực khẩn hoang, mở đất canh tác lúa.

Người dân xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh làm đất, chuẩn bị xuống giống vụ lúa.

Theo sử liệu, nhiều người Việt từ An Giang, Hà Tiên tới; có người Hoa đi bằng đường biển và người Miên từ Cao Miên sang. Ngoài người Hoa tập trung ở chợ Rạch Giá, Gò Quao... Người Miên, người Việt hay làm nghề rừng, săn bắt thú, ăn ong, bắt cá đồng bên cạnh nghề làm ruộng. Sẵn vốn kỹ thuật cha ông truyền lại từ đất Ngũ Quảng; cộng thêm kinh nghiệm canh tác của người Miên... lớp người khẩn hoang đã biết ứng dụng vào cách trồng lúa nước.

Trải qua thời gian và kinh nghiệm, đúc kết kỹ thuật - nghề trồng lúa nước vùng Hỏa Lựu, Vị Thanh đã hoàn thiện từng bước qua các giai đoạn mở đất phát triển.

Sách “Tìm hiểu Đất Kiên Giang” ghi: “Ông (Mạc Cửu) có chủ trương cho nông dân tự do khai hoang, không thu tô, để khích lệ người ở nơi khác về cư trú và khai thác...”. Sau khi 7 xã, thôn vùng vịnh Xiêm La ra đời, Mạc Thiên Tích (con Mạc Cửu) nối bước cha, mở đất rộng thêm, đủ điều kiện lập nên đạo Kiên Giang. Tất nhiên, diện tích khẩn hoang chưa nhiều, dân cư còn thưa thớt. Bởi nhiều năm sau, trấn Hà Tiên còn phải lo đối phó với nạn Xiêm La xâm lược, lại phải cung ứng quân, lương cho các chúa Nguyễn đương đầu với quân Tây Sơn. Đến đời Gia Long, đất nước thái bình, công cuộc mở đất, lập làng đạt được nhiều thành quả mới, đạo Kiên Giang, đổi thành huyện Kiên Giang. Có 2 tổng, 11 xã, thôn. Đất Hỏa Lựu, Vị Thanh nằm trong tổng Thanh Giang, liền kề phía Vĩnh Thuận thôn (Long Mỹ).

Nghề làm nông có thêm nhiều bước tiến, theo sách “Gia Định thành thông chỉ” mô tả: “Huyện Kiên Giang, hai tổng Kiên Định và Thanh Giang đều có ruộng sớm, thổ nghi có khoai, ngô, mía. Ruộng sớm thì tháng 4 gieo mạ, tháng 6 cấy, tháng 9 gặt. Khoai thì tháng 3 trồng, tháng 7 thu hoạch. Ngô (bắp) thì tháng 3 trồng, tháng 8 thu hoạch. Mía thì tháng 3 cắn ngọn, tháng 7 thu hoạch”.

Đất được khai phá, nghề nông mở mang, cũng là điều kiện ra đời đơn vị hành chính đầu tiên: Làng Hỏa Lựu, vào năm 1835-1836. Lúc này, vua Minh Mạng nối tiếp chủ trương khẩn hoang, mở đất, cho lập địa bạ, ghi rõ số diện tích đất ở các nơi. Theo dõi quá trình khẩn hoang lập nghiệp, chưa thấy tài liệu xưa ghi chép chi tiết về kỹ thuật canh tác ruộng hoặc rẫy vào buổi đầu khẩn hoang, cho tới đời vua Tự Đức, trước khi người Pháp chiếm Nam Kỳ (1867).

Sau này, Nhà Nam Bộ học Sơn Nam, người nghiên cứu khá kỹ về vùng đất Rạch Giá, U Minh trong tác phẩm “Tìm hiểu Đất Hậu Giang” có một đoạn mô tả kiểu cách canh tác lúa khá gian nan của người khẩn hoang: “Rừng mới phá, họ cấy lúa chen vào khoảng giữa mấy gốc tràm chưa mục. Mùa hạn đến (rằm tháng mười âm lịch), họ đắp đập để chặn nước mặn, nhưng nước mặn lần lần thấm xuyên qua đập. Chọn giống lúa sớm (gặt sớm) là cách hay hơn hết để tránh nước mặn vào ruộng khi lúa chưa chín. Lúa gặt sớm trong khi đất ruộng chưa khô...”.

