Bài toán thương mại nông thôn: Bao giờ có lời giải ?

Thứ Tư, ngày 22/05/2024 | 10:16

Những năm gần đây, tỉnh Hậu Giang rất chú trọng đầu tư, nâng cấp và cải tạo chợ nông thôn. Cùng với đó, nhiều chợ ở khu vực nông thôn đã được cơ cấu, chuyển đổi lại mô hình quản lý để xây dựng các chợ khang trang, sạch đẹp, góp phần đẩy mạnh giao thương. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Vậy đâu là hướng đi đúng đắn ?

Bài 1: Khi chợ vắng tiểu thương

Chợ mới được đầu tư bài bản với nguồn vốn hàng tỉ đồng, nhưng tiểu thương không vào buôn bán mà bám trụ tại chợ cũ và chợ tự phát. Hoặc có tiểu thương mà buôn bán thì ế ẩm. Đây là thực tế đang diễn ra tại một số chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Tình trạng tiểu thương bày hàng lấn ra khỏi rào chắn tại khu chợ cũ của chợ Nàng Mau, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy.

Chợ đầu tư tiền tỉ, tiểu thương không mặn mà ?

Từ lâu, người dân ở thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, không còn xa lạ gì với khái niệm “chợ cũ, chợ mới”. Nếu được hỏi đường đi đến “chợ mới”, đa số người dân sẽ chỉ về khu nhà lồng chợ mới được xây dựng từ hơn chục năm trước. Chợ Nàng Mau, thuộc thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, được đầu tư xây dựng vào năm 2010 do Công ty Đầu tư phát triển chợ - Siêu thị Việt Mai đầu tư quản lý.

Chợ Nàng Mau hoàn thiện trên diện tích 3.601m2, với 595 lô sạp được chia thành 5 khu gồm: khu nhà lồng bách hóa, khu thực phẩm, khu trái cây, khu ăn uống giải khát và khu 32 ki-ốt mặt tiền trước nhà lồng bách hóa. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy được đầu tư bài bản, đảm bảo theo các quy định. Sau khi khu “chợ mới” được hoàn thiện và đưa vào hoạt động, dù đã được phân các khu, các ki-ốt để bán hàng, tuy nhiên hiện nay phần lớn tiểu thương tại chợ lại không vào bán hàng. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, nhắc nhở, song hiện nay tình trạng các tiểu thương không vào chợ kinh doanh buôn bán, mà vẫn tiếp tục tái diễn lấn chiếm hành lang vỉa hè để bán hàng. Khi chính quyền quyết liệt vận động, tuyên truyền di dời, các tiểu thương cũng vào chợ buôn bán được vài hôm lại “không quen” nên bỏ về chỗ cũ.

Tại chợ Nàng Mau cũ, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh, buôn bán xảy ra thường xuyên. Có mặt tại chợ vào thời điểm sáng sớm sẽ bắt gặp khung cảnh tấp nập người mua kẻ bán. Tuy nhiên, đường vào chợ hẹp, thêm vào đó là tiểu thương bày hàng hóa lấn ra đường nên dễ diễn ra tình trạng ùn tắc giao thông. Theo nhiều người dân tại đây, buổi sáng là thời điểm lượng xe lưu thông vào chợ nhiều nhất, do đường 30 Tháng 4 là tuyến đường chính, người đi làm, người đưa con đi học, người dân đi chợ đều chạy tắt ngang chợ nên khung cảnh buổi sáng vô cùng hỗn loạn.

“Có nhiều xe chạy vào chợ mà đường lại hẹp nên nếu một chiếc xe phía trước dừng lại để mua thứ gì đó thì những xe phía sau cũng phải dừng lại, không thể vượt mặt vì đường quá nhỏ và có xe chạy hướng ngược chiều. Ngoài ra, tôi thấy chính quyền đã dựng rào chắn không cho tiểu thương buôn bán lấn ra đường vậy mà nhiều người vẫn cố tình bày hàng hóa lấn ra khỏi rào chắn”, một người dân tại thị trấn Nàng Mau, chia sẻ.

Lý giải về việc “chê” khu chợ mới, bà L.T.H, một tiểu thương tại chợ Nàng Mau, cho biết: “Người mua nếu vào trong khu nhà lồng để mua hàng sẽ rất mất thời gian, với lại cây cầu nối chợ cũ và chợ mới cũng nhỏ, do vậy họ thường tiện đâu mua đấy. Tôi biết chính quyền đã đầu tư nhiều tiền để xây dựng các khu chợ cho người dân vào đó để buôn bán, vừa đảm bảo mỹ quan đô thị lại vừa không mất an toàn giao thông. Tuy nhiên, nếu vào đó bán hàng, lượng khách mua hàng sẽ giảm đáng kể, điều này đồng nghĩa chúng tôi cũng giảm thu nhập”.

