Thứ Ba, ngày 02/06/2020 | 19:15
Từ đầu năm đến nay, diễn biến thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài gây bất lợi cho các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL; ngoài ra dịch Covid-19 cũng khiến cho xuất khẩu tôm bị ảnh hưởng dẫn đến kim ngạch sụt giảm. Trước những khó khăn trên, Bộ NN&PTNT và các ngành chức năng đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới...
Nông dân vùng ngoài đê bao ngăn mặn ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, nuôi tôm sú mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: H.THU
Nhiều bất lợi
Theo Bộ NN&PTNT, điều kiện nuôi tôm ở ĐBSCL những tháng đầu năm 2020 không thuận lợi bởi hạn, mặn gay gắt, cộng với xuất hiện một số cơn mưa trái mùa và biến động nhiệt độ ngày đêm khá cao làm ảnh hưởng nhiều vùng nuôi. Mặc dù các địa phương đã xây dựng phương án ứng phó, nhưng tốc độ thả nuôi tôm vẫn chậm. Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay các địa phương thả nuôi hơn 481.534ha tôm (bằng 84% so cùng kỳ); trong những ngày qua đã có hơn 15.950ha tôm bị thiệt hại, tăng gấp 3,3 lần so cùng kỳ. Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, để ứng phó với thời tiết cực đoan, ngành chuyên môn khuyến cáo người dân nuôi rải vụ, thả giống mật độ thưa, áp dụng các quy trình tiên tiến nhằm hạn chế rủi ro; các địa phương theo dõi chặt diễn biến thời tiết và thường xuyên quan trắc môi trường để thông tin kịp thời cho người nuôi biết, phòng ngừa…
Năm nay, người dân ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, thả nuôi hơn 80ha tôm sú ngoài vùng đê bao ngăn mặn. Hiện tại, nông dân thu tôm đạt trọng lượng khoảng 46 con/kg, thương lái vào tận vuông thu mua với giá 145.000 đồng/kg, người nuôi lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng/ha. Gia đình ông Nguyễn Văn Rạng, ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, cho hay với diện tích ruộng 3,5ha xung quanh nhà sau khi thu hoạch xong lúa Đông xuân thì cải tạo đất thả tôm giống. Do nằm ngoài đê bao, hàng năm bị mặn xâm nhập nên người dân vùng này đã thực hiện mô hình tôm - lúa. So với lần thả nuôi đầu tiên vào năm 2016, giờ đây bà con đã có nhiều kinh nghiệm và biết rõ quy trình kỹ thuật, tuy nhiên vì thời tiết bất lợi nên người nuôi vụ này cũng tốn nhiều chi phí.
Cùng với việc thả nuôi trở ngại thì xuất khẩu tôm cũng lắm gian nan. Tổng cục Thủy sản cho hay, tính đến cuối tháng 3-2020, xuất khẩu tôm của cả nước chỉ đạt 591 triệu USD, giảm 4,3% so cùng kỳ 2019. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nước trên thế giới gây ảnh hưởng. Các doanh nghiệp xuất khẩu nhìn nhận, việc tiêu thụ tôm trong quý I/2020 ở thị trường Trung Quốc sụt giảm do tác động Covid-19. Cụ thể, từ Tết Nguyên đán 2020 việc giao thương với Trung Quốc bằng đường bộ bị đóng cửa. Đối với giao thương bằng đường chính ngạch và đường biển xảy ra tình trạng đơn hàng bị chậm, lùi thời gian xuất hàng… dẫn đến chi phí tăng do phát sinh lưu kho, tồn kho.
