Thứ Tư, ngày 22/08/2018 | 15:02
Mặc dù gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong khối ASEAN, thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới, nhưng Việt Nam vẫn đang phải “đau đầu” tìm nhà cung cấp gỗ có nguồn gốc hợp pháp và cạnh tranh quyết liệt đối với các thương nhân nước ngoài về nguồn nguyên liệu.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), chỉ số phát triển toàn ngành Chế biến gỗ Việt Nam luôn được duy trì ở mức từ 8 – 15%/năm. Nếu như năm 2000 giá trị kim ngạch của ngành chỉ đạt 220 triệu đô la Mỹ, thì năm 2017 đã là 8 tỉ đô la Mỹ,
Tuy nhiên, theo Vifores nhu cầu sử dụng nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước rất lớn, nhưng chất lượng gỗ rừng trồng trong nước còn nhiều hạn chế, thiếu về số lượng, kém về chất lượng. Gỗ rừng trồng ở Việt Nam có chứng chỉ FSC, PEFC (các tiêu chuẩn về chứng nhận nguồn gốc gỗ cho các nhà khai thác) rất hạn chế.
Ðến nay, mới có 8% rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC. Ảnh: TTXVN |
Ðến nay, mới có khoảng 200.000 ha đã được cấp chứng chỉ FSC, bằng 8% diện tích rừng trồng, trong khi yêu cầu trong các năm tới phải có 100% gỗ có chứng chỉ FSC và gỗ hợp pháp. Thực tế này là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp chế biến.
Theo Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Vifores Nguyễn Tôn Quyền, Việt Nam hiện mua gỗ từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc tìm nhà cung cấp gỗ có nguồn gốc hợp pháp đang trở ngại cho các doanh nghiệp nhập khẩu.
Bên cạnh đó, thách thức về cạnh tranh quyết liệt đối với các thương nhân Trung Quốc vào thu mua gỗ rừng trồng của Việt Nam cũng gia tăng. Bà Đỗ Thị Bạch Tuyết, Tổng giám đốc Công ty CP Wooland cho biết, thiếu hụt nguyên liệu gỗ đang gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do thương lái trên thị trường thu mua mạnh mẽ để xuất đi nước ngoài dưới dạng nguyên liệu thô.
Bên cạnh đó, nhiều nước như: Lào, Campuchia, Myanmar, Ấn Độ, Trung Quốc… đã có chính sách đóng cửa rừng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng gỗ nguyên liệu trong khu vực, làm gia tăng áp lực cạnh tranh gỗ nguyên liệu đầu vào, nhất là đối với Việt Nam.
Ông Nguyễn Tôn Quyền cho biết, năm 2017, xuất khẩu gỗ đạt khoảng 7,7 tỷ USD, nhưng phải nhập khẩu nhập khẩu tới 31 triệu m3 gỗ. Với mục tiêu năm 2018 xuất khẩu 9 tỷ USD, ước chừng Việt Nam phải nhập 35 triệu m3 gỗ.
Tuy nhiên, để tăng cường xuất khẩu gỗ bền vững, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, ngành chế biến gỗ Việt Nam cần kiên trì, kiên quyết "nói không" với gỗ bất hợp pháp. Thêm vào đó, Nhà nước cần thực thi các giải pháp truy xuất nguồn gốc gỗ chặt chẽ.
Không dùng gỗ bất hợp pháp
Theo bà Axelle Nicaise, Đại biện lâm thời Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, đây là thời điểm tốt cho ngành chế biến gỗ Việt Nam đánh dấu bằng cam kết của Chính phủ khi tham gia cùng EU trong cuộc chiến chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.
Sản xuất các sản phẩm đồ gỗ tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu/TTXVN |
Cột mốc quan trọng đầu tiên trong cuộc chiến này sẽ sớm đạt được khi EU và Việt Nam phê chuẩn Hiệp định VPA (Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản). "Việc thực thi Hiệp định VPA sẽ thúc đẩy thương mại gỗ vào EU. Như Indonesia là quốc gia đầu tiên được bước cấp giấy phép VPA vào tháng 11/2016. Kể từ đó, trên 40.000 lô hàng gỗ có giấy phép, với giá trị trên 1,2 tỷ USD đã được xuất khẩu sang EU”, bà Axelle Nicaise cho hay. Vì vậy, để có nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp bền vững, các doanh nghiệp hiện cũng đã bước đầu hợp tác với nông dân để trồng rừng.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Scansia Pacific chia sẻ, từ tháng 6/2015, công ty chính thức triển khai xây dựng vùng nguyên liệu tại tỉnh Thừa Thiên - Huế với việc hình thành nhóm hỗ trợ kỹ thuật ngay trong tỉnh. Thông qua các cuộc tiếp xúc với các hộ dân có rừng trồng, công ty đã đưa ra được các chính sách thỏa mãn tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân tham gia liên kết.
