Thứ Ba, ngày 04/02/2020 | 19:04
Sau Tết Nguyên đán, nhà vườn trồng mít, thanh long lo lắng đầu ra khi giá cả nông sản xuống quá thấp. Nhất là từ khi có dịch bệnh vi-rút corona đến nay.
Giá một số mặt hàng nông sản giảm mạnh sau Tết Nguyên đán.
Lo khó tiêu thụ
Mít Thái giúp nhiều nhà nông khấm khá trong mấy năm gần đây. Thời điểm cao nhất, mỗi kg mít Thái được bán khoảng 60.000-70.000 đồng/kg. Do giá cao, dễ trồng nên thời gian qua nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư. Tuy nhiên, những đợt biến động về giá mặt hàng nông sản này khiến nhiều nông dân chới với.
Minh chứng rõ nhất là sau Tết Nguyên đán vừa qua, giá mít đã sụt giảm nhanh chóng. Theo ghi nhận vào ngày 3-2, giá mít Thái nhà vườn ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành bán chỉ khoảng 5.000 đồng/kg (mua tại vườn). Mức giá này giảm rất nhiều lần so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.
Buồn bã khuân từng trái mít Thái lên cân cho thương lái, ông Lê Văn Lướt, ở ấp Phước Tân, xã Đông Phước A, tâm sự: “Đợt tuột giá lần này quá nhanh, tôi không lường trước được. Năm 2019 vừa qua cũng có một đợt mít tuột giá nhưng thấp nhất cũng ở mức 18.000-20.000 đồng/kg. Còn hiện nay mỗi kg mít chỉ có 5.000 đồng. Cũng may là trước tết tôi có thu hoạch một ít, bán được giá hơn. Sau tết, tôi còn khoảng 3 tấn mít chưa thu hoạch, với giá cả bấp bênh như vậy chắc thu về không được bao nhiêu”.
Cùng tâm trạng với ông Lướt, ông Phùng Văn Hội, ở ấp Tân Long, xã Đông Phước A, than thở vườn mít 400 gốc của ông đã bước vào vụ thu hoạch đầu tiên. Nhưng giá thu mua hiện nay khiến ông rất chán nản. Trước tết, giá mít Thái loại 1 (từ 9kg trở lên) khoảng 28.000 đồng/kg; giá mít loại 2 (7-8kg) bán được khoảng 18.000 đồng/kg; giá mít loại 3 (dưới 7kg) khoảng 13.000 đồng/kg. Còn hiện nay giá mít Thái chỉ khoảng 5.000 đồng/kg, nhưng thương lái lại mua “xô”, không phân loại.
“Năm trước, cũng có một đợt sụt giá nhưng cũng vẫn ở mức 18.000 đến 20.000 đồng/kg. Mít xuống giá rất nhanh sau Tết Nguyên đán. Hiện rất khó để kiếm được thương lái thu mua, chỗ tôi chỉ bán được cho những điểm thu mua quen thân”, ông Hội cho biết thêm.
Ngoài ra, nhiều nhà vườn trồng thanh long cũng lâm vào tình cảnh khó khăn. Theo thông tin từ UBND xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, diện tích trồng thanh long của xã trên 6ha. Từ sau Tết Nguyên đán, giá mặt hàng nông sản này giảm xuống nhanh, chỉ còn 5.000 đồng/kg.
Bà Lê Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, chia sẻ: Giá thanh long sau tết giảm, chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg. Người dân phải đi bán tại các chợ trên địa bàn, giá tự bán ở các chợ được khoảng 10.000 đồng/kg; một số hộ khác phải chở đi tiêu thụ ở tỉnh Vĩnh Long. Theo thông tin mới nhất UBND xã nắm từ người dân, vườn cuối cùng trên địa bàn xã Trường Long Tây đã thu hoạch xong vào ngày 4-2, giá bán chỉ còn khoảng 2.000 đồng/kg thanh long.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh, đối với tỉnh Hậu Giang, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là trên cây ăn trái và lúa. Thời gian qua, tỉnh cũng nằm trong tình hình chung của cả nước ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên người. Qua khảo sát thị trường, giá cả một số mặt hàng nông sản đã bị ảnh hưởng như mít, chanh và sản phẩm xuất đi thị trường Trung Quốc. Cụ thể, trước tết giá mít từ 30.000 đồng/kg giảm còn 5.000-8.000 đồng/kg; chanh không hạt từ 20.000 đồng/kg hiện chỉ còn khoảng 15.000-16.000 đồng/kg. Trước tình hình đó, Bộ NN&PTNT, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo đối với đợt trái tiếp theo, bà con có thể cắt bỏ để tập trung nuôi dưỡng cây. Những trái cây đã chín, gần thu hoạch, tìm cách gom lại để có thị trường lớn, đồng thời phối hợp các hợp tác xã để tiêu thụ bằng hình thức sơ chế, chế biến.
“Ngành nông nghiệp tiếp tục tăng cường phối hợp xúc tiến thương mại, cụ thể UBND tỉnh, Sở NN&PTNT cũng có kế hoạch đi xúc tiến nông sản ở một số thị trường nông sản mới. Trong sản xuất lúa, cây ăn trái ở Hậu Giang, chúng tôi đã tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp hiện có trên địa bàn tập trung sơ chế, chế biến. Cụ thể, sáng ngày 4-2, Sở Công thương phối hợp với Sở NN&PTNT tìm một số doanh nghiệp để tiêu thụ nông sản tươi. Siêu thị BigC cũng đã liên hệ mua sản phẩm mít để hỗ trợ nông dân trong lúc khó khăn này. Kể cả các mặt hàng lúa gạo, chanh, bưởi, chúng tôi sẽ có hướng tiếp tục chỉ đạo trong thời gian tới”, ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết.