Lâm vào cảnh dở khóc dở cười còn phải kể đến tiểu thương chợ Ngã Sáu, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành. Khu chợ truyền thống này có vị trí “tiền sông hậu lộ”. Nhưng hiện nay tại nhà lồng chợ, các lô sạp phần lớn đóng cửa, tiểu thương còn bám trụ lại không dám nhập hàng nhiều, sợ bán ế lâu ngày hư hỏng.

Phần lớn các tiểu thương trong khu chợ này đã di chuyển ra ngoài mặt tiền giáp với đường giao thông bày bán từ sáng đến chiều. Ven vỉa hè tấp nập hàng bông, hàng cá, hàng hóa gia dụng. Người nào nhanh tay thuê được vỉa hè, còn không thì bày bán dưới chân cầu, lấn hành lang lộ giới, tiềm ẩn tai nạn giao thông rất cao.

Được hỏi vì sao bất chấp nguy hiểm để bày bán sát lề lộ thì anh H.V.H, cho biết: “Tôi bán trong nhà lồng nhưng mà bên UBND thị trấn không giải quyết được cái đường thông thương cho khách chạy vô chợ, đường hiện tại hẹp lắm nên ế quá buộc tôi phải bưng ra lề đường bán. Một ngày mà lỗ vài trăm ngàn thì ngày này qua tháng nọ sao chịu nổi. Giờ cuộc sống khó khăn thì phải chịu chứ biết sao bây giờ”.

Vào năm 2014, huyện Châu Thành quy hoạch xây dựng trung tâm thương mại nhằm di dời chợ cũ đến nơi mới vừa đảm bảo an toàn giao thông vừa đảm bảo vẻ mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, đến nay không tiểu thương nào đăng ký lô sạp để di dời, bởi họ cho rằng vị trí khuất tầm mắt, giá cho thuê quá cao không bán được hàng, có bán cũng không có lời.

Chợ mới vắng khách hàng

Trái với khung cảnh sôi nổi, nhộn nhịp ở khu chợ cũ, vắng lặng, đìu hiu, nhiều ki-ốt đóng cửa không hoạt động… là tình cảnh chung tại khu nhà lồng chợ Nàng Mau. Là một trong những tiểu thương vào kinh doanh, buôn bán tại Khu nhà lồng chợ Nàng Mau từ những ngày mới đưa vào hoạt động, chị N.T.N cho biết việc kinh doanh buôn bán gặp khó khăn đã diễn ra từ nhiều năm nay. Bởi khi vào trong chợ bán hàng, chị N. và một số tiểu thương không bán được hàng do không có người vào mua.

“Tôi ngồi từ sáng đến chiều, ngày nào may mắn thì bán được 2-3 sản phẩm. Chợ bây giờ người bán nhiều hơn người mua. Một ngày kiếm 100.000-200.000 đồng thật khó khăn. Buôn bán ở đây chủ yếu là nhờ người quen mua, ít khi có khách lạ do đường ghé vào chợ không thuận lợi. Tiểu thương chúng tôi ngày nào cũng đến đây bày bán hàng và… nhìn nhau. Lướt điện thoại chán thì lăn ra ngủ. Chưa bao giờ hàng hóa ế ẩm như bây giờ. Bỏ bán hàng thì cũng không được, nhưng tiếp tục thì nản quá”, chị N. tâm sự.

Theo phản ánh của nhiều tiểu thương, việc chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng chợ mới họ rất phấn khởi, bởi sau bao năm phải họp ngoài chợ tạm, chật chội, nhếch nhác thì nay đã có chỗ kinh doanh sạch sẽ, quy củ hơn. Tuy nhiên, việc 2 chợ hoạt động song song, chợ cũ vẫn chưa được đóng cửa, các chợ tạm không được giải tỏa nên tiểu thương không chịu di dời là nguyên nhân cho việc tiểu thương chợ mới gặp khó khăn trong buôn bán.

Tiểu thương V.T.T.H buôn bán trái cây tại chợ Nàng Mau, cho biết: “Trước đây tôi bán ở ngoài, được cán bộ ở thị trấn mời vào trong nhà lồng này bán cùng với nhiều người. Nhưng mừng chưa được bao lâu thì khoảng chưa đầy 1 tháng, các tiểu thương khác đồng loạt dời ra ngoài lề đường hoặc quay lại chợ cũ bán. Nguyên nhân là bán trong nhà lồng chợ không ai mua. Chỉ còn tôi và vài người bán ở lại đây. Tôi mong phía chính quyền phải quyết liệt, nhất là không thể để một thị trấn có tới 2 chợ như hiện tại được và sớm có mốc thời gian giải quyết cụ thể để chúng tôi không phải chờ đợi nữa”.

Tình trạng chợ truyền thống bị ế ẩm được người dân và cả chính quyền địa phương thừa nhận là do ý thức tiểu thương lẫn công tác quy hoạch của ngành chuyên môn. Nhiều khu chợ mới “chết yểu” do xây ở nơi chưa phù hợp. Cơ quan chức năng chưa mạnh tay xử lý chợ tự phát xung quanh. Người mua hàng lại quen ngồi trên xe, kêu “í ới” là có cọng hành, bó rau. Bên cạnh đó, chợ truyền thống đang bước vào cuộc cạnh tranh “khốc liệt” với hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các sàn thương mại điện tử thông qua kênh bán hàng online.

