Vị Thanh: Hình thành và phát triển: Thương mại - dịch vụ Vị Thanh buổi đầu khẩn hoang và thời Pháp thuộc

Thứ Sáu, ngày 19/01/2024 | 08:29

Từ thời Mạc Cửu đến đời Gia Long (1802). Sau trấn Hà Tiên, chợ Sái Phu (tức Rạch Giá) đã sung túc, trở thành thương cảng trù mật, nơi trao đổi sản vật, hàng hóa trong trấn và giao thương cả với nước ngoài. Cạnh đó, khu vực vàm sông Cái Bé, sông Cái Lớn, cũng là nơi hội tụ mua bán cá biển.

Cầu 30-4 ở Vị Thanh khi mới hoàn thiện.

Vùng rừng U Minh vào buổi đầu khẩn hoang, chưa có chợ, nhưng hai bờ sông Cái Lớn (bao gồm đất Vị Thanh - Hỏa Lựu xưa) vẫn diễn ra hoạt động lẻ tẻ, mua bán sản vật từ khai thác rừng như mật và sáp ong, động vật rừng săn bắt được. Ngay tại đất Hỏa Lựu, ở khu vực rạch Hốc Hỏa, bên phía Gò Quao có sân chim lớn (điểu đình), tới mùa khai thác, thương lái từ chợ Rạch Giá kéo vào đón mua lông chim.

Theo tài liệu lưu lại của người Pháp, dịch vụ mua bán lông chim vùng sông Cái Lớn, có lúc trị giá tới 56.700 quan tiền. Nhà Nam bộ học Sơn Nam cho rằng: Chợ Gò Quao (Rạch Giá) ở ven sông Cái Lớn là nơi tập trung lông chim của vùng U Minh...”. Như vậy, phía Hỏa Lựu thời Minh Mạng đã lập làng, có vườn cò lớn, nên cũng là nơi chịu ảnh hưởng của chợ Gò Quao. Từ việc trao đổi lông chim, có thể thêm các sản vật khác như mật và sáp ong, thú rừng, cá, tôm,...

Giai đoạn thực dân Pháp đào xong kinh xáng Xà No, làng, xóm, gia cư hình thành hai bờ, cũng là lúc mạng lưới chợ ra đời. Điểm cuối kinh Xà No thông ra sông Cái Tư, Rạch Gốc gọi là chợ Vàm Xáng. Đây là nơi giới thương hồ hội tụ; xuồng, ghe qua lại, đậu nghỉ chờ con nước. Do đó, phát sinh ra các dịch vụ “bán vàm”, cung ứng đồ ăn, thức uống cho các bạn ghe. Biết đâu, nơi cuối nguồn kinh Xà No, phía Hỏa Lựu cũng có thể là một trong những địa điểm phát sinh ra nghề thương hồ? Đầu tiên là những tiếng rao hàng bán chè: “Ai ăn bánh bò hôn? Ai ăn chè đậu đen nước dừa đường cát hôn?”. Có thể sau đó, tới các ghe bán cá, mắm, rau, quả? Vì vậy, khu vực Vàm Xáng càng đông đúc dân cư và khách thương hồ, nên hình thành khu chợ đầu tiên trên vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh xưa.

Các nhân chứng cao tuổi, nghe ông bà kể lại: Lúc đầu chợ này kêu là chợ con cóc, kiểu họp chợ thất thường như con cóc nhảy. Một số ý kiến thì nói do nhóm chợ từ khuya, nên người bán phải bưng đèn “cóc” (đèn dầu nhỏ). Về sau, chợ dần định vị, mọi người đặt gọi lâu dài là chợ Vàm Xáng - Hỏa Lựu (gọi tắt là chợ Hỏa Lựu). Lúc này, phía chợ đầu nguồn kinh Xà No đã có chợ Vàm Xáng - Nhơn Nghĩa (Cần Thơ). Buổi đầu chợ nhóm có vài chục người mua bán. Khi rẫy khóm, rẫy khoai, rẫy dưa, rẫy ổi phát triển, thì chợ Hỏa Lựu bước vào thời kỳ sung túc, bởi nông sản dư thừa thành hàng hóa.

Tiếp theo chợ Hỏa Lựu, chợ Cái Nhum (tức Vị Thanh) ra đời khoảng cuối thập niên đầu thế kỷ XX, sau khi các con kinh nhánh nối từ kinh Xà No đào mở thêm; số người giàu có, điền chủ ngày càng nhiều. Mặt khác, cùng thời điểm đào kinh Xà No, cụm kinh Ngã Bảy, cụm kinh Ngã Năm, Quản lộ - Phụng Hiệp cũng hoàn thành, mở rộng mạng kinh rạch. Từ đó, càng kích thích hoạt động giao thông, giao thương phía bờ Tây Hậu Giang, đến tận vùng Rạch Giá và bán đảo Cà Mau. Giữa đầu thế kỷ XX, trên tuyến kinh Xà No đã có 5 chợ: Vàm Xáng - Nhơn Nghĩa, chợ Một Ngàn, chợ Bảy Ngàn, chợ Cái Nhum và chợ Vàm Xáng Hỏa Lựu. Từ thời điểm bắc cây Cầu Đúc qua sông Cái Tư, lưu lượng xe cộ qua lại nhiều theo trục liên Tỉnh lộ 31 Cần Thơ - Rạch Giá, nên các chợ này càng sung túc.