Tác động và định hướng
Có thể thấy, chỉ vài ngày sau Tết Nguyên đán, giá cả một số mặt hàng nông sản đã giảm sâu khiến nông dân rơi vào tình cảnh khó tiêu thụ. Tình trạng này cũng xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành khác.
Mới đây, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị thúc đẩy thương mại phát triển sản xuất nông sản trước tác động của dịch bệnh corona. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, dịch viêm phổi cấp do vi-rút corona gây ra tác động đến các ngành kinh tế, nhưng nông nghiệp chịu tổn thương lớn bởi Trung Quốc là thị trường lớn của nông sản Việt Nam, chiếm 22-24% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị, địa phương nhận dạng kỹ, chính xác về tác động của tình hình dịch bệnh này đối với nông nghiệp Việt
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh
Theo Bộ NN&PTNT, về giải pháp trước mắt, Bộ chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y phối hợp các lực lượng chức năng tại biên giới tăng cường công tác kiểm dịch động thực vật, phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1, cấm nhập khẩu động vật hoang dã vào Việt Nam, tuân thủ các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05 về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona gây ra.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản và các cục chuyên ngành sẽ chủ động phối hợp với cơ quan Đại sứ quán Việt Nam tại các nước trên thế giới triển khai toàn diện, đạt hiệu quả cao nhất về xúc tiến, phát triển thị trường tại các địa bàn trọng điểm, tiềm năng và thị trường ngách ngay từ đầu năm 2020, tạo sự đột phá trong đa dạng hóa thị trường. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng tổ chức các diễn đàn xúc tiến thương mại trong nước kết nối thu mua nông sản giữa các địa phương, doanh nghiệp và nông dân. Nếu dịch kéo dài nhiều tháng, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, các đơn vị ngành công thương các địa phương đẩy mạnh tổ chức xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa nông sản vào tiêu thụ trong các hệ thống, chuỗi siêu thị lớn. Ngoài ra, ưu tiên thị trường nội địa; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến nông sản. Bộ NN&PTNT cũng tập trung chỉ đạo phối hợp với các địa phương, nghiên cứu điều chỉnh một số đối tượng cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ và lợi thế so sánh của từng địa phương.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, diện tích trồng mít toàn tỉnh trên 5.500ha, tập trung ở các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và Long Mỹ. Diện tích thu hoạch trên 1.700ha, ước năng suất đạt 23 tấn/ha. |
Bài, ảnh: KỲ ANH
08:14 20/11/2024
Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), Liên minh HTX tỉnh đã và đang tăng cường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng.
17:36 19/11/2024
(HG) - Cận kề Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, thị trường hoa và quà tặng tại Hậu Giang đa dạng về mẫu mã và giá cả.
06:31 18/11/2024
Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố Vị Thanh ngày càng phát triển về số lượng, đa dạng về sản phẩm, đáp ứng các quy chuẩn, an toàn thực phẩm và có thương hiệu trên thị trường.
15:07 14/11/2024
(HGO) - Với mục tiêu đến ngày 15-12-2024 sẽ hoàn thành 100% công tơ điện tử bán điện khách hàng trong tỉnh, Điện lực Phụng Hiệp đã ra quân lắp đặt công tơ điện tử cho người dân, với tổng số khoảng 25.000 công tơ điện tử. Sau khi hoàn tất lắp đặt tại huyện Phụng Hiệp, sẽ tiến hành lắp đặt tiếp tục tại thành phố Ngã Bảy, với tổng số hơn 10.300 công tơ điện tử và
09:53 13/11/2024
(HG) - Chiều ngày 12-11, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã đến thăm, làm việc với lãnh đạo Nhà máy Điện rác Hòa An, huyện Phụng Hiệp. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành và UBND huyện Phụng Hiệp.
07:18 12/11/2024
Nhạy bén nắm bắt thị hiếu cùng tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, nhiều doanh nghiệp đã và đang kinh doanh những sản phẩm xanh, thân thiện, từng bước chinh phục thị trường khó tính.
08:02 07/11/2024
(HG) - Năm 2024, Tổng Công ty Điện lực miền Nam tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh 5 công trình lưới điện 110kV với tổng mức đầu tư 572,89 tỉ đồng. Trong đó, bao gồm 4 công trình chuyển tiếp từ năm 2023 và 1 công trình mới (nâng công suất trạm 110kV Phụng Hiệp từ 2x25MVA lên 2x40MVA). Với khối lượng đầu tư bao gồm: Đường dây 110kV xây dựng mới 68,45km; đường dây 110kV cải tạo 65,8km; trạm biến áp 120MVA (gồm trạm Tân Phú Thạnh và trạm Phụng Hiệp).
08:52 06/11/2024
(HG) - Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả đạt được lợi nhuận cao, hạn chế tối đa những tác động bất lợi cũng như nắm bắt cơ hội mà Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại; đồng thời góp phần tăng trưởng GDP của tỉnh,
07:53 05/11/2024
(HG) - Dự tính 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 10,8% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 267 doanh nghiệp và trên 4.212 cơ sở cá thể sản xuất công nghiệp đang hoạt động sản xuất trong ngành này,
07:06 01/11/2024
Gần đây, Công ty Điện lực Hậu Giang liên tục nhận được phản ánh của một số khách hàng về việc bị quấy rối bởi cuộc gọi từ số lạ tự xưng là nhân viên điện lực để lừa đảo, làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điện.
14:58 24/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
14:56 24/11/2024
Xác định đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, nên các cấp ủy trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này.
14:52 24/11/2024
(HG) - Sáng ngày 24-11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics tổ chức khai trương Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm.
14:51 24/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.