Thứ Năm, ngày 22/11/2018 | 16:09
Doanh thu tăng cao so với kế hoạch và đơn hàng dồi dào nhờ tận dụng tốt các hiệp định thương mại, dự kiến, cả năm 2018 ngành dệt may xuất khẩu đạt 35 tỷ USD, bỏ xa con số hơn 31 tỷ USD trong năm 2017. Đây là tin vui cũng là động lực đưa ngành dệt may về đích sớm năm nay.
Sẵn sàng đơn hàng năm 2019
Ghi nhận thực tế tại khu vực TPHCM vào thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiêp (DN) dệt may đang gấp rút hoàn thành các đơn hàng đã ký trong năm 2018 để kịp giao đúng tiến độ cho đối tác khi thời gian chỉ còn lại không còn nhiều. Các DN cũng đang bận rộn đàm phán, ký kết xong đơn hàng cho 6 tháng, thậm chí cả năm 2019.
“Hoạt động kinh doanh, xuất khẩu dệt may của các DN trong năm 2018 rất tích cực. Các DN đang gấp rút hoàn thành những đơn hàng đã ký, đồng thời ký kết các đơn hàng mới cho năm tới. Đây là tín hiệu vui, cho thấy họ đã thích ứng tốt với sự biến động của kinh tế thị trường cũng như hướng tới phát triển bền vững ngành này”, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM (Agteck) Phạm Xuân Hồng phấn khởi nói.
May sản phẩm tại Công ty May Phương Đông. Ảnh: Cao Thăng
Tại Công ty TNHH May mặc Thành Đạt (đường Lê Văn Khương, quận 12, TPHCM), không khí lao động trong những ngày này hết sức khẩn trương. Hơn 200 công nhân miệt mài làm việc, hàng hóa chất thành đống cao vượt đầu người.
“So với những năm trước, năm nay đơn hàng của công ty về nhiều hơn nhờ khách hàng mới tăng lên và khách hàng cũ quay lại. Do vậy, công ty đã mở rộng đầu tư thêm một xưởng mới tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc để đảm bảo thực hiện các đơn hàng đã ký kết cho năm 2019. Đơn hàng dồi dào nhưng những khách hàng như Mỹ, châu Âu… rất khó tính, nên DN phải có kinh nghiệm, đảm bảo chất lượng, tiến độ giao hàng thì mới chinh phục được họ. Đây cũng là lý do vì sao thời gian gần đây ngành dệt may có nhiều DN ăn nên làm ra nhưng cũng có DN phải đóng cửa”, đại diện Công ty TNHH May mặc Thành Đạt chia sẻ.
Tương tự, đại diện Tổng công ty May 28 cũng cho biết, dự kiến doanh thu cả năm 2018 đạt 110% so với kế hoạch năm và tăng 120% so với thực hiện cùng kỳ 2017. Hiện lượng đơn hàng của nhiều đơn vị, công ty con của DN đã đàm phán và ký xong đơn hàng cho 6 tháng đầu năm, thậm chí cả năm 2019.
Hay tại Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (GMC), cũng đang hoạt động hết công suất, không nhận thêm đơn hàng mới. “Có khách hàng truyền thống của GMC muốn gia tăng đơn hàng khoảng 20% nhưng GMC cũng phải cân nhắc, bởi câu chuyện còn nằm ở nhà xưởng, nhân công và tay nghề”, đại diện GMC cho hay.
Dự kiến năm 2018, doanh số kế hoạch của GMC là 1.900 tỷ đồng. Theo giải thích của GMC về việc từ chối nhận thêm đơn hàng, là bởi nếu chỉ đầu tư máy móc thì rất dễ, nhưng dệt may là ngành thâm dụng lao động. Nếu đơn hàng gia tăng, trước mắt, DN sẽ phải cạnh tranh về thu hút lao động, đẩy chi phí tăng lên, nên DN chưa dám mạo hiểm.
Thích ứng với công nghiệp 4.0
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), với tín hiệu thị trường như hiện nay, ngành dệt may có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 35 tỷ USD vào cuối năm nay (năm 2017 đạt trên 31 tỷ USD).
Còn các chuyên gia trong ngành đưa ra nhận định, sản xuất lẫn xuất khẩu dệt may của DN trong nước trong năm 2019 sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, vì Việt Nam đang trở thành trung tâm xuất khẩu dệt may của thế giới.
Dệt tại Công ty dệt Sài Gòn. Ảnh: CAO THĂNG
Các thương hiệu lớn đang đổ đơn hàng về Việt Nam nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan mà Việt Nam đang và sẽ được hưởng theo các hiệp định thương mại. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng hấp dẫn hơn đối với các khách hàng nhờ năng lực cạnh tranh (như chất lượng, giá cả, dịch vụ rất cải thiện so với Trung Quốc) và tiềm năng hoàn chỉnh chuỗi cung ứng dệt may (do dòng vốn đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm và nguyên phụ liệu đang tăng lên).
Mặc dù khá thuận lợi khi đơn hàng dồi dào, nhưng các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo về thách thức đối với ngành dệt may trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đó là việc chuyển từ sản xuất gia công (CMT) sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB), sản xuất theo thiết kế và thương hiệu riêng (ODM và OBM) với mong muốn mang lại giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng có tác động lớn đến ngành dệt may, buộc phải thay đổi và đầu tư mạnh mẽ hơn cho thiết bị cũng như nhân sự.
