Thương mại chạm ngõ 4.0

Thứ Ba, ngày 24/01/2023 | 07:02

Nghe Podcast:

/uploads/Audio/News/2023/01/24/070438Thương mại chạm ngõ 4.0.mp3

 

Xu hướng tiêu dùng thay đổi mạnh mẽ, quá trình chuyển đổi số các hoạt động của nền kinh tế diễn ra là xu hướng tất yếu. Có thể nói chưa bao giờ việc giao thương diễn ra nhanh chóng, kết nối rộng rãi và lĩnh vực thương mại - dịch vụ của tỉnh cũng không đứng ngoài làn sóng này.

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành, địa phương tham dự ra mắt mô hình Chợ 4.0 tại thành phố Vị Thanh.

Đi chợ không cần đem tiền

Nếu trước đây, mọi người thường có suy nghĩ phải đến các trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại hay cửa hàng lớn mới có thể dùng một điện thoại hoặc thẻ ngân hàng để thanh toán thì nay đã khác. Chỉ cần tới một số khu chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh đã có thể trải nghiệm “xách điện thoại theo và mua” mà không cần tiền mặt. Giờ đây, người dân dù trả với số tiền lớn vài triệu hay chỉ vài chục ngàn đồng cũng có thể quét mã QR khi có điện thoại thông minh hoặc chuyển tiền qua các ứng dụng mobile money (tiền di động).

Tại chợ Vị Thanh, một trong những chợ đầu tiên triển khai mô hình chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh, các tiểu thương đều đã biết và sử dụng ứng dụng này. Bà Phan Thị Lan, tiểu thương tại chợ, cho biết: “Nhiều người đến đã ngạc nhiên khi ghé qua sạp gạo mà lại đặt bảng có mã QR để thanh toán. Đâu phải chỉ mình sạp của tôi mà cả những sạp khác nữa. Tiện ở chỗ chuyển - nhận tiền nhanh và an toàn. Khách hàng tới mua tôi cũng giới thiệu sử dụng, không cần chuẩn bị tiền lẻ, cũng không cần chờ đổi tiền hay thối tiền. Cách làm mới này sẽ giảm được việc phải mang theo số tiền lớn để mua sắm tết của người dân dịp cuối năm, còn người bán cũng không phải lo cất giữ tiền mặt nữa”.

Thật vậy, công nghệ số bây giờ thật sự đã len lỏi vào từng hoạt động hàng ngày, từng bao gạo, giỏ trái cây… Cách làm này thực tế, gần gũi giúp các tiểu thương và khách hàng tiếp cận nhiều hơn về công nghệ số, tạo thói quen tiêu dùng thông minh và hiện đại hơn cho người dân. Chị Nguyễn Thị Oanh, ở khu vực 1, phường I, tỏ ra hào hứng vì thanh toán không tiền mặt đã phổ biến nhiều nơi và lần đi mua sắm tết này chị cũng thực hiện ngay tại khu chợ gần nhà. Theo chị, mô hình này có thể nhân rộng tại địa phương, bởi còn nhiều nơi có thể thực hiện được như ở các cửa hàng và tụ điểm ăn uống khác, khu vui chơi khu vực trung tâm.

Là một trong những đơn vị phối hợp với sở, ngành tỉnh xây dựng mô hình chợ 4.0 tại các địa phương từ những ngày đầu, ông Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Viettel Hậu Giang, chia sẻ: Bắt đầu từ tháng 5-2022, mô hình Chợ 4.0 đã chính thức được triển khai thí điểm tại chợ phường IV và chợ Vị Thanh, phường III, thành phố Vị Thanh, sau đó lan rộng ra các chợ sầm uất và quy mô ở các huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh. Lần đầu tiên, người dân có thể thoải mái mua bán hàng hóa tại chợ bằng cách quét mã QR, hay chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng mobile money mà không còn những trở ngại mang theo tiền lẻ, tính toán tiền thừa… Sau thời gian triển khai, tuy bước đầu gặp khó vì thói quen tiêu dùng, thanh toán bằng tiền mặt của bà con đi chợ rất khó thay đổi, nhưng cũng có nhiều phản hồi và kết quả tích cực, chứng tỏ tiêu dùng không sử dụng tiền mặt đang len lỏi vào nhiều khía cạnh của đời sống và rộng mở cánh cửa giao thương, phát triển kinh tế số cho người dân Hậu Giang. Đến nay, toàn tỉnh đã có 6 chợ truyền thống với hơn 350 tiểu thương sử dụng và đăng ký làm điểm thanh toán.

