Vị Thanh: Hình thành và phát triển

Việc chữa bệnh ở Vị Thanh xưa

Thứ Sáu, ngày 06/06/2025 | 08:13

Theo diễn trình lịch sử mở đất, lập làng, tập hợp gia cư, dân cư… sau các hoạt động kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội trên địa bàn Vị Thanh đã hình thành và phát triển qua các giai đoạn đi lên của đời sống. Trong đó, có một lĩnh vực hết sức quan trọng là chăm sóc sức khỏe.

Từ xưa, người dân Vị Thanh đã biết sử dụng các loại dược liệu bào chế thành các bài thuốc nam để trị bệnh trong quá trình khẩn hoang (ảnh minh họa).

Thông thường, cư dân đi lập nghiệp trên vùng đất mới, hành trang chủ yếu là lương thực và ý chí quyết tâm. Trong khi, nơi rừng thiêng, nước độc, sương lam, chướng khí luôn là mối đe dọa thường trực. Tuy nhiên, qua các sử liệu, tài liệu lưu lại, rất ít thấy ghi nhận về tình hình chăm sóc sức khỏe, việc trị bệnh, sinh đẻ trong quá trình lao động mở đất phương Nam nói chung và Hỏa Lựu - Vị Thanh nói riêng.

Qua tham khảo và góp nhặt lời kể của các nhân chứng, nối tiếp kế thừa từ nhiều thế hệ, có thể kể đến một số phương pháp trị bệnh theo lối dân gian, song song với thực tiễn hoạt động chính thức của hệ thống ngành y tế thời Pháp thuộc trên đất Hỏa Lựu - Vị Thanh xưa.

Nghiên cứu cơ cấu bộ máy hành chánh làng (thôn) ở Nam kỳ, thời triều Nguyễn, sang Pháp thuộc không thấy chức danh phụ trách y tế (chăm sóc sức khỏe). Trong khi phụ trách mảng văn hóa - giáo dục đã có “Hương giáo”. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, sinh đẻ thường do dân làng tự lo. Và tùy theo gia đình khá giả hay giàu nghèo mà toan liệu.

Trước hết, do dân trí chưa cao, tâm lý cư dân sùng kính, e sợ trời, phật, thánh, thần, ma, quỷ… nên cung cách chữa bệnh vào thời khẩn hoang, chủ yếu là van vái, cầu khấn, cúng bái… với các lễ vật và tấm lòng thành. Dần dần, phát sinh kiểu trị bệnh bằng “thầy pháp”, cùng “bùa ngải” mang tính dị đoan huyền hoặc, u mê. Tất cả, nếu đứng ở vị trí thời hiện đại thì đây là các phương pháp mê tín, phản khoa học. Thế nhưng, dân ta thời đó đâu còn cách nào khác.

Phương pháp trị bệnh bằng thầy pháp, thầy bùa, ngải kéo dài suốt thời gian đầu thế kỷ ở Vị Thanh - Hỏa Lựu. Sang thời Pháp thuộc, đã du nhập một số tiến bộ về y học. Do ở xã phố chợ nên các tổng, làng thường có vài ông thầy như thầy pháp, thầy thuốc rắn…

Đáng chú ý là “bà mụ” chuyên đỡ đẻ cho các sản phụ, theo phương pháp dân gian. Suốt thế kỷ XX, kể cả giai đoạn chiến tranh, tại các trung tâm xã đã có nhà bảo sanh, nhưng dân gian vẫn quen đi rước bà mụ khi đau đẻ. Do đó, vai trò của các bà mụ vườn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong y học dân gian. Đó là cách làm nghề theo kinh nghiệm gia truyền. Thời Pháp thuộc, nhiều bà mụ vườn ở Hỏa Lựu, Vị Thanh nổi tiếng như bà mụ Mai, mụ Hường, mụ Đém được mọi người nhắc nhớ.

Trong những đoàn lưu dân khẩn hoang, thường có vài người học vốn kiến thức y học phổ thông mang từ miền ngoài vào. Đến nơi ở mới, bắt gặp những cây cỏ quen thuộc, có thể trị được bệnh thông thường thì người ta truyền dạy cho nhau. Lâu dần, thành những bài thuốc nam mang lại ít nhiều hiệu quả như để chữa cảm mạo, thanh nhiệt, trị táo bón, thổ tả, cảm sốt; đồng thời, củ gừng, củ tỏi, trái chanh, cỏ mực, cỏ cứt heo… đã thành dược liệu.

Song song đó, một số các cách phòng, trị bệnh dân gian như cạo gió, xông hơi, giác hơi, cắt lể cũng được dân sử dụng như một phương pháp truyền thống tiết kiệm, nhưng hiệu quả tùy đối với từng căn bệnh. Dân gian còn biết ăn nhiều đạm, nhiều rau, trái cây để tăng sức kháng cho cơ thể, tránh bệnh tật.

Ngoài các biện pháp trị bệnh theo kiểu mê tín dị đoan, còn nhiều cách thức khác mà cư dân phát huy, tồn tại trên đất Vị Thanh khá lâu đời, giúp cho dân cư ở đây vượt bệnh tật, vượt qua cuộc sống khó khăn trong buổi đầu khẩn hoang.

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hậu Giang tiếp tục phát triển ấn tượng

07:52 30/06/2025

Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,

Kết nạp đảng viên đạt 54,31%

11:09 27/06/2025

(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.

11 công đoàn cấp huyện và tương đương kết thúc hoạt động kể từ ngày 30-6

08:39 27/06/2025

(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.

Một “mái nhà” - Một khát vọng

05:46 27/06/2025

Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.

Mỗi cán bộ đoàn, hội, đội không ngừng đổi mới, thích ứng, tiên phong và sáng tạo

09:54 25/06/2025

(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.

Xây dựng 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở

09:50 25/06/2025

(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.

Hậu Giang ơi, còn mãi trong tim !

05:54 25/06/2025

Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!

Đẩy mạnh chăm lo hội viên, nông dân nghèo

06:41 24/06/2025

(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

Lan tỏa phong trào phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng gia đình hạnh phúc

13:59 23/06/2025

(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Bố trí hài hòa, hợp lý chỗ làm việc cho từng cán bộ, công chức

05:52 23/06/2025

Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...