Theo chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh, hiện nay hàng dệt may của Việt Nam vẫn đang gặp sự cạnh tranh gay gắt từ Bangladesh, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Myanmar. Do vậy, các DN cần nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh được cơ hội, đứng vững trong thị trường đầy biến động.
Ngoài ra, còn có rủi ro phía Mỹ sẽ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu của sản phẩm may mặc nhập khẩu từ các quốc gia khác và áp thuế bổ sung nếu sản phẩm may mặc từ quốc gia đó có nguồn gốc nguyên liệu từ Trung Quốc.
Hàng may mặc Việt Nam sẽ là đối tượng được đưa vào tầm ngắm soát xét nhiều nhất, vì Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc. Do đó, ngay từ bây giờ, các DN nên tăng cường chuyển hướng sử dụng nguyên liệu từ nguồn trong nước và các nước khác, thay vì chủ yếu dựa vào nguồn từ Trung Quốc.
Bên cạnh tín hiệu lạc quan từ thị trường, các DN trong ngành dệt may cũng đã có những chiến lược riêng để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cũng như doanh thu nội địa trong năm 2019. Đơn cử, Tổng công ty Phong Phú vừa đầu tư hàng tỷ đồng để mở 2 phòng trưng bày rộng hơn 1.200m2, nhằm giới thiệu sản phẩm khăn bông và các sản phẩm jeans cao cấp. Còn Công ty Sợi Thế Kỷ (STK), dự kiến cả năm 2018 doanh thu bán hàng đạt khoảng 2.354 tỷ đồng. Năm 2019, song song với gia tăng xuất khẩu, STK dự kiến sẽ bán nhiều hơn ở thị trường nội địa, góp phần thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam. |
09:01 25/11/2024
(HG) - Sở Công thương tỉnh vừa có văn bản hưởng ứng “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024”. Theo đó, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia diễn ra từ ngày 25-11 đến ngày 1-12. Trong đó, 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 diễn ra từ 0 giờ ngày 29-11 đến 12 giờ ngày 1-12. Đối tượng tham gia là tất cả các tổ chức, thương nhân theo quy định của pháp luật. Hạn mức tối đa về giá trị và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%.
08:14 20/11/2024
Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), Liên minh HTX tỉnh đã và đang tăng cường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng.
17:36 19/11/2024
(HG) - Cận kề Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, thị trường hoa và quà tặng tại Hậu Giang đa dạng về mẫu mã và giá cả.
06:31 18/11/2024
Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố Vị Thanh ngày càng phát triển về số lượng, đa dạng về sản phẩm, đáp ứng các quy chuẩn, an toàn thực phẩm và có thương hiệu trên thị trường.
15:07 14/11/2024
(HGO) - Với mục tiêu đến ngày 15-12-2024 sẽ hoàn thành 100% công tơ điện tử bán điện khách hàng trong tỉnh, Điện lực Phụng Hiệp đã ra quân lắp đặt công tơ điện tử cho người dân, với tổng số khoảng 25.000 công tơ điện tử. Sau khi hoàn tất lắp đặt tại huyện Phụng Hiệp, sẽ tiến hành lắp đặt tiếp tục tại thành phố Ngã Bảy, với tổng số hơn 10.300 công tơ điện tử và
09:53 13/11/2024
(HG) - Chiều ngày 12-11, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã đến thăm, làm việc với lãnh đạo Nhà máy Điện rác Hòa An, huyện Phụng Hiệp. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành và UBND huyện Phụng Hiệp.
07:18 12/11/2024
Nhạy bén nắm bắt thị hiếu cùng tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, nhiều doanh nghiệp đã và đang kinh doanh những sản phẩm xanh, thân thiện, từng bước chinh phục thị trường khó tính.
08:02 07/11/2024
(HG) - Năm 2024, Tổng Công ty Điện lực miền Nam tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh 5 công trình lưới điện 110kV với tổng mức đầu tư 572,89 tỉ đồng. Trong đó, bao gồm 4 công trình chuyển tiếp từ năm 2023 và 1 công trình mới (nâng công suất trạm 110kV Phụng Hiệp từ 2x25MVA lên 2x40MVA). Với khối lượng đầu tư bao gồm: Đường dây 110kV xây dựng mới 68,45km; đường dây 110kV cải tạo 65,8km; trạm biến áp 120MVA (gồm trạm Tân Phú Thạnh và trạm Phụng Hiệp).
08:52 06/11/2024
(HG) - Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả đạt được lợi nhuận cao, hạn chế tối đa những tác động bất lợi cũng như nắm bắt cơ hội mà Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại; đồng thời góp phần tăng trưởng GDP của tỉnh,
07:53 05/11/2024
(HG) - Dự tính 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 10,8% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 267 doanh nghiệp và trên 4.212 cơ sở cá thể sản xuất công nghiệp đang hoạt động sản xuất trong ngành này,
09:24 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
09:24 25/11/2024
Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.
09:23 25/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
09:22 25/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.