Những năm Vị Thanh - Hỏa Lựu thuộc vùng giải phóng (1948-1954), chợ vẫn nhóm bình thường, nếu hôm nào địch càn quét, bắn phá thì ngưng mua bán. Khi ta có chủ trương “bao vây kinh tế địch” và thực dân Pháp tiến hành “phong tỏa kinh tế vùng giải phóng”, các chợ Cái Nhum, Hỏa Lựu chỉ còn là “chợ chồm hổm” do thiếu hàng hóa trao đổi. Việc mua bán chủ yếu là hàng “tự sản tự tiêu”.

Điều đáng chú ý, đây là giai đoạn gần như “ngăn sông cấm chợ”, nhưng hoạt động các ghe hàng lén lút vẫn diễn ra. Bởi nếu đi qua được các trạm kiểm soát, thì giới thương hồ sẽ có lợi nhuận cao. Sau khi ta bỏ chủ trương bao vây kinh tế địch, các chợ dần trở lại bình thường.

Xem lại ảnh chợ Cái Nhum, tọa lạc trên bờ rạch Cái Nhum và bờ kinh Xà No, giữa thế kỷ XX cho thấy: Nhà phố san sát với các tiệm buôn, quán xá; có nhà lầu lợp ngói; ngoài lộ có sạp hàng, người mua, kẻ bán khá nhộn nhịp. Đó là không khí chợ, phố đầu thời kỳ hòa bình (1954-1960) tại chợ Vị Thanh.

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè sẽ diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa

09:07 07/05/2025

(HG) - Ban Thường vụ Tỉnh đoàn vừa có Kế hoạch tổ chức Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2025 (diễn ra từ nay đến hết tháng 8-2025).

Thành phố Ngã Bảy: Khởi công mái ấm công đoàn

08:49 07/05/2025

(HG) - Nằm trong chuỗi hoạt động Tháng công nhân 2025, sáng ngày 6-5, Liên đoàn Lao động thành phố Ngã Bảy tổ chức lễ khởi công xây dựng mái ấm công đoàn cho công đoàn viên Hà Minh Thi,

Trường Chính trị tỉnh Hậu GiangTổ chức đoàn nghiên cứu thực tế ở huyện Vị Thủy

08:36 07/05/2025

(HG) - Thực hiện Kế hoạch số 264-KH/TCT ngày 20-3-2025 của Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang về tổ chức nghiên cứu thực tế năm 2025,

Đảm bảo bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt

07:29 06/05/2025

Công tác sắp xếp bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp đang được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu quả.

Chính thức trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

16:25 05/05/2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.

Kinh nghiệm hay trong công tác kết nạp đảng viên

09:52 05/05/2025

Đầu năm đến nay, thị xã Long Mỹ kết nạp được 134 đảng viên, vượt 15 đảng viên so với chỉ tiêu được tỉnh giao. Vậy đâu là nguyên nhân giúp thị xã đạt kết quả đáng phấn khởi này ?

Hiểu sự hy sinh để trân quý giá trị của hòa bình

09:48 05/05/2025

Câu chuyện được các vị khách mời chia sẻ trong buổi tọa đàm “Hậu Giang - Từ mùa xuân thống nhất đến chung bước vào kỷ nguyên mới”, do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức,

Không chỉ là kế thừa xứng đáng mà tuổi trẻ Hậu Giang còn sẽ chủ động đổi mới, sáng tạo để kiến tạo tương lai

09:28 29/04/2025

Trong không khí cả nước tưng bừng chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tuổi trẻ Hậu Giang đã và đang tổ chức sôi nổi nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm tri ân những anh hùng dân tộc, tiếp nối truyền thống hào hùng của cha anh.

Bài 3: Điểm sáng kinh tế, an ninh vững vàng

09:24 29/04/2025

Kế thừa tinh thần cách mạng, các địa phương an toàn khu (ATK) ở Hậu Giang hôm nay bứt phá với những mô hình kinh tế sáng tạo và nỗ lực giữ vững an ninh trật tự. Từ vùng đất anh hùng năm xưa, họ trở thành “điểm sáng” của tỉnh, viết tiếp câu chuyện phát triển bền vững.

Tặng 10 phần quà cho các gia đình chính sách, nữ tù chính trị

09:19 29/04/2025

(HGO) – Hội LHPN huyện Châu Thành vừa tổ chức hoạt động về nguồn tại Di tích Địa điểm cơ quan Liên Tỉnh ủy Cần Thơ, tại xã Phú Tân, huyện Châu Thành và trao giải Cuộc thi viết, ảnh tìm hiểu nguồn gốc, tôn vinh giá trị áo dài, áo bà ba nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Xét đề nghị khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao

10:53 07/05/2025

(HGO) – Sáng ngày 7 - 5, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh họp xét đề nghị khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích cao trong thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và có quá trình cống hiến.

Bước tiến quan trọng trong thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

10:19 07/05/2025

Tại thảo luận tổ đóng góp ý kiến Dự án Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN, ĐMST), ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ nhất trí với sự cần thiết ban hành đạo luật trên, điều này đã kịp thời luật hóa các nội dung quan trọng của Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị

Nhiều hiệu quả từ ứng dụng công nghệ 4.0 vào phòng cháy, chữa cháy rừng

09:12 07/05/2025

(HG) - Hiện cán bộ kiểm lâm tỉnh được trang bị một thiết bị bay không người lái, đồng thời nhiều chủ rừng trên địa bàn tỉnh đã lắp đặt camera quan sát nhằm phục vụ công tác PCCCR.

Phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

09:10 07/05/2025

Hơn 6 năm triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, giai đoạn 2019-2025”, nhiều hội viên phụ nữ ở huyện Long Mỹ đã mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.