Thúc đẩy tiêu thụ nông sản chủ lực

Chủ Nhật, ngày 12/07/2020 | 13:58

Truy xuất nguồn gốc mở ra nhiều cơ hội cho các cơ sở, doanh nghiệp và hợp tác xã xây dựng thương hiệu vững chắc và niềm tin với người tiêu dùng, từng bước tiến ra thị trường ngoài tỉnh và xa hơn là hướng đến xuất khẩu.

11 sản phẩm nông sản chủ lực tham gia đề án truy xuất nguồn gốc.

Hướng đi tất yếu

Giữa rất nhiều sản phẩm bày bán trên thị trường mỗi ngày, bên cạnh chất lượng, người tiêu dùng hiện đại ngày càng quan tâm đến bao bì, nhãn mác và nhiều thông tin liên quan để phân biệt với các mặt hàng trôi nổi, hàng giả, hàng nhái… Xa hơn nữa, yêu cầu thị trường xuất khẩu ngày càng cao, đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc. Hơn lúc nào hết, đã đến lúc các doanh nghiệp cần đầu tư nghiêm túc để hoàn thiện sản phẩm từ phẩm chất đến bao bì, nhãn mác cũng như các yêu cầu khác về truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị hàng hóa.

Tại Hậu Giang, truy xuất nguồn gốc còn khá mới đối với nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, nhất là ở quy mô vừa và nhỏ, các tổ hợp tác và hợp tác xã. UBND tỉnh đã giao cho Sở Công thương xây dựng đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh từ cuối năm 2019. Đề án là bước chủ động chuẩn bị cho doanh nghiệp “hành trang” cần thiết, tránh bị đào thải khỏi dòng phát triển của thị trường. Đề án đặt mục tiêu hỗ trợ 3 triệu tem (gồm 2 triệu tem dán và 1 triệu tem treo) cho các cơ sở, hợp tác xã.

Sau hơn 1 năm triển khai, 11 loại nông, thủy sản từ các hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã có tem khi xuất bán ra thị trường. Từ các loại sản phẩm tươi như quýt đường, mãng cầu, chanh không hạt, khóm Cầu Đúc, bưởi da xanh, xoài cát Bảy Ngàn đến các sản phẩm chế biến là trà mãng cầu, cá thát lát, kẹo đậu phộng, sữa dê. Loại tem do đề án hỗ trợ là tem dạng mã QR Code chỉ cần dùng thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, máy tính bảng để nhận diện nhanh và nắm thông tin liên quan về nguồn gốc, ngày sản xuất, lô sản xuất, hạn sử dụng cùng nhiều tiêu chuẩn an toàn và lưu ý khác.

Nhiều cơ sở, hợp tác xã đã chủ động nắm bắt, đăng ký tham gia tích cực ngay từ những ngày đầu dù nội dung hoàn toàn mới mẻ, mức độ áp dụng công nghệ cao và đòi hỏi phải học hỏi thêm nhiều kiến thức cũng như kỹ năng. Tổng cộng có 24.000 tem đã cấp được cơ sở áp dụng lên sản phẩm của mình. Tuy mới là bước đầu nhưng các cơ sở đều nhận thấy sự thuận lợi khi tiêu thụ, tiếp cận thị trường, nhất là các thị trường khó tính. Bà Nguyễn Thị Diễm Phượng, cơ sở Trà mãng cầu Diễm Phượng, cho biết: Cơ sở đã dán tem truy xuất nguồn gốc khoảng 3.000 sản phẩm thử nghiệm trong thời gian đầu và hiệu quả mang lại rất khả quan. Bởi thông qua đó, một số doanh nghiệp từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã chủ động tìm tới đặt hàng nhờ thông tin trên tem, dù cơ sở chưa giới thiệu hay quảng bá ở các thị trường trên. Điều này chứng tỏ niềm tin của đối tác tăng đáng kể.

Tương tự, bà Nguyễn Kim Thùy, Hợp tác xã nông nghiệp Kỳ Như cũng thông tin nhờ tem truy xuất nguồn gốc mà sự phục hồi tiêu thụ sản phẩm sau dịch Covid-19 của hợp tác xã tiến triển tốt. Không chỉ thị trường lâu năm mà mở ra các nơi mới. Sắp tới, cơ sở còn tăng cường sản xuất, thuê thêm lao động để hoàn thành kịp đơn hàng.

Đa dạng sản phẩm

Thực hiện đề án sớm so với yêu cầu nhưng theo ông Nguyễn Vũ Trường, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh thì trong quá trình thực hiện vẫn còn khó vì một số cơ sở, hợp tác xã còn hạn chế về trang thiết bị, thao tác cập nhật, quản lý thông tin ban đầu còn cập rập dù được cán bộ đề án theo sát hỗ trợ. Một số cơ sở chưa mạnh dạn tham gia do quy mô nhỏ và đầu ra sản phẩm chưa nhiều. Số lượng tem đăng ký còn khá ít so với tổng số tem được hỗ trợ (mới đạt 2,3%).

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở cũng cho rằng sản phẩm tem dán truy xuất nguồn gốc cần cải tiến phù hợp với từng sản phẩm cụ thể. Bà Đặng Thị Ngọc Đào, cơ sở chăn nuôi dê và chế biến sữa dê Ngọc Đào, ở huyện Châu Thành A, chia sẻ: Sản phẩm chế biến của cơ sở thường được bảo quản lạnh nên tem dán từng sản phẩm dễ bị tróc, rách. Nếu tiếp tục tham gia đề án, cơ sở mong muốn áp dụng loại tem in trực tiếp lên bao bì vừa tiết kiệm thời gian, nhân công lao động vừa hiệu quả khi vận chuyển và bày bán.

