Thứ Năm, ngày 09/01/2025 | 07:56
Tăng cường bình ổn thị trường hàng hóa tết.MP3
Ngành công thương, các địa phương cùng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện dự trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, đặc biệt là ổn định được giá cả trong thời điểm mua sắm tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán.
Các đơn vị đã chuẩn bị sẵn sàng lượng hàng hóa cho thị trường tết.
Thị trường hàng hóa dồi dào
Theo Sở Công thương Hậu Giang, nhằm đảm bảo nguồn cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng thiết yếu, hàng hóa có nhu cầu cao phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán, đơn vị đã phối hợp các sở, ngành, các địa phương cùng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Việc làm này nhằm góp phần đảm bảo nguồn cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, trong bối cảnh tình hình thị trường thế giới diễn biến khó lường, tình hình trong nước bị ảnh hưởng, giá mặt hàng hóa năng lượng như xăng dầu, lương thực, thực phẩm… có xu hướng tăng, những nguy cơ tiềm ẩn từ dịch bệnh, thiên tai, bão lụt gây ra làm ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa luôn biến động.
Bên cạnh đó, cũng nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa chất lượng, giá cả hợp lý, đảm bảo nguồn cung ứng và phân phối hàng hóa đảm bảo đầy đủ, góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Khuyến khích đẩy mạnh đầu tư, phát triển, đa dạng hóa mạng lưới phân phối từ tỉnh đến địa phương nhằm đảm bảo hàng hóa trong Chương trình đến tay người dân một cách trực tiếp, thuận lợi, nhanh chóng, đặc biệt là tại các huyện, thị xã, thành phố nơi có khu công nghiệp và tại các chợ trên địa bàn tỉnh.
Để thực hiện tốt công tác quản lý bình ổn giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu nhất là dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công thương đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và 11 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng Kế hoạch dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, gồm các nhóm hàng hóa thực phẩm và tiêu dùng thiết yếu bình ổn thị trường, với nhiều mặt hàng như: gạo, mì ăn liền, lương khô, nước uống đóng chai, đường, dầu ăn, muối, nước mắm, nước tương, bột ngọt, cá các loại, thịt các loại (thịt heo, gà, vịt), rau, củ, quả, giấy vệ sinh, bánh, mứt, kẹo, nước giải khát... Ngoài ra, còn có các mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
Theo tổng hợp của Sở Công thương thì tổng giá trị hàng hóa tham gia Kế hoạch thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh là trên 981 tỉ đồng. Trong đó, giá trị dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường của 8 huyện, thị xã, thành phố trên 529 tỉ đồng. Giá trị dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện trên 452 tỉ đồng; trong đó các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng lương thực thực phẩm (siêu thị, cửa hàng bách hóa xanh, doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng khác…) trên 61 tỉ đồng, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên 391 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Hữu Ái, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh, cho biết: Giá bán hàng hóa bình ổn thị trường do doanh nghiệp tham gia chương trình xây dựng và thực hiện đăng ký với Sở Công thương, Sở Tài chính theo nguyên tắc xác định đầy đủ, chính xác cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá và phải thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng và cùng thời điểm ít nhất là 5% (trừ giá xăng, dầu, LPG phải bán theo giá công bố của liên Bộ Công thương - Tài chính).
Trường hợp thị trường biến động tăng hoặc giảm đối với giá nguyên vật liệu đầu vào làm ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành sản xuất, đơn vị thực hiện điều chỉnh giá bán bình ổn như sau: Trường hợp giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào biến động tăng cao hơn 5% so với thời điểm đơn vị đăng ký giá bán bình ổn (trong thời gian 15 ngày) thì doanh nghiệp thực hiện đăng ký lại giá bán bình ổn và phải được Sở Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản mới được điều chỉnh tăng giá bán. Trường hợp giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào biến động giảm từ 5% thì các doanh nghiệp phải đăng ký điều chỉnh giảm giá bán tương ứng. Các doanh nghiệp tự chủ động điều chỉnh giảm giá bán và gửi thông báo về Sở Tài chính, Sở Công thương theo dõi. Trong trường hợp thị trường giảm giá chưa đến 5%, các đơn vị chủ động thực hiện các chương trình khuyến mãi phù hợp với tình hình thực tế và gửi thông báo về Sở Công thương, Sở Tài chính. Giá thị trường là giá do Sở Tài chính công bố tại từng thời điểm. Trường hợp thị trường biến động do có hiện tượng nâng giá gây khan hiếm giả tạo, doanh nghiệp tham gia chương trình phải chấp hành việc cung ứng lượng hàng hóa có khả năng điều tiết thị trường theo sự điều phối của Sở Công thương. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn nguyên liệu, sản xuất, dự trữ hàng hóa đầy đủ, ổn định để cung ứng và giữ ổn định giá bán trong thời gian tham gia chương trình. Các hệ thống phân phối khi tham gia chương trình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia chương trình cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường vào hệ thống với mức chiết khấu ưu đãi, thực hiện việc chia sẻ chiết khấu và các chi phi khác khi có biến động giá nhằm ổn định thị trường.
Hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng bách hóa khá dồi dào để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Chủ động từ các đơn vị
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thì đơn vị sẽ theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt heo và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác cho thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán. Chủ động, giới thiệu các doanh nghiệp, các tổ chức chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp có nguồn hàng đảm bảo chất lượng tham gia bình ổn thị trường; tham gia cung ứng hoặc cung ứng hàng hóa vào hệ thống phân phối bình ổn thị trường của doanh nghiệp; xác định khối lượng, cơ cấu hàng hóa bình ổn giá trong lĩnh vực nông nghiệp quản lý chủ động nguồn hàng, cung ứng hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán.
Chợ Vị Thanh là chợ trung tâm lớn nhất tỉnh nên ngành chức năng thành phố Vị Thanh sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có thể tăng cao hoặc có biến động tăng giá cao trong thời gian qua trên địa bàn quản lý để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cấp có thẩm quyền biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh cũng đã chủ động có phương án dự trữ hàng hóa đảm bảo đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Các doanh nghiệp cho biết luôn tích cực tham gia chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường tại địa phương, các hoạt động trong chương trình kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh mạng lưới phân phối hàng hóa, nhất là các khu vực nông thôn, đảm bảo cung ứng tốt các hàng hóa bình ổn nói chung và hàng Việt nói riêng cho người dân được tiếp cận hàng hóa đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý.
Trong Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh yêu cầu các đơn vị liên quan chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với Đội Quản lý thị trường trên địa bàn tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh, mua bán tại chợ; điều kiện phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm trên địa bàn. Tăng cường các giải pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm tốt công tác an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên người. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống thiên tai, các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, cây trồng... Làm tốt công tác quản lý thị trường, ổn định giá cả, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm mọi hành vi gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, tích trữ, đẩy giá hàng hóa tăng cao bất thường để thu lợi bất chính. Bảo đảm cung cấp điện, nước phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, quản lý tốt hoạt động vận tải đường bộ, các bến xe khách, các bến phà đáp ứng nhu cầu đi lại an toàn, vận chuyển hàng hóa phục vụ tết...
HOÀI THU
07:56 30/06/2025
Với vị trí đắc địa nằm trên trục đường chính, giao thông thuận lợi và được nhiều người dân địa phương biết đến, điểm bán sản phẩm OCOP tại HTX Kỳ Như (huyện Phụng Hiệp) hứa hẹn sẽ trở thành nơi quảng bá, giới thiệu và phân phối hiệu quả các đặc sản địa phương đến tay người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
07:42 28/06/2025
(HGO) - Sáng ngày 28-6, Sở Công thương tỉnh tổ chức Lễ bàn giao Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại Cửa hàng nông sản OCOP Thuận Phát, đường Lê Quí Đôn, phường III, thành phố Vị Thanh.
11:19 27/06/2025
(HGO) - Công ty Điện lực Hậu Giang cho biết, tỉnh được cấp điện chính từ hệ thống điện quốc gia qua các trạm biến áp 220kV Cần Thơ 2, trạm biến áp 220kV Châu Thành 2, trạm biến áp 220kV Rạch Giá 2, trạm biến áp 220kV Cà Mau 2. Lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh có 6 trạm biến áp với tổng công suất 440MVA. Mức mang tải của lưới điện 110kV trung bình là 61%.
06:24 24/06/2025
(HG) - Công ty Điện lực Hậu Giang cho hay, công tác đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới lưới điện luôn được công ty quan tâm thực hiện nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của người dân, doanh nghiệp. Về công trình lưới điện phân phối, kế hoạch
05:40 23/06/2025
(HG) - Theo Sở Công thương tỉnh Hậu Giang, qua quá trình theo dõi và giám sát, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế, sử dụng, tồn trữ hóa chất hạn chế, đặc biệt
07:10 22/06/2025
(HG) - UBND thành phố Vị Thanh cho biết, thành phố hiện có 701 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất; trong đó có 1 doanh nghiệp Nhà nước, 24 doanh nghiệp tư nhân, 29 doanh nghiệp hỗn hợp, 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 643 hộ kinh doanh; giải quyết việc làm cho gần 9.880 lao động thành phố và các vùng lân cận, góp phần nâng giá trị sản xuất khu vực II (giá so sánh 2010) 6 tháng đầu năm được 1.676 tỉ đồng, đạt 47,6% kế hoạch năm và tăng 22,25% so cùng kỳ.
07:45 18/06/2025
Tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh kiểm tra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn, bước đầu đã có nhiều kết quả.
08:00 06/06/2025
Thời gian qua, các ngành, địa phương và lực lượng chức năng trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đạt được những kết quả quan trọng.
06:21 03/06/2025
(HG) - Theo quy hoạch tỉnh Hậu Giang tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1588/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2023, tổng số các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 là 10 cụm, với tổng diện tích 569,05ha.
05:10 03/06/2025
(HG) - Sở Tài chính tỉnh vừa cho biết, hiện sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất của Hậu Giang đã từng bước thâm nhập vào các hệ thống siêu thị
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...