Thứ Tư, ngày 27/02/2019 | 07:07
Thời gian qua, Hậu Giang đã đẩy mạnh phát triển các mặt hàng nông sản có thế mạnh, đặc biệt là đã gắn kết được với các nhà chế biến để đưa mặt hàng nông sản của tỉnh vươn xa.
Khóm Cầu Đúc - đặc sản của Hậu Giang luôn được tỉnh quan tâm xây dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ.
Tạo dựng mối liên kết
Theo Sở Công thương Hậu Giang, với nhiều lợi thế về phát triển kinh tế nông nghiệp, hiện nay tỉnh đang xây dựng thương hiệu giá trị sản phẩm nông sản chủ lực địa phương gồm: bưởi Châu Thành, cam sành Ngã Bảy và cá tra. Hiện tại, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt đang được các doanh nghiệp thu mua để chế biến xuất khẩu vào những thị trường khó tính, nhất là thị trường EU, Mỹ, Nhật, đồng thời nâng cao uy tín của trái cây Hậu Giang. Đối với thị trường trong nước, các sản phẩm có thế mạnh, đặc sản của tỉnh như: khóm Cầu Đúc, chanh không hạt, xoài cát Hậu Giang, chả cá thát lát tẩm gia vị… thông qua các hoạt động kết nối cung - cầu đã có mặt tại các chợ đầu mối, nhiều siêu thị, kênh phân phối trên cả nước.
Ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Sở Công thương tỉnh, cho biết qua công tác trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước, xác định tiềm năng, thế mạnh, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của mỗi địa phương, tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp liên kết đầu tư phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng thương mại, tiêu thụ hàng hóa. Qua đó, cũng đã thu hút được nhiều nhà đầu tư đến tỉnh Hậu Giang liên kết phát triển sản xuất kinh doanh; đầu tư nhà máy, mở rộng chuồng trại, ứng vốn cho nông dân trồng trọt, chăn nuôi; liên kết hỗ trợ các HTX nuôi trồng; đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối. Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác ngày càng thiết thực giữa doanh nghiệp các tỉnh, thành, Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp và tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối, mở rộng thị trường bán lẻ, thúc đẩy phát triển kênh phân phối hiện đại. Đến nay, hệ thống phân phối trên địa bàn tỉnh có 6 siêu thị, 1 trung tâm thương mại, 72 chợ truyền thống và nhiều cửa hàng tiện lợi. Việc phát triển mạng lưới phân phối thời gian qua đã giúp doanh nghiệp các tỉnh, thành gắn kết và hợp tác hiệu quả; đẩy mạnh gắn kết từ thu mua, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết lao động đến việc thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường tại địa phương.
Thời gian qua, tỉnh cũng đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản nhằm thực hiện chủ trương khuyến khích sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi gắn với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện quy trình VietGAP, GlobalGAP. Qua đó, quảng bá, giới thiệu được các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: lúa gạo, mía đường, cây ăn trái, rau an toàn, các sản phẩm thủy sản, sản phẩm làng nghề… Đặc biệt, vừa qua tỉnh đã tổ chức được hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản, qua đó thực hiện ký kết các hợp đồng, bản ghi nhớ giữa các địa phương, doanh nghiệp, HTX, hộ dân tham gia chuỗi kết nối cung - cầu hàng hóa. Từ đó, tạo cầu nối giữa các nhà sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của các địa phương, đồng thời thực hiện tốt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Sự gắn kết chặt chẽ này cũng đem lại những lợi ích cho người tiêu dùng, bởi tất cả sản phẩm được phân phối ra thị trường đều dễ dàng truy xuất nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt được đưa tới tay người tiêu dùng, tạo thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp Thạnh Phước, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, cho hay mỗi ngày HTX xuất bán ra thị trường từ 7-10 tấn chanh không hạt. Mặc dù đôi lúc giá chanh có sụt giảm còn 7.000-8.000 đồng/kg nhưng lượng tiêu thụ vẫn không giảm. HTX có hàng chục héc-ta trồng chanh không hạt đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và đã được ký hợp đồng tiêu thụ. Ngoài ra, HTX cũng hợp tác thu mua chanh không hạt của người dân để cung ứng cho thị trường. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu chanh không hạt rất lớn, nhiều lúc HTX không đủ hàng cung cấp cho doanh nghiệp.