Các địa phương có sản phẩm tham gia đề án thì nhận định: Từ đầu thực hiện đơn vị đề án cần thông tin cho các cơ sở tham gia hiểu rõ về truy xuất nguồn gốc sản phẩm để áp dụng cho đúng chứ không chỉ là thông tin giới thiệu chung chung, cơ sở phải nắm chắc yêu cầu bắt buộc của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu. Cơ quan quản lý nhà nước cũng cần nghiên cứu và đưa ra các quy định, cơ chế giám sát rõ ràng và cụ thể để đảm bảo các cơ sở đều cung cấp thông tin chính xác.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng: Truy xuất nguồn gốc là hướng đi để các cơ sở sản xuất nông sản nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm kiếm đầu ra ổn định. Trong thời gian triển khai đề án, đơn vị thực hiện cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan và hỗ trợ cho các cơ sở, hợp tác xã. Với hiệu quả mang lại, sắp tới đề án cần được nhân rộng lên nhiều loại sản phẩm khác trong tỉnh, nhất là sản phẩm nông sản đã và đang xây dựng mã vùng trồng, sản phẩm sạch được chứng nhận. Bên cạnh đó, phải nghiên cứu các công nghệ mới để bắt kịp xu thế phát triển, tiết kiệm thời gian và công sức lao động cho cơ sở trong quá trình thực hiện đề án, cải tiến chất lượng và tăng số lượng tem dán. Đối với các cơ sở tham gia, cần thể hiện sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và giữ vững chất lượng sản phẩm, có như vậy mới góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Hậu Giang bền vững...

Bài, ảnh: THIÊN TRANG

Viết bình luận mới

Xem thêm

Đảm bảo cung cấp điện dịp lễ 30-4 và 1-5

06:07 21/04/2025

Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.

Kiểm tra hoạt động kinh doanh sữa

07:21 18/04/2025

(HG) - Nhằm tăng cường công tác quản lý thị trường, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm sữa lưu thông trên thị trường, sáng ngày 17-4,

Trợ lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

08:24 17/04/2025

Dù đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Hậu Giang vẫn gặp khó khi xây dựng thương hiệu và đầu tư máy móc. Trước thực tế đó, tỉnh đã từng bước triển khai các chính sách hỗ trợ thiết thực, tạo lực đẩy cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ và đô thị

06:10 14/04/2025

Những tháng đầu năm, thành phố Vị Thanh đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và phát triển đô thị.

Trái cây giải nhiệt hút hàng

06:06 10/04/2025

Nắng nóng những ngày qua khiến nhu cầu về các loại nước uống, thực phẩm giải nhiệt, đặc biệt là các loại trái cây tăng cao.

Đảm bảo cung cấp điện, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu

05:49 04/04/2025

Bên cạnh việc chủ động bảo dưỡng thì công tác lên phương án, tập huấn, phát hiện, xử lý sự cố tại các địa phương luôn được ngành điện thực hiện hiệu quả nhằm đảm bảo cung cấp điện cho người dân trong mùa khô, hạn hán, xâm nhập mặn và mùa mưa bão.

Phát triển doanh nghiệp tăng mạnh về số lượng và vốn

08:08 02/04/2025

(HG) - UBND tỉnh cho biết, đến tháng 3-2025, về phát triển doanh nghiệp trong tháng, có 115 hồ sơ đăng ký mới với tổng số vốn 471,5 tỉ đồng; so với cùng kỳ tăng 121% số lượng doanh nghiệp đăng ký và tăng 75% số vốn. Lũy kế 3 tháng có 274 hồ sơ đăng ký thành lập mới với tổng số vốn 1.129 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 44% số doanh nghiệp, tăng 50% số vốn. Đến nay có 4.632 doanh nghiệp còn hoạt động, tổng vốn 73.561 tỉ đồng.

Để môi trường mua sắm được minh bạch, an toàn

07:26 01/04/2025

Những năm gần đây, tình trạng hàng giả, hàng nhái, quảng cáo sai sự thật và các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng ngày càng tinh vi, gây không ít khó khăn cho người dân.

Thành lập 10 Tổ công tác đôn đốc, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công

07:18 21/03/2025

(HG) - Tỉnh ủy Hậu Giang vừa có quyết định thành lập các Tổ công tác đôn đốc, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị

07:16 21/03/2025

(HG) - Sở Công thương tỉnh Hậu Giang cho biết, nhằm triển khai thực hiện hiệu quả nội dung hỗ trợ tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2025, Sở Công thương đã thông báo đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đăng ký, đề xuất hỗ trợ gửi về Sở Công thương trước ngày 28-3-2025.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hướng đến 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số

07:05 21/04/2025

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Viettel Hậu Giang triển khai cài đặt các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập, hướng đến mục tiêu 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số.

Đảm bảo cung cấp điện dịp lễ 30-4 và 1-5

06:07 21/04/2025

Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.

Học tập suốt đời - Kim chỉ nam cho hành trình bước vào kỷ nguyên mới

06:06 21/04/2025

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, cuộc Cách mạng chuyển đổi số với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và các công nghệ số đang làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, quản lý và tổ chức đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để “sánh vai với cường quốc năm châu”.

Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

06:03 21/04/2025

Hơn 3 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được kiểm soát tốt nhờ sự chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với nhiều giải pháp hiệu quả.