Cụ thể, theo ông Thắng, công ty hỗ trợ chi phí để đánh giá và duy trì chứng chỉ FSC trên diện tích 5.000 ha và cam kết thu mua gỗ có chứng chỉ FSC có đường kính trên 13 cm cao hơn gỗ không có chứng chỉ tại cùng thời điểm từ 15 - 20% tùy theo chất lượng gỗ; đồng thời không ép giá khi có thiên tai, rủi ro ảnh hưởng đến rừng FSC.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, phải phát triển nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong nước, đáp ứng tối thiểu 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, tiến tới thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nâng thị phần thương mại đồ gỗ thế giới của Việt Nam từ 6% hiện nay lên khoảng 10% vào năm 2025.
Theo H.V/Báo Tin tức
06:07 21/04/2025
Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.
07:21 18/04/2025
(HG) - Nhằm tăng cường công tác quản lý thị trường, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm sữa lưu thông trên thị trường, sáng ngày 17-4,
08:24 17/04/2025
Dù đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Hậu Giang vẫn gặp khó khi xây dựng thương hiệu và đầu tư máy móc. Trước thực tế đó, tỉnh đã từng bước triển khai các chính sách hỗ trợ thiết thực, tạo lực đẩy cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
06:10 14/04/2025
Những tháng đầu năm, thành phố Vị Thanh đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và phát triển đô thị.
06:06 10/04/2025
Nắng nóng những ngày qua khiến nhu cầu về các loại nước uống, thực phẩm giải nhiệt, đặc biệt là các loại trái cây tăng cao.
05:49 04/04/2025
Bên cạnh việc chủ động bảo dưỡng thì công tác lên phương án, tập huấn, phát hiện, xử lý sự cố tại các địa phương luôn được ngành điện thực hiện hiệu quả nhằm đảm bảo cung cấp điện cho người dân trong mùa khô, hạn hán, xâm nhập mặn và mùa mưa bão.
08:08 02/04/2025
(HG) - UBND tỉnh cho biết, đến tháng 3-2025, về phát triển doanh nghiệp trong tháng, có 115 hồ sơ đăng ký mới với tổng số vốn 471,5 tỉ đồng; so với cùng kỳ tăng 121% số lượng doanh nghiệp đăng ký và tăng 75% số vốn. Lũy kế 3 tháng có 274 hồ sơ đăng ký thành lập mới với tổng số vốn 1.129 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 44% số doanh nghiệp, tăng 50% số vốn. Đến nay có 4.632 doanh nghiệp còn hoạt động, tổng vốn 73.561 tỉ đồng.
07:26 01/04/2025
Những năm gần đây, tình trạng hàng giả, hàng nhái, quảng cáo sai sự thật và các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng ngày càng tinh vi, gây không ít khó khăn cho người dân.
07:18 21/03/2025
(HG) - Tỉnh ủy Hậu Giang vừa có quyết định thành lập các Tổ công tác đôn đốc, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
07:16 21/03/2025
(HG) - Sở Công thương tỉnh Hậu Giang cho biết, nhằm triển khai thực hiện hiệu quả nội dung hỗ trợ tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2025, Sở Công thương đã thông báo đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đăng ký, đề xuất hỗ trợ gửi về Sở Công thương trước ngày 28-3-2025.
08:33 22/04/2025
(HG) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo những ngày cuối tháng 4, khu vực Nam bộ đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng.
08:32 22/04/2025
(HG) - Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động của quý I, triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025.
08:31 22/04/2025
(HG) - Với thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hậu Giang là 1 trong 22 tập thể của cả nước vinh dự được Ban Chấp hành Trung ương Đoàn tặng bằng khen.
08:30 22/04/2025
(HG) - HĐND tỉnh sẽ tổ chức Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề) vào sáng ngày 25-4, để thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính thuộc thẩm quyền.