Thương mại điện tử - “làn sóng” đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Chợ truyền thống trên địa bàn đã có nhiều đổi mới, còn ở “chợ trực tuyến” khi truy cập vào các sàn thương mại điện tử (TMĐT), vào ô tìm kiếm và gõ từ khóa Hậu Giang, nhiều kết quả sản phẩm chế biến từ cá thát lát, trà mãng cầu, mật ong, bưởi da xanh, cam xoàn, cam mật và chanh không hạt từ các hợp tác xã và cơ sở sản xuất tại Hậu Giang xuất hiện. Giá bán, hình ảnh, xuất xứ, công dụng, cách sử dụng và khuyến mãi rõ ràng. So với cách đây 2 năm, số lượng và chất lượng nâng lên rõ rệt. Đây là nỗ lực đổi mới của các hộ sản xuất, cơ sở, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT, giới thiệu và quảng bá trên mạng xã hội cùng với sự vào cuộc hỗ trợ mạnh mẽ của tỉnh và các sở, ngành.

Việc đưa nông sản lên sàn TMĐT, ứng dụng các nền tảng mạng xã hội đang được xem là bước chuyển trong phương thức tiêu thụ nông sản của người nông dân, cơ sở, hợp tác xã trong xu thế công nghệ càng phát triển. Tốc độ nhanh, thị trường rộng cả trong và ngoài nước, kết nối trực tiếp người bán và người mua với chi phí thấp... Những thuận lợi kể trên làm TMĐT trở thành xu thế tất yếu để đa dạng kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh.

Là chủ cơ sở trà mãng cầu Phụng Phát, huyện Long Mỹ, chị Lê Kim Phụng Em ít khi vắng mặt tại các buổi kết nối và các đợt tập huấn đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT, cũng như mở tài khoản trên mạng xã hội lấy tên cơ sở. Gần 2 năm qua, ngoài công việc là sản xuất trà, chị Phụng Em dành nhiều thời gian “chăm chút” cho từng gian hàng trên sàn cũng như các bài đăng trên mạng xã hội. Điều này đã giúp doanh số bán hàng tăng khoảng 20% so với năm trước.

Vượt qua bước đầu còn mới mẻ, giờ đây chị đã thành thạo quản lý các gian hàng trực tuyến và niềm vui lúc này không chỉ có lúc khách “chốt đơn”, mà còn là khoảng cách giữa khách hàng và người sản xuất càng gần hơn. Chị Phụng Em còn tập tành quay video quy trình sản xuất, thường xuyên tương tác với khách hàng và ghi nhận các bình luận đánh giá để làm cơ sở cải tiến sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Tuy gian hàng ảo nhưng chất lượng sản phẩm là thật và điều đó mới níu chân khách hàng dù khoảng cách địa lý xa hay gần.

Trước nhu cầu và thói quen tiêu dùng thay đổi mạnh mẽ, chỉ cần ngồi ở nhà vẫn tìm mua được đặc sản ở mọi miền, các cơ sở nhận thấy không thể chỉ dựa vào kênh phân phối truyền thống mãi mà phải bắt kịp thị trường trực tuyến. Chị Đặng Thị Kim Ngọc, Giám đốc Công ty Tâm Phúc Thành, ở huyện Vị Thủy, có thế mạnh ở kênh phân phối sản phẩm dầu gội ở các cửa hàng tiện lợi, nhà thuốc tại 8 tỉnh, thành. Chị Ngọc cho rằng hiện nay phải kết hợp kênh trực tiếp và trực tuyến để mở rộng thị trường, sẵn sàng đưa năng lực sản xuất lên tối đa 5.000 sản phẩm/ngày để chuẩn bị cho nhu cầu các đơn hàng trực tuyến để không lỡ nhịp.

Ông Nguyễn Vũ Trường Phó Giám đốc Sở Công thương, thông tin: Hiện nay, các cơ sở sản xuất, hợp tác xã địa phương không còn xa lạ với hình thức kinh doanh trực tuyến. Những con số thống kê ban đầu chưa ấn tượng như kỳ vọng, nhưng đây chính là những đợt “gieo mầm” đầu tiên cho các vụ thu hoạch thành công hơn trên nền tảng số của nông nghiệp tỉnh nhà trong năm mới 2023 cũng như trong tương lai.

Trong năm 2022, Sở Công thương tỉnh đã hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp tạo tài khoản, đăng ký bán hàng trên các trang TMĐT để doanh nghiệp quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại nhiều địa phương trên cả nước, đưa lên các sàn TMĐT hơn 50 loại sản phẩm, chủ yếu là các sản phẩm OCOP, nông sản chủ lực. Gần 9.000 đơn hàng giao dịch và doanh thu đạt hơn 2 tỉ đồng. Ngoài ra, còn đưa các sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị lớn, mỗi tháng khoảng 150 tấn sản phẩm các loại.

