Thứ Tư, ngày 19/03/2025 | 16:06
Tư tưởng độc lập gắn liền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và truyền thống giữ nước tạo nên sức mạnh nội tại đưa dân tộc vượt qua kháng chiến đến ngày 30/4/1975.
Hội thảo khoa học Nhân tố chính trị, tinh thần - Cội nguồn sức mạnh làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 do Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng và Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức ngày 18/3, trước thềm kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975).
PGS Trần Thị Minh Tuyết, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đánh giá một phần cội nguồn sức mạnh tinh thần chính là ý chí thống nhất non sông mà lãnh tụ tinh thần, tổng công trình sư của đường lối giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bà Tuyết khẳng định trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm, nhưng độc lập thực sự nhất thiết phải gắn với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là vấn đề nguyên tắc và trong mọi thời điểm, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định "không ai có thể chia rẽ nước Việt Nam", "Nam Bắc là một nhà, là anh em ruột thịt, quyết không thể chia cắt được".
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (Vĩnh Linh, Quảng Trị) - giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền sau Hiệp định Geneve, tháng 7/1954. Ảnh tư liệu
Việt Nam không phải là dân tộc duy nhất bị chia cắt. Và khi rơi vào bi kịch chia cắt, dân tộc nào cũng đau đớn, cũng đều ước mong ngày đoàn tụ song không phải tất cả đều có thể chấm dứt thảm cảnh đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh với uy tín và bản lĩnh đã biến khát vọng của toàn dân thành mục tiêu chiến lược của Đảng. Chiến tranh ngoài đấu lực còn là đấu trí giữa các "bộ não" chỉ huy mà xây dựng đường lối kháng chiến là khâu then chốt.
Điểm lại tình hình trong nước lẫn quốc tế phức tạp hậu hiệp định Geneve, bà Tuyết phân tích sau chiến tranh Triều Tiên, Liên Xô lẫn Trung Quốc đều chủ trương hòa hoãn với phương Tây để "cùng tồn tại hòa bình". Họ không ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Trong khi Liên Xô muốn giữ nguyên hiện trạng hai miền, miền Bắc tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội để tạo ra đối trọng với miền Nam thì phía Trung Quốc lại muốn Việt Nam thực hiện chiến lược "trường kỳ mai phục".
Bà dẫn lời cố đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn Thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, rằng năm 1955 khi cùng ông Trường Chinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình đã vỗ vai tướng Giáp nói "Tổng tư lệnh lo giữ miền Bắc, còn giải phóng miền Nam phải một trăm năm nữa, hãy để cho thế hệ con cháu lo". Rõ ràng "quan điểm không nhất trí, thái độ không mặn mà lúc đó của bạn, trên thực tế đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình Việt Nam tìm kiếm con đường và phương pháp để đưa cách mạng miền Nam tiến lên".
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, Quảng Trị, tháng 7/2024. Ảnh: Võ Thạnh
Trong cuộc trường chinh 21 năm, đường lối kháng chiến từng bước hình thành qua các Hội nghị Trung ương Đảng và không ngừng bổ sung phù hợp với diễn biến cách mạng. Chỉ có mục tiêu duy nhất là bất biến - giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. "Bước ngoặt" đầu tiên trong tư duy là Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 năm 1959, chủ trương chuyển đấu tranh chính trị sang kết hợp chính trị và vũ trang, tạo bước chuyển biến cho cách mạng miền Nam. Hơn một năm sau, tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng thông qua đường lối tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở cả hai miền.
Hậu phương miền Bắc chuyển dần sang hoạt động thời chiến và miền Nam giữ vững thế tiến công trên các mặt trận, nhất là quân sự. Trung ương sau này căn cứ vào thực tiễn kháng chiến đã mở thêm mặt trận ngoại giao tạo thế trận "vừa đánh vừa đàm" để đi đến hiệp định Paris năm 1973. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng cũng đã tiên liệu từ việc Mỹ sẽ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam, cho đến Mỹ dùng B52 đánh phá Hà Nội và chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội... để chủ động kế hoạch ứng phó.
Tư tưởng, ý chí ấy cũng đã bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận luôn kiên định với mục tiêu thống nhất nước nhà. Ngay sau ngày non sông bị chia cắt năm 1954, việc chuyển quân tập kết để giữ gìn lực lượng, tạo nguồn lực cho kháng chiến dài lâu đã được chỉ đạo sát sao. Hiểu nỗi niềm của những người con xa quê, trong thư gửi bộ đội, cán bộ miền Nam ra Bắc tháng 9/1954, Hồ Chủ tịch nhắn nhủ: "Đến ngày hòa bình đã được củng cố, thống nhất được thực hiện, độc lập, dân chủ đã hoàn thành, đồng bào sẽ vui vẻ trở về quê cũ. Lúc đó, rất có thể tôi sẽ cùng đồng bào vào thăm miền Nam yêu quý của chúng ta".