Bên cạnh đó, việc vận chuyển sản phẩm tôm ra thị trường quốc tế cũng bị xáo trộn; nhiều hãng tàu không nhận chuyển tải qua Trung Quốc, một số hãng ngưng cung cấp container đến Trung Quốc dẫn đến việc thay đổi nhà vận chuyển khác và bị ép giá, tăng chi phí… Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cho biết, thông thường hàng năm những khách hàng truyền thống ở châu Âu sang Việt
Khôi phục thị trường xuất khẩu
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, xuất khẩu tôm từ đầu năm đến nay chựng lại do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên theo dự báo sẽ phục hồi sau đó và tăng tốc vào thời điểm cuối năm 2020. VASEP phân tích, xuất khẩu tôm sang EU năm 2019 dù có giảm; song cần thấy rằng Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực vào tháng 6-2020, khi đó thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu vào EU được giảm từ mức thuế cơ bản 12-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực; thuế nhập khẩu tôm chế biến cũng về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Lợi thế là khu vực EU thu nhập đầu người cao, sản phẩm càng nhiều tiện ích càng được ưa chuộng, phân khúc thị trường rộng nên đủ để các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn hệ thống phân phối. Từ đó dự báo xuất khẩu tôm sang EU tới đây sẽ khả quan nhờ ưu đãi thuế quan và chúng ta có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với Ấn Độ, Thái Lan và
Chế biến tôm xuất khẩu ở Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang. Ảnh: H.THU
Đối với thị trường Mỹ, nhu cầu tiêu thụ tôm nuôi luôn cao và từ cuối năm 2019 các nhà nhập khẩu ở Mỹ mua tôm từ Việt Nam tích cực hơn. Tháng 8-2019, Bộ Thương mại Mỹ công bố kết quả cuối cùng POR 13 về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng thuế 0%; điều này tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm vào Mỹ. Thị trường Nhật Bản nhập khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam, dự báo xuất khẩu tôm sang đây trong năm 2020 dao động khoảng 620 triệu USD, tương đương 2019. Riêng thị trường Trung Quốc dù xuất khẩu tôm bị đình trệ trong những tháng đầu năm 2020, nhưng theo phân tích của các nhà chuyên môn thì sẽ tăng trở lại từ quý II trở đi; nhiều khả năng cả năm duy trì mức tăng trưởng 10%, đạt kim ngạch khoảng 600 triệu USD…
VASEP cho biết xuất khẩu tôm Việt Nam được dự báo có nhiều cơ hội hậu Covid-19 khi các đối thủ chính như tôm Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan bị đình trệ bởi lệnh phong tỏa quốc gia, đơn hàng dịch chuyển sang Việt Nam sẽ nhiều hơn. Hiệp định EVFTA sắp có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt cạnh tranh tốt hơn ở châu Âu, cùng với đó là thuế xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ thấp. Ông Chu Văn An, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang, cho biết những tháng đầu năm xuất khẩu gặp khó do dịch Covid-19, tuy nhiên khi dịch bệnh lắng dịu là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh tăng tốc. Hiện tại, Minh Phú vẫn duy trì hoạt động, chuẩn bị lượng hàng để đáp ứng nhu cầu khi các nước mở cửa nhập khẩu trở lại.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp thủy sản… từ đây đến cuối năm cần tập trung quyết liệt vào việc nuôi trồng đảm bảo tổng diện tích đạt khoảng 730.000ha tôm, sản lượng 830.000 tấn. Bên cạnh đó, khai thác tốt các thị trường xuất khẩu như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và chú ý thị trường mới như Nga, Ba Lan; đồng thời quan tâm tốt hơn việc tiêu thụ sản phẩm tôm ở nội địa… Dù có nhiều khó khăn, nhưng mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu tôm khoảng 3,5 tỉ USD năm 2020, tăng 2-3% so năm 2019.
Cục Thú y lưu ý, hiện nay các địa phương trong giai đoạn đầu vụ nuôi tôm nên diện tích tôm bị bệnh còn thấp. Tới đây khi vào chính vụ, diện tích nuôi tăng cao; trong khi đó các dịch bệnh nguy hiểm đã xảy ra ở một số nơi và mầm bệnh vẫn lưu hành rộng, nguy cơ gây thiệt hại cho người nuôi nhiều hơn. Đáng lo ngại là ở Trung Quốc xuất hiện bệnh mới do vi-rút DIV1 gây ra, bệnh có nguy cơ xâm nhập vào Việt
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, về lâu dài cần quy hoạch lại vùng sản xuất tôm hợp lý trong điều kiện thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu. Tăng cường ứng dụng công nghệ mới vào nuôi tôm, đảm bảo nguyên liệu sạch; đầu tư cho khâu giống tốt; đẩy mạnh chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với các hợp tác xã và người nuôi; khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học, nuôi hữu cơ, bền vững… Cơ bản không chú trọng vào tăng nhiều về diện tích, mà nên tập trung nâng chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng cho nhiều thị trường khó tính, mang về giá trị cao.