Tăng cường công tác quảng bá
Điều dễ nhận thấy là các năm qua tỉnh Hậu Giang đã thực hiện được nhiều kênh kết nối nhằm tạo điều kiện cho cơ sở, doanh nghiệp, HTX của tỉnh ký kết với đối tác tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh, thành trong nước. Cụ thể là thực hiện chuyến khảo sát, tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại các chợ đầu mối ở Thành phố Hồ Chí Minh và trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản của Hậu Giang tại Hội nghị kết nối Doanh nghiệp miền Đông - Tây Nam bộ do Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Tổ chức Đoàn giao thương, xúc tiến thương mại giữa tỉnh Hậu Giang với các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, tạo cầu nối gặp gỡ giữa doanh nghiệp Hậu Giang với doanh nghiệp các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang với chuỗi hoạt động: Hội chợ triển lãm thành tựu Công - Nông nghiệp và Thương mại Hậu Giang, Hội thảo thúc đẩy liên kết phát triển chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao theo hướng bền vững tỉnh Hậu Giang và Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề “Hậu Giang - Tiềm năng đầu tư và phát triển”. Bên cạnh đó, cũng quy hoạch sản xuất nông thủy sản, trái cây, rau quả, cung ứng đúng yêu cầu thị trường, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn. Tạo cầu nối với hệ thống phân phối hiện đại, các chợ đầu mối tham gia thu mua tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đối với sản phẩm nông sản của tỉnh.
Ông Phạm Tiến Hoài, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tiến Thịnh, cho biết: Ngay từ khi triển khai đề án xây dựng Nhà máy Chế biến nông sản xuất khẩu tại huyện Phụng Hiệp, công ty đã tiến hành song song những dự án liên kết với các tổ chức nông dân để phát triển vùng nguyên liệu bền vững cung cấp cho hoạt động của nhà máy. Đó là những loại trái cây phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu trong vùng Tây sông Hậu như trái mãng cầu gai, trái tắc, trái chanh, trái nhàu, chuối, khóm, thanh long… đã được công ty thu mua chế biến và gửi đi tham gia ở các hội chợ quốc tế như Sial-Paris (Pháp), Fancy Food Show-New York (Hoa Kỳ), Thượng Hải (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc). Qua đó, công ty đã xác định được vị thế của mình, những ưu và nhược điểm để định hướng các sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực nước ép trái cây như: nước ép mãng cầu gai, thanh long, chanh dây, trái tắc, trái chanh, trái nhàu…
Ông Hoài cho biết, để đạt mục tiêu làm cầu nối giữa nông dân Việt Nam nói chung và nông dân tỉnh Hậu Giang nói riêng với thị trường quốc tế, công ty có chủ trương liên kết chặt chẽ với các tổ chức nông dân hình thành vùng nguyên liệu ổn định về số lượng và chất lượng đảm bảo các hợp đồng cung cấp cho khách hàng nước ngoài. Trong quá trình vừa tìm kiếm thị trường vừa phát triển vùng nguyên liệu, công ty đã được các ban, ngành, địa phương hỗ trợ tích cực để gắn kết với các tổ chức nông dân, các HTX, ký kết thu mua bao tiêu sản phẩm với giá cả thích hợp, có sức cạnh tranh và có lợi ích cho người trồng và doanh nghiệp. Đây là sự gắn kết ổn định trên tinh thần hai bên cùng có lợi, cùng nhắm đến thị trường quốc tế trong tình hình giá cả nông sản, trái cây trong nước rất bấp bênh ảnh hưởng không nhỏ đến bà con nông dân. Hiện nay, nước ép mãng cầu từ nguồn nguyên liệu của HTX Hòa Mỹ (Phụng Hiệp) đã có mặt trên nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore… và đang được sự quan tâm của khách hàng.
Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương Lê Hoàng Tài cho rằng: Nông sản, trái cây là một trong những ngành hàng có tiềm năng to lớn của Việt Nam. Hiện, nhiều sản phẩm nông sản, trái cây của Việt Nam vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa xuất khẩu được sang nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, đây là một trong những ngành hàng mà Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) luôn ưu tiên tập trung hỗ trợ trong các hoạt động XTTM. Cục XTTM sẵn sàng hỗ trợ các địa phương kết nối cung cầu với các doanh nghiệp thương mại, các nhà phân phối trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, địa phương nên xây dựng chương trình kết nối sản phẩm với các nhà phân phối, các nhà xuất khẩu để có sự hỗ trợ lẫn nhau đáp ứng yêu cầu thị trường, yêu cầu tiêu dùng… Cục XTTM sẵn sàng phối hợp với Hậu Giang xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm chủ lực của địa phương, tăng cường sự nhận biết về sản phẩm đối với người tiêu dùng, hỗ trợ nhà phân phối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên thị trường…
Bài, ảnh: HOÀI THU
08:14 20/11/2024
Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), Liên minh HTX tỉnh đã và đang tăng cường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng.
17:36 19/11/2024
(HG) - Cận kề Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, thị trường hoa và quà tặng tại Hậu Giang đa dạng về mẫu mã và giá cả.
06:31 18/11/2024
Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố Vị Thanh ngày càng phát triển về số lượng, đa dạng về sản phẩm, đáp ứng các quy chuẩn, an toàn thực phẩm và có thương hiệu trên thị trường.
15:07 14/11/2024
(HGO) - Với mục tiêu đến ngày 15-12-2024 sẽ hoàn thành 100% công tơ điện tử bán điện khách hàng trong tỉnh, Điện lực Phụng Hiệp đã ra quân lắp đặt công tơ điện tử cho người dân, với tổng số khoảng 25.000 công tơ điện tử. Sau khi hoàn tất lắp đặt tại huyện Phụng Hiệp, sẽ tiến hành lắp đặt tiếp tục tại thành phố Ngã Bảy, với tổng số hơn 10.300 công tơ điện tử và
09:53 13/11/2024
(HG) - Chiều ngày 12-11, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã đến thăm, làm việc với lãnh đạo Nhà máy Điện rác Hòa An, huyện Phụng Hiệp. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành và UBND huyện Phụng Hiệp.
07:18 12/11/2024
Nhạy bén nắm bắt thị hiếu cùng tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, nhiều doanh nghiệp đã và đang kinh doanh những sản phẩm xanh, thân thiện, từng bước chinh phục thị trường khó tính.
08:02 07/11/2024
(HG) - Năm 2024, Tổng Công ty Điện lực miền Nam tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh 5 công trình lưới điện 110kV với tổng mức đầu tư 572,89 tỉ đồng. Trong đó, bao gồm 4 công trình chuyển tiếp từ năm 2023 và 1 công trình mới (nâng công suất trạm 110kV Phụng Hiệp từ 2x25MVA lên 2x40MVA). Với khối lượng đầu tư bao gồm: Đường dây 110kV xây dựng mới 68,45km; đường dây 110kV cải tạo 65,8km; trạm biến áp 120MVA (gồm trạm Tân Phú Thạnh và trạm Phụng Hiệp).
08:52 06/11/2024
(HG) - Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả đạt được lợi nhuận cao, hạn chế tối đa những tác động bất lợi cũng như nắm bắt cơ hội mà Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại; đồng thời góp phần tăng trưởng GDP của tỉnh,
07:53 05/11/2024
(HG) - Dự tính 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 10,8% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 267 doanh nghiệp và trên 4.212 cơ sở cá thể sản xuất công nghiệp đang hoạt động sản xuất trong ngành này,
07:06 01/11/2024
Gần đây, Công ty Điện lực Hậu Giang liên tục nhận được phản ánh của một số khách hàng về việc bị quấy rối bởi cuộc gọi từ số lạ tự xưng là nhân viên điện lực để lừa đảo, làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điện.
08:50 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
08:21 25/11/2024
Huyện Vị Thủy đã có kết quả sơ bộ công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm. Kết quả này sẽ làm cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo trong năm 2025.
08:18 25/11/2024
Mạng lưới truyền thông của ngành y tế đang đồng loạt triển khai các cuộc nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm cho người dân tại cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức và sự quan tâm của các gia đình về sử dụng thực phẩm an toàn, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
08:18 25/11/2024
Huyện Phụng Hiệp đã và đang đẩy mạnh đào tạo nghề góp phần giúp hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, thu nhập ổn định. Đây là yếu tố quan trọng để người dân thoát nghèo bền vững.