Ruộng mỗi năm làm một mùa (vụ) gọi là lúa mùa, theo phương pháp cơ bản: Cày, bừa hoặc phát sạch cỏ. Nhà Nam Bộ học Sơn Nam cho rằng: Nơi đất mới này, nếu cấy một lần thì lúa tốt, nghĩa là nhiều lá, bông đầy. Do đó, có sáng kiến là “cấy dâm”: Tỉa lúa, nhổ mạ non ấy mà cấy. Khi mạ lớn lên, cấy trở xuống một lần chót (cấy hai lần). Cấy dày khiến lúa không tốt. Lần cấy thứ nhì dẫu trễ, sau cơn mưa lụt tháng tám âm lịch cũng không sao...”.

Về kỹ thuật, Sơn Nam còn có những nhận định sâu sắc phản ánh tình trạng canh tác vùng Rạch Giá, Long Mỹ, Vị Thanh xưa: “... phát cỏ là việc đáng nói hơn. Cỏ lên cao ngập đầu người. Vùng đất phèn nước mặn, khó nuôi trâu không cày đất được. Thay vì cày bừa, người nông phu chỉ còn cách phát cỏ, cào cỏ rồi cấy. Kỹ thuật phát cỏ ở Hậu Giang đã đạt tới mức tinh vi, thiết tưởng toàn quốc không đâu bì kịp. Hình thức cây phảng (ở Hậu Giang), khác lạ hơn cây phảng của người Việt ở Mỹ Tho hoặc người Miên ở Sóc Trăng: cán ngắn 3 tấc, lưỡi phảng dài đến 9 tấc; cán và lưỡi tiếp nhau đúng góc thước thợ. Các động tác phát cỏ đều được nghiên cứu kỹ, công thức hóa. Nhiều cây phảng nặng tới 1,2 yến (trên 7kg). Người làm nghề có thể phát 6 công đất mỗi ngày...”.

Qua những đoạn nghiên cứu, ghi chép của Nhà Nam Bộ học Sơn Nam, có thể nói: Việc canh tác lúa của cư dân miền Hậu Giang nói chung và vùng Rạch Giá xưa (bao gồm Hỏa Lựu, Vị Thanh) đã đạt tới kỹ thuật khá tiến bộ, mặc dù vẫn canh tác theo phương pháp thô sơ, qua các công đoạn: Cày trâu, bừa, gieo mạ, phát cỏ, cào cỏ, cấy giặm, đập lúa,...

Theo Sơn Nam, về công sức bỏ ra canh tác một mẫu Tây ruộng cấy 1 lần (1.000m) như sau: “Người nông dân ở Nam Kỳ tốn mất 85 ngày công; ở Hậu Giang (bao gồm Hỏa Lựu, Vị Thanh) khỏe hơn, chỉ cần 60 ngày công và bảy ngày trâu cày, trục”.

Về trâu cày, nếu theo kiểu cày ở Ngũ Quảng, chỉ cần 1 con trâu kéo, nhưng ở miền Hậu Giang, để đáp ứng yêu cầu của những đồng rộng lớn, nhà nông có sáng kiến cày đôi, tức dùng 2 con trâu kéo, nhờ vậy, luống cày được sâu, tốc độ cày nhanh hơn.

Đó là nền móng kinh nghiệm quý báu của buổi đầu khẩn hoang, mở đất, canh tác của tiền nhân.

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Vùng đất anh hùng “vươn mình” mạnh mẽ

05:20 08/05/2025

Từ vùng đất ghi dấu những năm tháng kháng chiến khốc liệt, Vĩnh Viễn hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, “thay da đổi thịt” với hạ tầng hiện đại, kinh tế phát triển và đời sống người dân ngày càng nâng cao.

Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè sẽ diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa

09:07 07/05/2025

(HG) - Ban Thường vụ Tỉnh đoàn vừa có Kế hoạch tổ chức Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2025 (diễn ra từ nay đến hết tháng 8-2025).

Thành phố Ngã Bảy: Khởi công mái ấm công đoàn

08:49 07/05/2025

(HG) - Nằm trong chuỗi hoạt động Tháng công nhân 2025, sáng ngày 6-5, Liên đoàn Lao động thành phố Ngã Bảy tổ chức lễ khởi công xây dựng mái ấm công đoàn cho công đoàn viên Hà Minh Thi,

Trường Chính trị tỉnh Hậu GiangTổ chức đoàn nghiên cứu thực tế ở huyện Vị Thủy

08:36 07/05/2025

(HG) - Thực hiện Kế hoạch số 264-KH/TCT ngày 20-3-2025 của Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang về tổ chức nghiên cứu thực tế năm 2025,

Đảm bảo bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt

07:29 06/05/2025

Công tác sắp xếp bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp đang được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu quả.

Chính thức trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

16:25 05/05/2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.

Kinh nghiệm hay trong công tác kết nạp đảng viên

09:52 05/05/2025

Đầu năm đến nay, thị xã Long Mỹ kết nạp được 134 đảng viên, vượt 15 đảng viên so với chỉ tiêu được tỉnh giao. Vậy đâu là nguyên nhân giúp thị xã đạt kết quả đáng phấn khởi này ?

Hiểu sự hy sinh để trân quý giá trị của hòa bình

09:48 05/05/2025

Câu chuyện được các vị khách mời chia sẻ trong buổi tọa đàm “Hậu Giang - Từ mùa xuân thống nhất đến chung bước vào kỷ nguyên mới”, do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức,

Không chỉ là kế thừa xứng đáng mà tuổi trẻ Hậu Giang còn sẽ chủ động đổi mới, sáng tạo để kiến tạo tương lai

09:28 29/04/2025

Trong không khí cả nước tưng bừng chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tuổi trẻ Hậu Giang đã và đang tổ chức sôi nổi nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm tri ân những anh hùng dân tộc, tiếp nối truyền thống hào hùng của cha anh.

Bài 3: Điểm sáng kinh tế, an ninh vững vàng

09:24 29/04/2025

Kế thừa tinh thần cách mạng, các địa phương an toàn khu (ATK) ở Hậu Giang hôm nay bứt phá với những mô hình kinh tế sáng tạo và nỗ lực giữ vững an ninh trật tự. Từ vùng đất anh hùng năm xưa, họ trở thành “điểm sáng” của tỉnh, viết tiếp câu chuyện phát triển bền vững.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Triệt phá tụ điểm đá gà, phát hiện 3 đối tượng mua bán số đề

17:56 08/05/2025

(HG) – Tòa án nhân dân huyện Châu Thành A vừa mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét xử và tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Huyền 18 tháng cải tạo không giam giữ, Phan Tuấn Kiệt 15 tháng cải tạo không giam giữ và Lê Thanh Tuấn 12 tháng cải tạo không giam giữ cùng về tội đánh bạc theo Điều 321, Bộ luật Hình sự.

Đưa 111 lao động sang làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc

17:54 08/05/2025

(HGO) - Ngày 8-5, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức lễ đưa 111 lao động đi làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc (đợt 3).

Hậu Giang đứng thứ 7 cả nước về PCI năm 2024

17:47 08/05/2025

(HGO) - Với Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 đạt 70,54 điểm, Hậu Giang xếp vị trí thứ 7 PCI năm 2024 (tăng hai bậc so với năm 2023),

Huyện Châu Thành tiếp tục xảy ra 2 vụ sụp đất, sạt lở bờ sông

15:58 08/05/2025

(HGO) - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thông tin, trên địa bàn huyện Châu Thành vừa tiếp tục xảy ra 2 vụ sụp đất, sạt lở bờ sông.