Theo Tổng cục Thống kê, tình trạng hạn, mặn từ đầu năm đã ảnh hưởng đến môi trường sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi, chi phí phát sinh thêm nhiều làm giảm diện tích nuôi. Tuy nhiên, sản lượng tôm thẻ chân trắng trong tháng qua tăng khá do ảnh hưởng dịch Covid-19 không có người thu mua nên các hộ nuôi cầm chừng, không thu hoạch ngay, tháng 5 mới tiến hành thu hoạch. Sản lượng tôm sú trong tháng qua ước đạt 25.600 tấn, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm thẻ chân trắng ước đạt 46.600 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ. |
H.TÂN - H.THU
07:56 30/06/2025
Với vị trí đắc địa nằm trên trục đường chính, giao thông thuận lợi và được nhiều người dân địa phương biết đến, điểm bán sản phẩm OCOP tại HTX Kỳ Như (huyện Phụng Hiệp) hứa hẹn sẽ trở thành nơi quảng bá, giới thiệu và phân phối hiệu quả các đặc sản địa phương đến tay người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
07:42 28/06/2025
(HGO) - Sáng ngày 28-6, Sở Công thương tỉnh tổ chức Lễ bàn giao Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại Cửa hàng nông sản OCOP Thuận Phát, đường Lê Quí Đôn, phường III, thành phố Vị Thanh.
11:19 27/06/2025
(HGO) - Công ty Điện lực Hậu Giang cho biết, tỉnh được cấp điện chính từ hệ thống điện quốc gia qua các trạm biến áp 220kV Cần Thơ 2, trạm biến áp 220kV Châu Thành 2, trạm biến áp 220kV Rạch Giá 2, trạm biến áp 220kV Cà Mau 2. Lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh có 6 trạm biến áp với tổng công suất 440MVA. Mức mang tải của lưới điện 110kV trung bình là 61%.
06:24 24/06/2025
(HG) - Công ty Điện lực Hậu Giang cho hay, công tác đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới lưới điện luôn được công ty quan tâm thực hiện nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của người dân, doanh nghiệp. Về công trình lưới điện phân phối, kế hoạch
05:40 23/06/2025
(HG) - Theo Sở Công thương tỉnh Hậu Giang, qua quá trình theo dõi và giám sát, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế, sử dụng, tồn trữ hóa chất hạn chế, đặc biệt
07:10 22/06/2025
(HG) - UBND thành phố Vị Thanh cho biết, thành phố hiện có 701 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất; trong đó có 1 doanh nghiệp Nhà nước, 24 doanh nghiệp tư nhân, 29 doanh nghiệp hỗn hợp, 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 643 hộ kinh doanh; giải quyết việc làm cho gần 9.880 lao động thành phố và các vùng lân cận, góp phần nâng giá trị sản xuất khu vực II (giá so sánh 2010) 6 tháng đầu năm được 1.676 tỉ đồng, đạt 47,6% kế hoạch năm và tăng 22,25% so cùng kỳ.
07:45 18/06/2025
Tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh kiểm tra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn, bước đầu đã có nhiều kết quả.
08:00 06/06/2025
Thời gian qua, các ngành, địa phương và lực lượng chức năng trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đạt được những kết quả quan trọng.
06:21 03/06/2025
(HG) - Theo quy hoạch tỉnh Hậu Giang tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1588/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2023, tổng số các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 là 10 cụm, với tổng diện tích 569,05ha.
05:10 03/06/2025
(HG) - Sở Tài chính tỉnh vừa cho biết, hiện sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất của Hậu Giang đã từng bước thâm nhập vào các hệ thống siêu thị
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...