Ngoài chuyển quân, tập kết cán bộ, Trung ương đã đưa con em miền Nam ra Bắc học tập, đào tạo lực lượng nòng cốt để sau này trở về xây dựng miền Nam tái thiết đất nước. Cán bộ chiến sĩ ở lại miền Nam kháng chiến cũng yên lòng khi biết con em mình được bao bọc. Hơn 32.000 học sinh từ Quảng Trị đến Cà Mau đã theo tàu, đi bộ vượt dãy Trường Sơn ra Bắc những năm 1954-1975, nhiều người trưởng thành lại quay về Nam kháng chiến.
Xe qua ngầm trên đường 14 trong chiến dịch chuyển quân mạn Tây Trường Sơn chuẩn bị cho chiến dịch mùa xuân, tháng 3/1975. Ảnh tư liệu Binh đoàn Trường Sơn
Ngoài nghệ thuật quân sự, nắm thời cơ, PGS Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nhấn mạnh truyền thống văn hóa tạo nên cội nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc. Lịch sử Việt Nam là truyền thống kết hợp dựng nước và giữ nước. Mà tam giác văn hóa giữ nước của người Việt chính là "giữ nhà - giữ làng - giữ nước" luôn nằm sâu trong tiềm thức. Mỗi người đi đánh giặc đều vì làng quê, non nước, giặc đến nhà toàn dân là lính chính là biểu hiện sinh động của chiến tranh nhân dân.
"Người Việt các thế hệ sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ nước", ông khẳng định, nhắc lại lời vua Quang Trung năm 1789 "đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ", đánh vì sự sinh tồn và bảo vệ văn hóa dân tộc. Ông ví những bước chân mùa xuân 1975 với những bước chân thần tốc của quân Tây Sơn mùa xuân Kỷ Dậu 1789 chính là sự kế thừa truyền thống văn hóa giữ nước.
Nhìn lại 50 năm ngày thống nhất, đường tới thành phố mang tên Hồ Chí Minh, theo PGS Trần Thị Minh Tuyết là hành trình vô cùng dài lâu và gian khổ. Để đến được đích, nhân dân Việt Nam đã trải qua cuộc chiến khốc liệt không chỉ ngoài mặt trận mà còn trong số phận mỗi con người, mỗi gia đình với những hy sinh thầm lặng, mất mát không gì đo đếm được. Nữ học giả cho rằng kỷ niệm trọng đại 50 năm không phải khơi lại hận thù mà để hiểu hơn giá trị hòa bình, tri ân triệu người đã đổ máu xương vì sự nghiệp thống nhất non sông.
Theo Hồng Chiêu/vnexpress.net
07:52 30/06/2025
Trong 6 tháng đầu năm, trước bối cảnh tình hình chung có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo,
11:09 27/06/2025
(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.
08:39 27/06/2025
(HGO) - Liên đoàn Lao động tỉnh vừa tổ chức công bố các quyết định giải thể, kết thúc hoạt động công đoàn cấp huyện và tương đương; các quyết định tiếp nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc các đơn vị giải thể, kết thúc hoạt động.
05:46 27/06/2025
Có những tên gọi khi cất lên đã khiến lòng người xao xuyến, gợi về những miền ký ức sâu lắng và những cảm xúc trọn vẹn: Cần Thơ yêu kiều - Hậu Giang trìu mến - Sóc Trăng thân thương.
09:54 25/06/2025
(HG) - Đó là yêu cầu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm; tổng kết công tác đoàn, đội trường học năm học 2024-2025, do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức vào ngày 23-6.
09:50 25/06/2025
(HG) - Sáu tháng đầu năm, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng và bàn giao 19 căn nhà tình thương cho phụ nữ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 950 triệu đồng.
05:54 25/06/2025
Hậu Giang sắp… lùi lại, tạm biệt một cái tên thân thương để hòa nhập, bước vào một chặng đường mới hứa hẹn mạnh mẽ hơn, giàu đẹp hơn!
06:41 24/06/2025
(HG) - Đầu năm đến nay, các cấp hội nông dân triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống hội viên, nhất là nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
13:59 23/06/2025
(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
05:52 23/06/2025
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...