 

THIÊN NGỌC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Ngành công thương về đích ấn tượng

09:03 09/01/2025

Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành công thương tỉnh với nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Điện lực Hậu Giang tri ân khách hàng sử dụng điện

08:56 09/01/2025

Thời gian qua, Công ty Điện lực Hậu Giang đã đẩy mạnh các hoạt động tri ân khách hàng sử dụng điện, thông qua việc sửa chữa, bảo dưỡng, đầu tư hệ thống điện định kỳ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.

Tăng cường bình ổn thị trường hàng hóa tết

07:56 09/01/2025

Ngành công thương, các địa phương cùng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện dự trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, đặc biệt là ổn định được giá cả trong thời điểm mua sắm tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán.

Hội chợ Xuân Hậu Giang diễn ra từ ngày 20-1

08:25 08/01/2025

(HG) - Hội chợ Xuân Hậu Giang - Ất Tỵ năm 2025 dự kiến diễn ra từ ngày 20-1 đến 26-1 (nhằm ngày 21-27 tháng Chạp) tại Công viên Chiến Thắng, đường Hòa Bình, phường V, thành phố Vị Thanh.

Toàn tỉnh tiết kiệm được 25,92 triệu kWh điện

18:23 06/01/2025

(HG) - Năm 2024, toàn tỉnh tiết kiệm được 25,92 triệu kWh tương đương 2,461% điện thương phẩm, đạt 117% kế hoạch. Trong đó, cơ quan hành chính sự nghiệp và chiếu sáng công cộng tiết kiệm được 4,52 triệu kWh; kinh doanh dịch vụ tiết kiệm được 0,84

Đóng điện Trạm biến áp 110kV Tân Phú Thạnh và đường dây đấu nối

19:10 30/12/2024

Ngày 28-12, Ban Quản lý dự án Điện lực miền Nam phối hợp với Công ty Điện lực Hậu Giang, Công ty Thí nghiệm điện miền Nam và các đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu, đóng điện thành công công trình Trạm biến áp 110kV Tân Phú Thạnh và đường dây đấu nối (tỉnh Hậu Giang). Khởi công ngày 28-6-2024, công trình đã hoàn thành đúng tiến độ sau 180 ngày thi công.

Đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa tết

07:18 27/12/2024

Thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025 là cao điểm mua sắm của người dân, kéo theo đó là sự gia tăng của các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất hàng giả. Trước tình hình này, Sở Công thương tỉnh đã triển khai đồng loạt các biện pháp kiểm tra, giám sát thị trường, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, góp phần ổn định giá cả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngành công thương thực hiện đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu, nhiệm vụ

08:04 25/12/2024

(HG) - Bộ Công thương vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành công thương. Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Công thương tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Hậu Giang.

Các dự án khu công nghiệp: Tăng tốc công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và thu hồi đất

08:03 25/12/2024

(HG) - Sáng ngày 24-12, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp giải quyết công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án khu công nghiệp và khu tái định cư trên địa bàn tỉnh.

Hơn 981 tỉ đồng dự trữ hàng hóa và bình ổn thị trường dịp tết

08:01 25/12/2024

(HG) - Sở Công thương tỉnh Hậu Giang vừa xây dựng Chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, bằng nguồn vốn tự cân đối, có 11 đơn vị, doanh nghiệp đăng ký tham gia công tác bình ổn thị trường với tổng giá trị hàng hóa ước đạt trên 452 tỉ đồng.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin sáng 11-1: Mức thưởng bình quân Tết Nguyên đán năm nay là 7,72 triệu đồng/người, tăng 13% so với năm trước

05:50 11/01/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nhặt được 400 triệu đồng, nam sinh viên Tiền Giang trả lại người đánh rơi; Thảm họa cháy rừng ở California có thể do chập điện; Oscar dời ngày trao giải vì cháy rừng ở Mỹ; Thái Lan cấm nhập khẩu rác thải nhựa.

Bố trí rõ thời gian, địa điểm tiếp công dân phục vụ đại hội đảng các cấp

18:22 10/01/2025

(HGO) - Sáng ngày 10-1, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ của Tổ công tác tiếp công dân,

Lãnh đạo Đại học Kinh tế thăm, chúc tết UBND tỉnh

18:19 10/01/2025

(HG) - Sáng ngày 10-1, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, có buổi tiếp Đoàn công tác Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm, chúc tết UBND tỉnh.

Xây dựng báo cáo chính trị phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện

18:09 10/01/2025

(HG) - Chiều ngày 10-1, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030.