Do vậy mà sau một thời gian đưa vào hoạt động, nhiều khu chợ mới vẫn chưa thể hoạt động đúng nghĩa và tình trạng nhiều tiểu thương không vào chợ bán hàng, vẫn lấn chiếm hành lang vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán. Xây tiền tỉ, nằm ngay trung tâm phố phường nhưng lại ế ẩm, bỏ hoang nhiều năm… là tình cảnh chung của nhiều tổ hợp chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh. Đây là những tồn tại, bất cập cần được chính quyền địa phương nhanh chóng giải quyết, để các tiểu thương vào trong chợ kinh doanh buôn bán ổn định và để chợ truyền thống không bị “mất sức” cạnh tranh với các khu chợ tự phát.

Bài, ảnh: Y.L

-------

Bài 2: Tiểu thương “kêu trời” vì hạ tầng xuống cấp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

08:14 20/11/2024

Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), Liên minh HTX tỉnh đã và đang tăng cường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng.

Sôi động thị trường hoa, quà tặng Ngày Nhà giáo Việt Nam

17:36 19/11/2024

(HG) - Cận kề Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, thị trường hoa và quà tặng tại Hậu Giang đa dạng về mẫu mã và giá cả.

Nâng cao giá trị sản xuất từ sản phẩm OCOP

06:31 18/11/2024

​​​​​​​Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố Vị Thanh ngày càng phát triển về số lượng, đa dạng về sản phẩm, đáp ứng các quy chuẩn, an toàn thực phẩm và có thương hiệu trên thị trường.

Ngành điện đẩy mạnh lắp công tơ điện tử

15:07 14/11/2024

(HGO) - Với mục tiêu đến ngày 15-12-2024 sẽ hoàn thành 100% công tơ điện tử bán điện khách hàng trong tỉnh, Điện lực Phụng Hiệp đã ra quân lắp đặt công tơ điện tử cho người dân, với tổng số khoảng 25.000 công tơ điện tử. Sau khi hoàn tất lắp đặt tại huyện Phụng Hiệp, sẽ tiến hành lắp đặt tiếp tục tại thành phố Ngã Bảy, với tổng số hơn 10.300 công tơ điện tử và

Nhà máy Điện rác Hòa An sẵn sàng vận hành thử nghiệm, vận hành thương mại

09:53 13/11/2024

(HG) - Chiều ngày 12-11, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã đến thăm, làm việc với lãnh đạo Nhà máy Điện rác Hòa An, huyện Phụng Hiệp. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành và UBND huyện Phụng Hiệp.

Sản phẩm xanh chinh phục thị trường khó tính

07:18 12/11/2024

Nhạy bén nắm bắt thị hiếu cùng tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, nhiều doanh nghiệp đã và đang kinh doanh những sản phẩm xanh, thân thiện, từng bước chinh phục thị trường khó tính.  

Đầu tư trên địa bàn tỉnh 5 công trình lưới điện 110kV

08:02 07/11/2024

(HG) - Năm 2024, Tổng Công ty Điện lực miền Nam tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh 5 công trình lưới điện 110kV với tổng mức đầu tư 572,89 tỉ đồng. Trong đó, bao gồm 4 công trình chuyển tiếp từ năm 2023 và 1 công trình mới (nâng công suất trạm 110kV Phụng Hiệp từ 2x25MVA lên 2x40MVA). Với khối lượng đầu tư bao gồm: Đường dây 110kV xây dựng mới 68,45km; đường dây 110kV cải tạo 65,8km; trạm biến áp 120MVA (gồm trạm Tân Phú Thạnh và trạm Phụng Hiệp).

Tập huấn về hoạt động xuất nhập khẩu trong hội nhập kinh tế quốc tế

08:52 06/11/2024

(HG) - Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả đạt được lợi nhuận cao, hạn chế tối đa những tác động bất lợi cũng như nắm bắt cơ hội mà Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại; đồng thời góp phần tăng trưởng GDP của tỉnh,

10 tháng, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 10,8%

07:53 05/11/2024

(HG) - Dự tính 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 10,8% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 267 doanh nghiệp và trên 4.212 cơ sở cá thể sản xuất công nghiệp đang hoạt động sản xuất trong ngành này,

Cẩn trọng chiêu trò mạo danh nhân viên điện lực để lừa đảo

07:06 01/11/2024

Gần đây, Công ty Điện lực Hậu Giang liên tục nhận được phản ánh của một số khách hàng về việc bị quấy rối bởi cuộc gọi từ số lạ tự xưng là nhân viên điện lực để lừa đảo, làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điện.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ông Lê Tiến Châu tặng cho Hậu Giang 800 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội

20:15 23/11/2024

(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Tuyên truyền sâu rộng để người dân chung tay bảo vệ môi trường

11:09 23/11/2024

(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.